Soạn Bài Hai đứa Trẻ Ngắn Nhất - TopLoigiai

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Hai đứa trẻ ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.

Mục lục nội dung Khái quát tác phẩm Hai đứa trẻSoạn bài Hai đứa trẻCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6 LUYỆN TẬPCâu 1 Câu 2 

Khái quát tác phẩm Hai đứa trẻ

Soạn bài Hai đứa trẻ ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai

Soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1

Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn, chỉ từ lúc buổi chiều cho đến khi đoàn tàu đi qua phố huyện lúc đêm.

Không gian được miêu tả là khung cảnh phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám, xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Cánh vật xoay quanh cửa hàng nhỏ của hai chị em, có đường sắt và một ga tàu gần bờ sông. Theo thời gian khung cảnh cũng thay đổi, từ buổi chiều có tiếng ếch nhái kêu râm ran đến đêm im ắng, tối im lim, rất ít đèn.

Trong chuyện còn nhắc đến không gian cuộc sống của gia đình Liên qua dòng hồi tưởng của hai chị em. Đó là không gian nhộn nhịp, tấp nập, huyên náo, lúc nào cũng sáng ngập ánh đèn của đường phố hà nội, nhưng cũng thật xa xăm vì giờ nó chỉ có trong hồi ức của hai chị em.

Câu 2

Cuộc sống của người dân phố huyện được miêu tả là một cuộc sống nghèo đói, tàn tạ. Tất cả được cảm nhận qua cái nhìn của Liên. Cảnh vật thay đổi dần theo thời gian.

- Từ cảnh ngày tàn với những tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve nhắc nhở về màn đêm đang dần buông xuống, như báo trước cho một đêm đen im lặng.

- Tiếp đến cảnh chợ tàn hiện lên với hình ảnh những đứa trẻ nhặt nhạnh đồ còn sót lại sau phiên chợ, mùi ẩm mốc quen thuộc,.. Khung cảnh mở dần ra cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn.

- Không gian được miêu tả kỹ lưỡng nhất vào buổi tối. Không gian được miêu tả với bóng tối bao trùm muôn nơi, từ đường phố đến đường ra sống tối,… Một vài ngọn đèn sáng leo lắt như những kiếp lầm than vẫn tìm đường sống trong đêm tối.

- Giữa khung cảnh ấy, hiện lên hình ảnh những con người nghèo khổ, tàn tạ. Học sống trong bóng tối, vật vờ, lay lắt như những cái bóng, nhưng họ vẫn sống và ôm hi vọng về một tương lai.

⇒ Qua cái nhìn của Liên, phố huyện hiện lên với bóng tối, nó cũng là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ. Và con người trên cái nền đó càng khắc sâu sự nghèo đói, khó khăn, như  cái vòng luẩn quẩn không ngừng.

Câu 3

Tâm trạng của Liên và An Trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

- Chị em Liên cảm nhận khung cảnh làng quê bằng những cảm xúc rất riêng. Trước sự nghèo đói, trước cảnh đìu hiu của làng quê, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Đó là cái buồn trước cảnh nghèo đói, trước ngày tàn đến gần. Bằng khả năng quan sát, sự nhạy cảm của mình Liên đã nhận ra sự đặc biệt của nơi đây, cái mùi riêng của đất..

- Khi phố huyện chìm vào màn đêm, Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời. Trước cảnh đêm yên tĩnh, với những vật quen thuộc với làng quê như trời sao, đom đóm,…, trong lòng Liên hiện lên những cảm xúc mơ hồ. Đó có thể là chút lo sợ giữa khung cảnh đêm tối im lặng, cũng có thể là cảm xúc êm đềm trước cánh hoa rơi rụng.

* Liên và An có sự đồng cảm, xót xa khi lặng lẽ quan sát cuộc sống của con người nơi đây. Họ là những kiếp người lầm than, lay lắt sống qua ngày, nhưng họ vẫn giữ một niềm tin bất diệt như ngọn đèn trên tàu đêm nào cũng đều đặn xuất hiện.

