Soạn Bài Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc Về Lòng Tự Trọng Lớp 4 Trang 58 ...

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết, dễ hiểu các nội dung lý thuyết cần nắm vững cùng gợi ý thực hành đối với đề bài này.

Soạn bài Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng tự trọng lớp 4 trang 58, 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Kiến thức cần nhớ

1. Tự trọng là gì?

- Tự: chính mình - Trọng: tôn trọng

Vậy nên tự trọng là tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.

Ví dụ: Quyết tâm vươn lên trong học tập, không chịu thua kém bạn bè; Sống bằng sức lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác.

Một số câu chuyện về Lòng tự trọng trong SGK

  • Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè ( như cậu bé Nen - li trong câu chuyện Buổi học thể dục - Tiếng Việt 3, tập hai).
  • Sống bằng lao động của minh, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác (như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích Sự tích dưa hấu...)

2. Dàn bài kể chuyện

- Giới thiệu câu chuyện

+ Nêu tên câu chuyện + Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện

- Kể lại câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện + Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự) + Kết thúc câu chuyện

Gợi ý làm bài tập SGK

Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.

Gợi ý trả lời

Bài tham khảo 1

Câu chuyện về lòng tự trọng của Nen-li

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình.

Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được.

Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục.

Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !

Tôi rất cảm phục cậu bé . Dù tật nguyền vẫn quyết tâm vươn lên, không để ai coi thường mình. Tôi nghĩ các bạn cũng đều có chung với tôi một ý nghĩa tốt đẹp về Nen – li.

Bài tham khảo 2

Câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe

Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa, phẩm chất này được thể hiện qua một số câu tục ngữ như: “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mỗi người cần phải có lòng tự trọng để tự làm đẹp cho nhân cách của mình. Và câu chuyện em kể dưới đây là một ví dụ tiêu biểu thể hiện tinh thần tự trọng.

Lòng tự trọng được thể hiện qua rất nhiều hành động cụ thể như không làm ăn buôn bán gian lận, không ăn hối lộ đút lót hay đơn giản như các bạn học sinh không quay cóp trong giờ kiểm tra. Bác của em là một cán bộ ở huyện, chức của bác cũng khá cao và được nhiều kính nể tuy vậy nhưng bác vẫn rất sống một cuộc sống rất bình dị, quan tâm đến mọi người chứ không bao giờ tỏ thái độ hách dịch hay tự cao trước bất cứ ai. Chính vì vậy bác luôn được mọi người ở cả cơ quan và xóm làng kính trọng. Đặc biệt ở bác luôn có sự thanh liêm của một vị quan như ông cha ta thường nói, bác không bao giờ nhận bất cứ của ai cái gì mỗi khi giúp họ làm một số việc từ những món quà lớn nhu tiền hay những thứ quý giá đến những thứ nhỏ nhất như quà bánh.

Nhà bác và nhà em ở gần nhau nên em hay sang nhà bác chơi vì chị con nhà bác cũng chạc tuổi em. Em vừa đến chơi một lúc thì có một bác gái và một chị đến, họ đến nhờ bác xin cho chị ấy vào làm ở huyện hay ở xã gì đó kèm theo một giỏ hoa quả và một cái phong bì trong đó không biết có bao nhiêu tiền. Sau khi nghe hai mẹ con bác gái trình bày vấn đề của mình và đẩy giỏ hoa quả trong đó có một cái phong bì về phía bác nhưng bác đã trả lời luôn, bác bảo bác không hứa là sẽ chắc chắn giúp được chị ấy nhưng bác sẽ cố gắng hết sức và bảo bác gái cầm số tiền đấy về để lo cho việc khác, bác còn bảo không chỉ vì họ có anh em với gia đình đằng nhà vợ bác nên mới nhận lời giúp như vậy mà đối với ai bác cũng sẽ như vậy chỉ cần họ có năng lực thật sự và có thể đảm nhiệm được công việc. Hai mẹ con bác kia rối rít cảm ơn bác và nhất quyết đòi bác nhận giỏ hoa quả, bác vui vẻ đồng ý và bảo bác gái – vợ bác đi gọt hoa quả để mọi người cùng ăn.

Khi hai người họ về rồi bác còn dặn bác gái là khi bác không có nhà thì cũng không được nhận bất cứ cái gì vì mình không chắc chắn là có giúp được họ không để đỡ áy náy về sau. Khi về em còn được bác cho một túi hoa quả mang về nhà, em kể chuyện cho bố mẹ nghe, bố mẹ rất vui và hài lòng vì có một người bác như bác, bố mẹ em bảo những người cán bộ ai mà cũng được như bác thì nhân dân được nhờ và không bao giờ có tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ nữa.

Sự thanh liêm trong công việc của bác là một biểu hiện của lòng tự trọng mà nhiều người cần phải học hỏi, và đây chính là một phẩm chất quý báu mà chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy.

***

Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng lớp 4 trang 58, 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết và chia sẻ ở trên, hi vọng các em học sinh sẽ nắm vững dàn ý của bài văn kể chuyện để áp dụng cho bài văn kể chuyện về lòng tự trọng của mình.

Từ khóa » Kể Chuyện Trang 58 Lớp 4