Soạn Bài Chiến Thắng Mtao-Mxây (Trích Sử Thi Đăm Săn)

1. Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.

2. Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo dân làng đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ rõ thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê – đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.

 

3. Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.

4. Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.

Lời giải: Câu 1: Tóm tắt diễn biến trận đánh theo đúng trật tự của các tình tiết và sự kiện a. Vì muốn cứu vợ mình, Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến. Mtao Mxây ban đầu tỏ ra ngạo nghễ, bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay, sau đó lại sợ hãi, sợ bị Đăm Săn đâm khi đang đi xuống. Phải đến khi Đăm Săn kiên quyết khẳng định sẽ không bao giờ làm chuyện xấu xa đó, Mtao Mxây mới nhận lời thách đấu và dám đi xuống, nhưng vẫn đầy do dự, tần ngần.b. * Hiệp đấu thứ nhất- Hai bên lần lượt múa khiên.Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi, “khiên của hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô” nhưng thái độ và lời nói thì vẫn rất huênh hoang. Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn. Khiên của chàng múa như vũ bão. Đăm Săn đâm vào khiên của Mtao Mxây nhưng không thủng. - Kết quả hiệp đấu: Mtao Mxây chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đăm Săn múa.* Hiệp đấu thứ haiĐăm Săn nhờ sự giúp đỡ của Ông Trời, chàng ném một cái chày mòn vào tai của Mtao Mxây. Giáp của Mtao Mxây lập tức rơi xuống và Đăm Săn đã cắt được đầu của Mtao Mxây, đem bêu ra đường.Dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới. Câu 2: Những câu nói và hành động của đông đảo nô lệ đối với cuộc chiến của hai tù trưởng để nói ra thái độ tình cảm của cộng đồng Êđê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, nói với người anh hùng sử thi nói riêng.  Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là cuộc chiến mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, sau khi kết thúc trận đấu, thái độ và tình cảm của tôi tớ, dân làng ở mỗi bên có sự khác nhau: - Tôi tớ và dân làng phía Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng của mình bị đánh bại, tôi tớ của Mtao Mxây ban đầu lao xao như một bầy ong, sau đó có thái độ cầu khẩn và cuối cùng là tâm phục, nghe theo lời tù trưởng chiến thắng và đi theo Đăm Săn về ngôi làng mới. Thái độ của những người này là: luôn mơ ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba và được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh. - Tôi tớ và dân làng phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưỏng nhà giàu trông sao mà vui thế!"). Như vậy, cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Thế nên, sau khi Đăm Săn chiến thắng, tất cả dân làng đều vui mừng vì buôn sóc được mở mang, hùng mạnh và giàu có. Họ tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp.- Thái độ của những tù trưởng khác: Tù trưởng ở các nơi phương xa khiêng lơn, khiêng rượu đến nhà Đăm Săn để chúc mừng. Nhà Đăm Săn đông nghịt khách.  Câu 3: Thái độ và cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của các thời chiến tranh bộ tộc và tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng?  Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế, khi miêu tả cuộc chiến giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, tác giả không hề chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Cách mà dân gian muốn nhấn mạnh và đề cao là tâm ý mừng vui của dân làng khi thống nhất được cộng đồng, buôn sóc được mở mang, hùng mạnh và giàu có. Cho nên, cảnh chiến thắng của phía Đăm Săn được miêu tả tưng bừng. Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng, dân làng phía Mtao Mxây không lo sợ, hoang mang. Họ tâm ý đi theo Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới. Dân làng phía Đăm Săn cũng đều vui mừng vì buôn sóc được mở mang, hùng mạnh và giàu có. Họ tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp.Thái độ, cách nhìn nhận của tác giả dân gian: + Nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc: Cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà còn giúp những tập thể lẽ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn+ Nhận ra tầm quan trọng của người lãnh đạo. Sứ mệnh của họ là đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau thành một cộng đồng lớn. Vì vậy, chỉ có những con người u tú mới đủ sức để hoàn thành sứ mệnh đó.  Câu 4: Cách miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.   + Miêu tả nhân vật:-Lời nói:– MTao MXây : Khoan diếng, khoang, để ta xuống. ngươi không được đâm ta khi ta xuống.– Đăm Săn : sao ta lại phải đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ.-Ngoại hình: (Mtao Mxây) khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cầu vòng, trông hắn dữ tợn như một vị thần, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo. Nhiều câu sử dụng biện pháp so sánh, ví von: (chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối...), và so sánh kiểu tăng cấp, so sánh tương phản (đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây). Những biện pháp so sánh được sử dụng và các câu văn theo kiểu đòn bẩy, đôi chỗ phóng đại có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng. Nó nêu bật lên tài năng, sức mạnh của Đăm Săn - người anh hùng với sức mạnh lấn át kẻ thù.+ Miêu tả khung cảnh: Các hình ảnh, sự vật được đem ra để so sánh ở đây đều lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ (Đám đông mụt mù như sương sớm, dây cồng dây chiêng giăng như mạng nhện, chỉ vàng chỉ đỏ như hoa dam piết).=> Hàm ý của tác giả: Muốn lấy vũ trụ để "đo" kích cỡ, tầm vóc của nhân vật anh hùng. Đây là một thủ pháp quen thuộc của sử thi, giúp nhấn mạng, làm nổi bật hình ảnh đẹp đẽ, tầm vóc lớn lao của con người mang tính sử thi, sánh ngang với trời đất, đồng thời mang lại những giá trị thẩm mỹ rất đặc trưng cho thể loại này: đặc trưng về sự trang trọng, hoành tráng, tầm vóc. Giải các bài tập Tuần 3 SGK Ngữ văn 10 Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) Văn bản (tiếp theo)

Từ khóa » Phần Cuối đoạn Trích Chú ý Nhiều đến Việc Miêu Tả Cảnh Chết Chóc Hay Cảnh ăn Mừng Chiến Thắng