Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9, 128 SGK Văn 9
Có thể bạn quan tâm
Đồng Chí là một trong những bài thơ nổi tiếng trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm của Cha Ông ta, bài thơ Đồng Chí nằm trong chương trình học lớp 9 THCS, chúng ta cùng soạn bài này nhé!
Soạn bài Đồng Chí lớp 9, 128 SGK Văn 9
Bố cục bài Đồng Chí - Chính Hữu
- Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Xuất thân của những người lính và cơ sở hình thành tình đồng chí.- Phần 2 (mười một câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của những người lính, vẻ đẹp của tình đồng chí.- Phần 3 (ba câu thơ cuối): Hình ảnh những người lính đứng cạnh nhau sẵn sàng chiến đấu.
Soạn bài Đồng Chí Lớp 9
Soạn câu 1 trang 128
Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.
Soạn câu 2 trang 128
Sáu câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Họ cùng chung giai cấp xuất thân, chung mục đích lý lưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."
Soạn câu 3 trang 128
Trong bài thơ có những chi tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng:
- "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẽ hơi ấm cho nhau. Đắp "chung chăn" chỉ là mẹ và con, "chung chân" chỉ là vợ chồng, giờ đây "chng chăn" lại là mình và anh trong cái chăn ta ấm tình đồng chí, ta là đôi "Tri kỷ" gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp.- Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí:
+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không, mặc kể gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày."
+ Nhất là cùng trải qua những "cơn sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
Soạn câu 4 trang 128
Bài thơ kết bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm vụ chiến đấu:
Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.
Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cái bay bổng của bút pháp lãng mạn. Trên sắc xám lạnh của nền cảnh đêm rừng hoang sương muối, hiện lên hình ảnh người lính - súng - vầng trăng. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đầu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa về không gian, để thành: "Đầu súng trăng treo.". Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn. Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra, hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữ tình của dân tộc Việt Nam.Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,... những người lính - những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu như thế.
Soạn câu 5 trang 128
Tác giả đặt tên là "Đồng chí" bởi vì toàn bài thơ có 20 câu chia làm 3 đoạn, cả ba đều hướng tới chủ đề: "Ca ngợi tình đồng chí của những người lính chống Pháp..."- Sâu sắc hơn là "Đồng chí" không chỉ viết về những người bạn, những người đồng đội mà thể hiện các anh có chung lý tưởng, chung lòng yêu nước, chung nhiệm vụ giải phóng dân tộc.- Tình đồng chí là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính vượt qua mọi khó khăn chiến thắng kẻ thù.
Soạn câu 6 trang 128
Bài thơ về tình đồng chí đồng đội làm hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thể chủ động "chờ" đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng.
Bài sau, chúng ta tiếp tục soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9 các em chú ý theo dõi nhé!
Từ khóa » đồng Chí Sgk 128
-
Soạn Bài Đồng Chí (chi Tiết) | Soạn Văn 9 Chi Tiết
-
Soạn Bài Đồng Chí (trang 128) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 1
-
[SGK Scan] Đồng Chí - Sách Giáo Khoa
-
Soạn Bài Đồng Chí Văn Lớp 9 Trang 128 Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài – Đồng Chí – Giải Bài Tập SGK Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
-
Soạn Bài Đồng Chí - Chính Hữu | Soạn Văn 9 Hay Nhất
-
Soạn Bài Đồng Chí Của Chính Hữu, Ngữ Văn Lớp 9 - Thủ Thuật Máy Tính
-
Ngữ Văn Lớp 9 Bài Đồng Chí (Trang 128), Soạn Bài Đồng ...
-
Bài Soạn Lớp 9: Đồng Chí
-
Bài Soạn Siêu Ngắn: Đồng Chí – Ngữ Văn Lớp 9 - Mobitool
-
Soạn Bài Đồng Chí Trang 128 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1 - YouTube
-
Soạn Bài Đồng Chí Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
-
Soạn Bài Siêu Ngắn Đồng Chí - Tô Hoàng Nam
-
Soạn Bài Đồng Chí | Ngắn Nhất Soạn Văn 9. - MarvelVietnam