Soạn Bài Em Bé Thông Minh - Chân Trời Sáng Tạo 6 Ngữ Văn Lớp 6 ...

Truyện cổ tích Em bé thông minh được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Em bé thông minh
Soạn bài Em bé thông minh

Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn Văn 6: Em bé thông minh, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn văn 6: Em bé thông minh

  • 1. Soạn bài Em bé thông minh siêu ngắn
  • 2. Soạn bài Em bé thông minh chi tiết
    • 2.1 Chuẩn bị đọc
    • 2.2 Trải nghiệm cùng văn bản
    • 2.3 Suy ngẫm và phản hồi
  • 3. Soạn bài Em bé thông minh ngắn gọn
    • 3.1 Đôi nét về tác phẩm
    • 3.2 Đọc hiểu
  • 4. Dàn ý bài Em bé thông minh

1. Soạn bài Em bé thông minh siêu ngắn

Câu 1. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

Hướng dẫn giải:

Truyện kể về kiểu nhân vật thông minh.

Câu 2. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc đoạn văn sau:

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?

Hướng dẫn giải:

  • Lời người kể chuyện.
  • Nguyên nhân: thuật lại sự việc xảy ra

Câu 3. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Hướng dẫn giải:

- Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách:

  • Câu đố của viên quan: Trâu một ngày cày được mấy đường
  • Câu đố của vua với dân làng: nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con
  • Câu đố của vua: một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ
  • Câu đố của sứ giả nước láng giềng: xâu chỉ qua con ốc

- Ý nghĩa: bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của nhân vật, tạo hứng thú, hồi hộp và thêm phần kịch tính cho truyện.

Câu 4. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?

Hướng dẫn giải:

Kết thúc có hậu, là phần thưởng xứng đáng của em bé thông minh.

Câu 5. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, chủ đề của truyện em bé thông minh là gì?

Hướng dẫn giải:

Chủ đề của truyện: đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống.

Câu 6. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải đố của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta.

Hướng dẫn giải:

Việc tích lũy kiến thức từ đời sống giúp con người hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị,...

2. Soạn bài Em bé thông minh chi tiết

2.1 Chuẩn bị đọc

Câu 1. (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Người như thế nào được xem là người thông minh?

Hướng dẫn giải:

Người thông minh là người có sự nhận thức, năng lực hiểu nhanh và có khả năng tiếp thu mọi vấn đề…

Câu 2. (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?

Hướng dẫn giải:

Người thông minh có thể giúp cho mọi người tìm ra phương án nhanh chóng và hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

2.2 Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?

Hướng dẫn giải:

  • Người giải quyết thử thách này: em bé trong câu chuyện.
  • Người đó đã thành công khi giải quyết thử thách.

Câu 2. (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Liệu trong phần tiếp theo, em bé có phải vượt qua những thử thách nữa hay không?

Hướng dẫn giải:

Trong các phần tiếp theo, thử thách được đưa ra sẽ khó khăn hơn. Nhưng em bé vẫn vượt qua được những thử thách đó.

Câu 3. (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chi tiết em bé “hát lên một câu” cho em biết điều gì về nhân vật này?

Hướng dẫn giải:

Chi tiết em bé “hát lên một câu” cho thấy đâu là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ.

2.3 Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

Hướng dẫn giải:

Truyện “Em bé thông minh” kể về kiểu nhân vật thông minh.

Câu 2. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc đoạn văn sau:

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?

Hướng dẫn giải:

  • Đây là lời kể chuyện.
  • Nguyên nhân: Người kể đang thuật lại sự việc.

Câu 3. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Hướng dẫn giải:

- Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách:

  • Lần thứ nhất: câu đố của viên quan: Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước.
  • Lần thứ hai: câu đố của vua với dân làng: nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con - cách giải quyết của cậu bé: cha không chịu đẻ em bé.
  • Lần thứ ba: câu đố của vua: câu đố: một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim.
  • Lần thứ tư: câu đố của sứ giả nước láng giềng: xâu chỉ qua con ốc - cách giải quyết: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang.

- Các thử thách ấy góp phần thể hiện phẩm chất của em bé thông minh:

  • Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh.
  • Nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.
  • Gây sự hứng thú, hồi hộp và thêm phần kịch tính cho người đọc người nghe.

Câu 4. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?

Hướng dẫn giải:

  • Kết thúc: Em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han.
  • Kết thúc của truyện có hậu, là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được.

Câu 5. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, chủ đề của truyện em bé thông minh là gì?

Hướng dẫn giải:

Chủ đề của truyện: Đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống.

Câu 6. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải đố của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta.

Hướng dẫn giải:

- Việc tích lũy kiến thức từ đời sống có vai trò quan trọng với con người.

- Những kiến thức đến từ thực tế sẽ giúp chúng ta có được kinh nghiệm để giải quyết những tình huống mà trong sách vở không có.

3. Soạn bài Em bé thông minh ngắn gọn

3.1 Đôi nét về tác phẩm

1. Tóm tắt

Ngày xưa, có một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng vẫn chưa tìm thấy người nào thật lỗi lạc. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên.

Xem thêm: Kể tóm tắt truyện Em bé thông minh

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “thật lỗi lạc”: Nhà vua sai viên quan đại thần đi tìm người tài.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “sứ giả của nước láng giềng”: Cậu bé lần lượt chứng tỏ sự thông minh qua các thử thách của nhà vua và sứ giả nước láng giềng.
  • Phần 3. Còn lại: Cậu bé được phong làm trạng nguyên.

3.2 Đọc hiểu

1. Nhà vua sai viên quan đại thần đi tìm người tài

- Nhà vua vì muốn tìm người tài giúp nước nên đã sai viên quan đi dò la.

- Viên quan đại thần: đi nhiều nơi khắp đất nước, hỏi nhiều người nhưng vẫn chưa tìm được ai thực sự lỗi lạc.

=> Việc nhà vua muốn tìm người tài giúp nước chứng tỏ đây là một vị vua sáng suốt, tận tụy vì nhân dân đất nước. Nhà vua cũng là một người biết trọng dụng nhân tài khi có lòng tìm kiếm khắp đất nước.

2. Cậu bé lần lượt chứng tỏ sự thông minh qua các thử thách của nhà vua và sứ giả nước láng giềng

a. Thử thách thứ nhất:

- Hoàn cảnh: Viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, thấy hai cha con đang đang làm ruộng.

- Câu đố: Quan dừng ngựa lại và hỏi người cha: “Trâu của lão một ngày đi được mấy đường?”

- Câu trả lời: Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi lại: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Đối mặt với một câu hỏi oái oăm thì câu trả lời lại là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động.

- Kết quả: Viên quan há hốc mồm sửng sốt, không biết trả lời thể nào và thầm nghĩ nhân tài đang ở trước mắt rồi.

=> Lần thử thách thứ nhất, cậu bé đã chứng tỏ sự nhanh trí của mình.

b. Thử thách thứ hai:

- Hoàn cảnh: Viên quan trở về kể lại cho vua nghe khiến nhà vua vui mừng. Nhưng để biết chính xác hơn về tài năng cậu bé, vua tiếp tục đưa ra thử thách.

- Câu đố: Vua ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, lệnh cho phải nuôi sao để năm sau ba con trâu ấy đẻ ra được chín con rồi đem nộp đủ, không sẽ trị tội.

- Câu trả lời:

  • Cậu bé bảo cha nói với dân làng đem hai trâu giết thịt và đồ hai thúng gạo nếp lên ăn cho sướng miệng, còn lại xin làm phí tổn hai cha con lên kinh lo liệu việc vua giao.
  • Đến hoàng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc lóc um tùm khiến vua phải sai lính điệu vào hỏi cho rõ.
  • Cậu bé kể rõ sự tình: mẹ mất sớm, muốn bố để em bé cho có bạn chơi cùng.
  • Vua bật cười nói với cậu bé: "...muốn có em bé phải bảo cha lấy vợ khác chứ cha là giống đực sao đẻ được",
  • Cậu bé nhân cớ đó hỏi lại vua: "vậy cớ sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực thành chín con để nộp".
  • Vua thừa nhận chỉ muốn thử thách.
  • Cậu bé trả lời biết đó là lộc vua ban nên cả làng đã đem làm cỗ ăn mừng.

- Kết quả: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc.

c. Thử thách thứ ba:

- Hoàn cảnh: Vua muốn thử cậu bé một lần nữa.

- Câu đố: Khi hai cha con đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ.

- Câu trả lời: Cậu bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ thịt chim.

- Kết quả: Vua hoàn toàn phục cậu bé, cho gọi cả hai cha con vào trọng thưởng.

d. Thử thách cuối cùng:

- Hoàn cảnh: Nước láng giềng lăm le chiếm bờ cõi, để dò xét xem nước ta có nhân tài hay không đã đưa ra câu đố.

- Câu hỏi: Họ sai sứ thần đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu và yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Cả triều đình không ai giải được câu đố, nhà vua liền sai người đến hỏi cậu bé.

- Câu trả lời:

“Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang …”

- Kết quả: Con kiến càng sau được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc. Sứ giả nước láng giềng kinh ngạc và thán phục.

=> Nhận xét:

- Các câu đố ngày càng oái oăm hơn do người ra câu đố ngày càng cao (viên quan, vua, sứ giả nước láng giềng).

- Thử thách càng khó thì câu trả lời càng thuyết phục, điều đó chứng tỏ trí thông minh hơn người của em bé.

- Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh, nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như cậu. Điều đó chứng tỏ cậu không chỉ thông minh mà cũng rất bản lĩnh.

3. Cậu bé được phong làm trạng nguyên

- Vua đã phong cậu bé làm trạng nguyên.

- Xây một dinh thự ở cạnh hoàng cung cho em bé ở, tiện hỏi han.

=> Em bé thông minh được vua trọng dụng dù tuổi còn nhỏ. Nhưng đó là kết quả xứng đáng cho một tài năng hơn người.

4. Dàn ý bài Em bé thông minh

(1) Mở bài

Giới thiệu về truyện cổ tích Em bé thông minh.

(2) Thân bài

a. Nhà vua sai viên quan đại thần đi tìm người tài

- Nhà vua vì muốn tìm người tài giúp nước nên đã sai viên quan đi dò la.

- Viên quan đại thần: đi nhiều nơi khắp đất nước, hỏi nhiều người nhưng vẫn chưa tìm được ai thực sự lỗi lạc.

=> Việc nhà vua muốn tìm người tài giúp nước chứng tỏ đây là một vị vua sáng suốt, tận tụy vì nhân dân đất nước. Nhà vua cũng là một người biết trọng dụng nhân tài khi có lòng tìm kiếm khắp đất nước.

b. Cậu bé lần lượt chứng tỏ sự thông minh qua các thử thách của nhà vua và sứ giả nước láng giềng

* Thử thách thứ nhất:

- Hoàn cảnh: Viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, thấy hai cha con đang đang làm ruộng.

- Câu đố: Quan dừng ngựa lại và hỏi người cha: “Trâu của lão một ngày đi được mấy đường?”

- Câu trả lời: Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi lại: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Đối mặt với một câu hỏi oái oăm thì câu trả lời lại là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động.

- Kết quả: Viên quan há hốc mồm sửng sốt, không biết trả lời thể nào và thầm nghĩ nhân tài đang ở trước mắt rồi.

=> Lần thử thách thứ nhất, cậu bé đã chứng tỏ sự nhanh trí của mình.

* Thử thách thứ hai:

- Hoàn cảnh: Viên quan trở về kể lại cho vua nghe khiến nhà vua vui mừng. Nhưng để biết chính xác hơn về tài năng cậu bé, vua tiếp tục đưa ra thử thách.

- Câu đố: Vua ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, lệnh cho phải nuôi sao để năm sau ba con trâu ấy đẻ ra được chín con rồi đem nộp đủ, không sẽ trị tội.

- Câu trả lời:

  • Cậu bé bảo cha nói với dân làng đem hai trâu giết thịt và đồ hai thúng gạo nếp lên ăn cho sướng miệng, còn lại xin làm phí tổn hai cha con lên kinh lo liệu việc vua giao.
  • Đến hoàng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc lóc um tùm khiến vua phải sai lính điệu vào hỏi cho rõ.
  • Cậu bé kể rõ sự tình: mẹ mất sớm, muốn bố để em bé cho có bạn chơi cùng.
  • Vua bật cười nói với cậu bé: "...muốn có em bé phải bảo cha lấy vợ khác chứ cha là giống đực sao đẻ được",
  • Cậu bé nhân cớ đó hỏi lại vua: "vậy cớ sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực thành chín con để nộp".
  • Vua thừa nhận chỉ muốn thử thách.
  • Cậu bé trả lời biết đó là lộc vua ban nên cả làng đã đem làm cỗ ăn mừng.

- Kết quả: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc.

* Thử thách thứ ba:

- Hoàn cảnh: Vua muốn thử cậu bé một lần nữa.

- Câu đố: Khi hai cha con đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ.

- Câu trả lời: Cậu bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ thịt chim.

- Kết quả: Vua hoàn toàn phục cậu bé, cho gọi cả hai cha con vào trọng thưởng.

* Thử thách cuối cùng:

- Hoàn cảnh: Nước láng giềng lăm le chiếm bờ cõi, để dò xét xem nước ta có nhân tài hay không đã đưa ra câu đố.

- Câu hỏi: Họ sai sứ thần đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu và yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Cả triều đình không ai giải được câu đố, nhà vua liền sai người đến hỏi cậu bé.

- Câu trả lời:

“Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang …”

- Kết quả: Con kiến càng sau được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc. Sứ giả nước láng giềng kinh ngạc và thán phục.

=> Nhận xét:

- Các câu đố ngày càng oái oăm hơn do người ra câu đố ngày càng cao (viên quan, vua, sứ giả nước láng giềng).

- Thử thách càng khó thì câu trả lời càng thuyết phục, điều đó chứng tỏ trí thông minh hơn người của em bé.

- Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh, nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như cậu. Điều đó chứng tỏ cậu không chỉ thông minh mà cũng rất bản lĩnh.

c. Cậu bé được phong làm trạng nguyên

- Vua đã phong cậu bé làm trạng nguyên.

- Xây một dinh thự ở cạnh hoàng cung cho em bé ở, tiện hỏi han.

=> Em bé thông minh được vua trọng dụng dù tuổi còn nhỏ. Nhưng đó là kết quả xứng đáng cho một tài năng hơn người.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị của truyện cổ tích Em bé thông minh.

Từ khóa » Bố Cục Bài Cậu Bé Thông Minh