Câu 4

Trong truyện, hình ảnh con tàu là hình ảnh khá có ý nghĩa:

- Nó xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm(10 lần).

- Chuyến tàu mang ánh sáng đến từ thế giới khác, một thế giới ồn ào, nhộn nhịp như âm thanh nào nức, sự đông đúc của hành khách trên con tàu. Sự nhộn nhịp ấy đối lập hoàn toàn với cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ, quẩn quanh nơi phố huyện. Nó gợi lại về ký ức tuổi thơ, về cuộc sống nhộn nhịp, huyên náo ở Hà Nội của hai chị em. Đây là sự mong đợi duy nhất của hai chị em trong ngày.

Chuyến tàu trở thành điều mà chị em Liên mong ngóng hằng ngày, nó là đánh dấu kết thúc một ngày của hai chị em. Trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, nghèo đói nơi phố huyện, cuộc sống nhộn nhịp của con tàu đưa đến cho hai chị em niềm hi vọng về cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi trước đây.

Từ tâm trạng của hai chị em, Thạch Lam gửi đến bài học con người không nên sống mãi trong cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh, mà hãy hướng đến một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Câu 5

Truyện ngắn thể hiện rõ nét tài năng của Thạch Lam trong nghệ thuật miêu tả và giọng văn:

- Về nghệ thuật miêu tả, Thạch Lam đã khắc họa sinh động cảnh vật, đem đến chi người đọc cảm nhận chân thật về khung cảnh nơi phố huyện, đồng thời nhà thơ tinh tế nhận ra những sự chuyển biến của cảnh vật cũng như tâm trạng con người, từ đó có những miêu tả rõ nét, cụ thể.

- Về giọng điệu, truyện ngắn có giọng điệu nhẹ nhàng theo mạch truyện đơn giản, nhưng ta vẫn cảm nhận được chất chữ tình thấm đẫm trong tác giả. Truyện không đẩy lên cao trào nhưng cảm xúc rất trọn vẹn, có lẽ nó đến từ nỗi buồn, sự xót thương với cuộc sống nghèo khổ, tù túng ẩn chứa trong giọng điệu.

Câu 6 

Truyện thay lời Thạch Lam cảm thông trước những số phận bi thảm trước Cách mạng tháng Tám, một cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, lay lắt qua ngày trong đêm đen tĩnh mịch. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trân trọng những giá trị nhỏ bé, những mong ước nhỏ nhoi của họ như đặt niềm tin vào ngọn đèn tàu, giống như đợi chờ một cái ánh sáng đến cuộc đời họ.

LUYỆN TẬP

Câu 1 

Chi tiết đoàn tàu tạo thành điểm nhấn cho tác phẩm. Dường như tất cả con người đều trông chờ ánh đèn ấy. Nó báo hiệu đoàn tàu đến, có thể là học sẽ kiếm thêm thu nhập từ những người khách. Ánh sáng ấy trở thành biểu tượng của một cuộc sống tốt đẹp, nhộn nhịp, thứ mà họ mơ ước.

Câu 2 

Truyện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam:

- Cốt truyện đơn giản, không có uẩn khúc, không có nút thắt, không có cao trào, câu truyện nhẹ nhàng theo dòng chảy nhưng vẫn lôi cuốn người đọc ở cảm xúc, ở tâm trạng của nhân vật.

- Tác giả đã tinh tế nhận ra sự thay đổi của cảnh vật và tâm trạng, miêu tả chúng một cách cụ thể, gần gũi từ đó khiến câu truyện mạch lạc, gần gũi người đọc hơn.

- Bút pháp tương phản đối lập sử dụng xuất sắc, vừa khắc họa khung cảnh thật điêu tàn, nhưng vẫn mang đầy chất lãng mạn.

- Giọng điệu nhẹ nhàng như thủ thỉ tâm tình, khiến cả tác phẩm như một trang nhật ký ghi chép lại, dễ đi sâu vào lòng người.

Các bài viết liên quan khác:

  • Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
  • Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ
  • Tác giả - Tác phẩm: Hai đứa trẻ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

Từ khóa » Hai đứa Trẻ Lớp 11 Soạn