Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết Ngắn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Câu 1 (trang 88 sgk Văn 10 Tập 1):
- Người đọc tiếp nhận đoạn trích đã cho bằng thị giác thông qua việc đọc. Đoạn trích được cấu thành bởi những chữ cái, từ, câu, dấu câu với các quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản tiếng Việt.
- Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác: giữ gìn và phát triển (không thể nói là phát triển và giữ gìn); dùng từ "vốn chữ", "phép tắc" lần lượt thay thế cho các từ "từ vựng", "ngữ pháp".
- Trước mỗi ý đều có từ liên kết: "Một là", "hai là", "ba là".
Câu 2 (trang 88 sgk Văn 10 Tập 1):
- Mỗi nhân vật có kiểu ngôn ngữ khác nhau mang đặc trưng riêng;
→ Chàng trai (Tràng): câu chữ ngắn gọn, giản dị, thể hiện tính cách bộc trực, chân chất.
→ Các cô gái: từ ngữ có nhiều yếu tố gọi đáp, đưa đẩy, thể hiện thái độ chòng ghẹo, bạo dạn.
- Cử chỉ, điệu bộ của nhân vật được miêu tả lại như một thước phim: mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ, cong cớn, ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt, cười,…
- Các nhân vật thay phiên nhau làm người nói và người nghe trong cuộc giao tiếp.
Câu 3 (trang 89 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
- Từ "trong" và "thì" làm sai lệch cấu trúc ngữ pháp của câu. "Trong" khi đứng trước một mệnh đề thì mệnh đề đó thường đóng vai trò trạng ngữ, "thì" thường đứng trong mệnh đề "nếu…thì" trong ngôn ngữ viết.
- "hết ý" thường sử dụng trong ngôn ngữ nói.
- Sửa lại: Thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp.
b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
- Từ "như" không cần thiết, không bổ sung ý nghĩa cho câu, khiến câu trở nên lủng củng.
- "vống" không phải là từ ngữ toàn dân, không nên sử dụng trong ngôn ngữ viết.
- Sửa lại: Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát. Họ sẵn sàng khai khống lên đến mức vô tội vạ.
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng,…thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất.
- Hai từ "thì" sử dụng sai, khiến câu trở nên lủng củng, tối nghĩa.
- "chừa ai sất" là những từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói.
- Sửa lại: Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước cũng như cò, vạc, vịt, ngỗng,…hay cả ốc, tôm, cua,…chúng chẳng để lại cho bất cứ ai.
Nhận xét – Ý nghĩa
Qua bài học, học sinh phân biệt được đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Từ đó nhận diện và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Từ khóa » Soạn đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết Trang 88
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết (Chi Tiết)
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Ngắn Gọn ...
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết Sgk Ngữ Văn ...
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết | Soạn Văn 10
-
Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết Trang 88 SGK Ngữ Văn ...
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Ngữ Văn 10
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết Lớp 10 Ngắn ...
-
Soạn Văn 10 Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Soạn Văn Bài: Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Tech12h
-
Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Văn 10
-
Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết (trang 88 Sgk Ngữ Văn ...