Soạn Bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Có thể bạn quan tâm
Câu 1 - trang 122 SGK Ngữ văn tập 1: Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.
Trả lời
Phần đầu: từ đầu: “khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi” đến “Làm nên Đất Nước muôn đời” :Nội dung: Những suy nghĩ trữ tình, triết luận, những cảm quan của tác giả về sự hình thành, đúc tạc nên Đất nước hôm nay.Phần 2: “những người vợ nhớ chồng...” đến hết :Nội dung: Nhận thức được giá trị của đất nước, vẻ đẹp của đất nước trong nhân dân, trong dòng chảy truyền thống .Nhận xét: Trình tự triển khai mạch suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: theo trình tự từ chi tiết đến khái quát (logic): từ cảm nhận, khái quát cá nhân cho đến sự suy tư, triết luận đặt trong mối quan hệ rộng lớn hơn, bối cảnh rộng lớn hơn.
Câu 2 - trang 122 SGK Ngữ văn tập 1: Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?
Trả lời
- Về phương diện văn hoá – phong tục, lối sống: Cảm nhận của nhà thơ về đất nước bắt đầu từ những câu chuyện xưa cũ chân thành, giản dị, từ những nét đẹp truyền thống như dấu mốc về văn hóa, chủ quyền : Câu chuyện mẹ thường hay kể, miếng trầu bây giờ bà ăn, dân mình đánh gặc, mái tóc mẹ, hạt gạo....Từ câu hò bình trị ( nét đẹp văn hóa – tinh thần) : “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” , “ con cá ngư ông móng nước biển khơi”...- Về phương diện địa lí: hòn núi bạc, nước biến khơi.- Về phương diện lịch sử: nơi chim về, nơi rồng ở, câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ.Đối với các nhà thơ cùng viết về đề tài này: ví dụ Nguyễn Đình Thi: là sự cảm nhận đơn thuần, đầy chất trữ tình về bóng dáng những người ra đi, những con người hi sinh, cống hiến cho lí tưởng của đất nước, đất nước trong Nguyễn Đình Thi là những vẻ đẹp hết mực trữ tình - như một bức họa :“Người ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”Tuy nhiên đối với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trong cảm nhận của ông lại thuần những nét đẹp truyền thống, gần gụi, đầy sâu sắc.
Câu 3 - trang 122 SGK Ngữ văn tập 1: Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?
Trả lời
Về địa lý:- Đất nước không chỉ là những địa danh, thắng cảnh mà còn là những cuộc đời, tâm hồn nhân dân hoá thân mà thành: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long,…- Những địa danh, thắng cảnh không chỉ là vẻ đẹp diện mạo của non sông đất nước mà còn gắn liền với cuộc sống con người từ đó mà viết nên những câu truyện sinh động thổi hồn vào từng khung cảnh thiên nhiên.Về lịch sử:- Nhà thơ khẳng định nhân dân là những người làm nên lịch sử, những con người bình dị, không ai nhớ mặt đặt tên.- Họ không chỉ hi sinh, góp phần bảo vệ đất nước, mà còn tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho con cháu đời sau.Về văn hoá- Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hoá: truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, và lối sống cần cù, yêu lao động, yêu gia đình, yêu đất nước,…Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ chống Mĩ, khẳng định vai trò của nhân dân với đất nước. Có nhân dân mới có đất nước, nhân dân chính là cốt lõi của đất nước.
Câu 4 - trang 123 SGK Ngữ văn tập 1: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục...). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời
Những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả :- Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu (Truyện Sự tích núi Vọng Phu)- Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái (Sự tích hòn Trống Mái).- Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại (Truyền thuyết Thánh Gióng).- Truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh ra đồng bào ta từ trăm trứng- Câu hò bình trị : “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “con cá ngư ông móng nước biển khơi”....- Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, Hạ Long gắn liền với những thắng cảnh ở đó.
Nhận xét: Việc sử dụng các chất liệu dân gian trong bài thơ khiến bài thơ có sức hút với nhiều lứa độc giả, sự gần gụi và bình dị, cũng như những nét đẹp thường nhật khiến những chủ thể đời sống “như những hạt bụi vàng lấp lánh bước vào trang thơ”. Khai thác chất liệu mới khiến hồn thơ đẹp lạ, có sức sống. Nghệ thuật biểu đạt: sử dụng thể thơ tự do nhưng lại gài gắm chi tiết mang nét đẹp truyền thống, đó là sự hài hòa đặc biệt trong hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm: sự tiếp thu những cái mới và phát huy vẻ đẹp truyền thống.
- Chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này vừa gợi ấn tượng, vừa quen thuộc, vừa mới lạ.Chất liệu văn hóa dân gian từ câu chuyện, câu hò, từ những thói quen tập tục trong sinh hoạt đời sống, gắn liền với tiềm thức của những người dân, nhưng gây ấn tượng bởi cách khai thác có chọn lọc, những câu chuyện quen thuộc, được kiểm chứng, biết rộng rãi đã được gửi gắm vào những câu thơ đầy nỗi niềm, như một cách chắp nối, vừa mang tính tầm vóc, nhưng lại cụ thể, khiến độc giả có thể hiểu được.
Từ khóa » Bố Cục Bài đất Nước Lớp 12
-
Bài Thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Ngữ Văn Lớp 12
-
Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất - Kiến Guru
-
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm | Tác Giả
-
Bố Cục Bài đất Nước
-
Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục ...
-
Bài Soạn Lớp 12: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - SoanVan.NET
-
Bố Cục Bài Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm, Soạn Bài
-
Soạn Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - Soạn Văn 12
-
Soạn Đất Nước (trang 117) - SGK Ngữ Văn 12 Tập 1
-
Top 15 Chia Bố Cục Bài đất Nước
-
Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả | Ngữ Văn Lớp 12.
-
Nội Dung Chính Bài Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm) | Văn 12 Tập 1
-
Soạn Bài Đất Nước 2023
-
Soạn Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ Văn Lớp 12
-
Soạn Bài: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm (siêu Ngắn) - Top Lời Giải
-
Soạn Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
-
Bài Thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích ...