Soạn Bài Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên Tại
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài chuyện chức phán sự đền tản viên
(Tản Viên từ phán sự lục)
Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
A- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI, BÀI TẬP
I- Hướng dẫn học bài:
Bài tập 1. Theo anh (chị), việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn thể hiện
điều gì?a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phả sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.
b. Thểhiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.
c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.
d. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ Thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.
e. Ý kiến khác.
Gợi ý:
Việc làm của Ngô Tử Văn là đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc trước Diêm Vương. Hành động của Tử Văn xuất phát từ ý thức rõ ràng: “Thấy sự gian tà thì không chịu được” chứ không phải việc làm động chạm thần linh.
Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền của chàng, ta thấy Tử Văn là con người “khảng khái”, “nóng nảy” và “cương trực”. Tử Văn là người coi trọng công lí, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió.
Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử Văn với hồn tên tướng giặc họ Thôi là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: công lí, chính nghĩa và phi nghĩa, gian tà. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực này có ý nghĩa hiện thực cụ thể và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, một mặt lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền, mặt khác phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.
Câu trả lời tốt nhất ở đây là câu (e). Ý kiến khác ở đây cần bao gồm cả ý (b) và ý (d) (có thể thêm những ý kiến mang tính phát hiện sáng tạo). Hành động của Tử Văn vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại (b), vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt (d). Câu trả lời (a) chỉ đúng một phần rất nhỏ vì Ngô Tử Văn có đả phá nhưng đả phá sự ngu tín vào những thần ác, thần bất chính chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Câu trả lời (c) là hoàn toàn sai vì Ngô Tử Văn đâu có đốt đền một cách vô cớ, hơn nữa, trước khi đốt, Tử Văn “tắm gội sạch sẽ, khấn trời” rồi mới “châm lửa đốt đền”. Hành động đó của Tử Văn chứng tỏ chàng đã suy xét rất kĩ lưỡng chứ đâu phải hành động của người tuổi trẻ hiếu thắng.
Bài tập 2. Theo anh (chị), chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?
a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính – Ngô Tử Văn – có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
e. Ý kiến khác.
Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị).
Gợi ý:
Sở dĩ có việc xử kiện ở âm phủ là do hồn tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn tên tướng giặc đã giả mạo Thổ Thần, làm hại dân, qua mặt cả Diêm Vương. Sở dĩ Diêm Vương không hay biết là vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm của mình, quan liêu, không theo sát thực tế.
Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết vô cùng cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất đồng thời khắc sâu chủ đề của truyện. Chi tiết này thể hiện khát vọng của người xưa về công lí chưa thể thực hiện được nơi trần thế còn đầy rẫy bất công và tội ác. Con người thời trung đại còn tin rằng bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Điều đó có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác để không bị trừng phạt.
Như vậy, ý (e) là cách chọn họp lí nhất bởi vì ý nghĩa của chi tiết này bao gồm tất cả các ý (a, b, c, d).
Bài tập 3. Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?
Gợi ý:
Chức Phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc nhận chức Phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.
Bài tập 4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.
Gợi ý:
Chuyện chức phán sự đền Tản Viênngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới li kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hôn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết… sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến các sự việc để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm, chủ đề tư tưởng của chuyện vì thế được nổi bật.
Bài tập 5. Nêu chủ đề của truyện.
Gợi ý:
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh với cái ác, trừ hại cho dân. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.
II- Luyện tập:
Bài tập 1. Nếu được yêu cầu viết đoạn kết của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình.
Gợi ý:
- HS có thể đồng tình hay không đồng tình với kết thúc như đã có.
- Nếu không đồng tình thì cần đưa ra một cách kết thúc khác.
- Vấn đề quan trọng là giải thích một cách thuyết phục về ý kiến của mình trên cơ sở chủ đề, ý nghĩa của truyện.
Bài tập 2. Tóm tắt truyện (không quá 20 dòng).
Gợi ý:
Tóm tắt cần đầy đủ các chi tiết quan trọng sau đây:
- Ngô Tử Văn đốt đền trừ hoạ cho dân.
- Hồn ma tên tướng giặc doạ Tử Văn.
- Tử Văn được Thổ Thần mách báo về tung tích và tội ác của hồn ma tướng giặc.
- Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ, chàng dũng cảm, thẳng thắn tố cáo tội ác tên ác thần. .
- Công lí được thực hiện, Tử Văn được Thổ Thần tiến cử giữ chức Phán sự đền Tản Viên.
Từ khóa » Phán Sự đền Tản Viên Giáo án
-
Giáo án Bài Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên ...
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Tiết 96, 97: Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên ...
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Đọc Văn: Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
-
Giáo án Ngữ Văn Khối 11 - Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
-
Giáo án Ngữ Văn 10 - Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Bài: Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
-
Giáo án CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN - 123doc
-
Giáo án CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN - Tài Liệu Text
-
Giáo án Ngữ Văn 10: Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
-
Giáo án Môn Ngữ Văn Lớp 10 Bài 68 - Chuyện Chức Phán Sự đền ...
-
Tuần 24. Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên (Tản Viên Từ Phán Sự ...
-
Giáo án Bài Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
-
Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Giáo Án Ngữ Văn 10 Bài: Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên ...