Soạn Bài đất Nước Nguyễn Khoa Điềm - .vn

Soạn bài đất nước nguyễn khoa điềm
Soạn bài đất nước nguyễn khoa điềm
5/5 - (1 bình chọn)

Soạn bài đất nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết

Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1)

Bố cục được chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”): Hình ảnh đất nước được cảm nhận ở trên mọi phương diện văn hóa, các phong tục, truyền thống địa lý, giá trị lịch sử…

+ Phần 2 (nội dung còn lại): Người dân luôn sáng tạo, truyền giữ các giá trị của đất nước

Câu 2 (trang 122 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1)

Tác giả cảm nhận về hình ảnh đất nước thông qua những phương diện sau:

Cảm nhận của tác giả rất đa dạng, phong phú thông qua nhiều bình diện như

– Cảm nhận qua chiều dài của lịch sử (quá khứ – hiện tại và tương lai):

+ Bắt đầu từ huyền thoại của Long Quân, Âu Cơ

+ Nhà thơ đã nhấn mạnh vào những kiếp người rất giản dị, bình tâm nhưng chính những cái tưởng chừng đơn giản mộc mạc đó đã làm nên đất nước

+ Họ chính là những người đã bảo vệ đất nước

+ Họ đã góp phần to lớn vào thế giới tinh thần cũng như vật chất của đất nước

– Cảm nhận qua chiều rộng của không gian và địa lí

+ Đất nước sẽ không chỉ bó hẹp trong khung cảnh của gia đình mà nó trải dài theo chiều dài của đất nước

+ Đất nước chính là nguồn cội, không gian rất gần gũi, gắn bó với đời sống của mỗi người

+ Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với cách diễn tả tinh ý ở trong mỗi câu thơ

+ Là nơi sinh tồn của biết bao thế hệ

– Cảm nhận qua Bề dày truyền thống – phong tục, văn hóa và tâm hồn

+ Gìn Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp ở trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của mỗi người Việt)

+ Truyền thống đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm

+ Đất nước luôn gắn với các truyền thống đạo lí

-> Các phương diện được thống nhất và bổ sung lẫn nhau

Câu 3 (trang 122 ngữ văn lớp 12 tập 1)

Tác giả đã có những nhìn nhận rất mới mẻ về đất nước, những hình ảnh, vị trí danh lam thắng cảnh

+ Tác giả đã dẫn dắt cảm xúc về đất nước: thông qua lặp nhiều từ “góp” đã diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về cảnh quan thiên nhiên

+ Từ hình dáng tâm hồn cho đến lối sống của nhân dân đã cùng hóa vào bóng hình của đất nước

+ Biểu hiện của đất nước được tác giả khai thác từ chiều sâu văn hóa của dân tộc, từ những điều cẩm thấy rất chi là bình dị của nhân dân

+ Đó chính là những cảm nhận, chiêm nghiệm và  sự quan sát tinh tế của tác giả

+ Tác giả đã nâng tầm những suy ngẫm và trở thành tư tưởng “đất nước”

– Những điều mới mẻ và cực kỳ nổi bật trong thơ chống đế quốc Mĩ:

+ Nhà thơ đã khai thác có chiều sâu về lịch sử, văn hóa dân tộc, truyền thống và địa lý.

+ Có những phát hiện mới về quan niệm về Đất Nước thu hút được tình cảm của người nghe

Câu 4 (trang 123 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1)

Cách sử dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, phong tục, lối sống, truyền thuyết…

– Tác giả đã sử dụng rất sáng tạo các yếu tố dân gian:

+ Có khi tác giả lấy lại từng phần của các câu ca dao: “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

+ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Cách sử dụng ý, hình ảnh, truyền thuyết, ca dao để tạo nên được hình tượng mới, vừa rất gần gũi, vừa tạo ra sự mới mẻ

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

CHI TIẾT: SOẠN VĂN 12 VIỆT BẮC

CHI TIẾT: Tóm tắt nội dung bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm

Tổng hợp tất cả các bài soạn văn lớp 12 học kì 1, học kì 2

Từ khóa » đất Nước Soạn Chi Tiết