Soạn Bài Hai đứa Trẻ (Thạch Lam) Ngắn Nhất - Soạn Văn Lớp 11
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Xem thêm Tóm tắt: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Bố cục
- Phần 1(từ đầu đến cười khanh khách): cảnh phố huyện lúc chiều xuống
- Phần 2 (tiếp đến cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): cảnh phố huyện về đêm
- Phần 3 (còn lại): cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
∗ Cảnh ngày tàn
- Âm thanh tiêng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại,tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve
- Màu sắc:
+ chân trời phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời
→ Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi
- Không gian hẹp như bị chặn lại
- Từng bước chân thời gian chầm chậm bước tới chiều rồi tối
∗ Cảnh phố huyện về đêm
- Bóng tối bao la phủ trùm tất cả, cả phố huyện chìm trong bóng tối
- Ánh sáng nhỏ bé yếu ớt chỉ là quầng , là khe, là vệt, là chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt
Câu 2 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
∗ Cuộc sống nơi phố huyện
- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: trên nền chợ đầy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía
- Những đứa trẻ nghèo nhặt rác, chúng nhặt nhạn thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được.....
- Tâm trạng Liên: động lòng thương cảm
∗ Những con người nơi phố huyện
- Mẹ con chị Tí:
+ ngày ngày mò cua bắt ốc, đem đến lại lầm lũi dọn hàng nước
+ khách hàng toàn là những người dưới đáy xã hội
+ dẫu chả kiếm được bao nhiêu nhưng đêm nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng
→ Mẹ con chị đang cầm cự trong sự sống
- Chị em Liên với của hàng tạp hóa sơ sài.... chẳng đáng là bao
- Bà cụ Thi là nhân vật điển hình cho số phận tàn tạ trong cái đêm đen của xã hội ấy
- Các nhà đóng của im lìm
- Gánh phở của bác Siêu so với mẹ con chị Tí có phần khấm khá hơn nhưng lại đứng trước nguy cơ đáng sợ hơn: thất nghiệp. Bởi ở vùng quê này thứ quà của bác Siêu là một thứ quà xa xỉ
- Vợ chồng bác Sẩm sống trong cảnh màn trời chiếu đất trông chờ vào của bố thí ở nơi đây là sự trông chờ trong vô vọng
Câu 3 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
Tâm trạng của Liên và An
- Tâm hồn cô bé nhạy cảm, tinh tế, xao xuyến một nỗi buồn man mác: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn
- Đêm tối với Liên quen lắm, chúng chẳng đáng sợ
- Rồi Liên hoài tưởng về quá khứ tươi đẹp ở Hà Nội, nơi có một vùng sáng rực và lấp lánh
- Như mọi người dân trong phố huyện Liên luôn mong chờ một cái gì đó mới mẻ, tươi sáng sẽ đến xua tan đi đêm đen âm u lụi tàn ở phố huyện
→ Bằng trái tim đôn hậu, dịu dàng Thạch Lam đã phát hiện ra những rung động sâu xa, những khao khát thầm kín trong cuộc đời những con người tưởng như hoàn toàn cam phận ấy
Câu 4 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
∗ Hình ảnh đoàn tàu đêm xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:
- Cậu bé An dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn dặn chị tàu đến nhớ đánh thức em
- Còn Liên ngồi yên không động đậy ngắm nhìn sao trời....
- Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa nghe tiếng còi vọng lại Liên đã vội vã goi em dậy
- Rồi tàu đến Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua
∗ Chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vì:
- Đợi tàu là nếp sống nhu cầu không thể thiếu của chị em Liên
- Chuyến tàu biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, rực rỡ ánh sáng
- Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc
- Đợi tàu để được cháy lên khao khát đổi đời
Câu 5 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
- Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam
+ Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế
+ Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm
+ Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và diễn tả tâm trạng
+ Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, chứa trong đó sự xót xa cho kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh
Câu 6 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
- Qua việc đợi tàu Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt bế tắc của những kiếp người nhỏ bé nhất là những đứa trẻ vừa nâng niu trân trọng khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời ở những con người ấy
Luyện tập
Bài 1 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
- Nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất là bé Liên. Đó là cô bé nhân hậu, đảm đang, nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng thương người. Diễn biến tâm trạng của Liên diễn ra với những xúc cảm mơ hồ, mong manh, tinh tế, dễ đồng cảm nhưng khó nắm bắt
- Chi tiết ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh đoàn tàu:
+ là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm
+ biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện
Bài 2 (trang 101 sgk Văn 11 Tập 1):
Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Tác phẩm vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ
- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).
- Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật.
Từ khóa » Hai đứa Trẻ Soạn Văn Ngắn Nhất
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ Siêu Ngắn | Ngữ Văn Lớp 11
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ | Ngắn Nhất Soạn Văn 11
-
Bài Soạn Siêu Ngắn: Hai đứa Trẻ - Ngữ Văn Lớp 11
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ - Thạch Lam Siêu Ngắn
-
Soạn Bài: Hai đứa Trẻ (siêu Ngắn) - TopLoigiai
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ (trang 94) - SGK Ngữ Văn 11 Tập 1
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ - Thạch Lam - Ngắn Gọn Nhất - SoanVan.NET
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn - Kiengurubrand
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ Ngắn Gọn Và đủ ý Nhất - Luxury
-
Hướng Dẫn Soạn Văn Hai đứa Trẻ – Chương Trình Ngữ Văn Lớp 11
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ | Ngắn Nhất Soạn Văn 11. - MarvelVietnam
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ Ngắn Nhất
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ Của Thạch Lam - Ngữ Văn 11 - Hoc247