Soạn Bài Lời Tiễn Dặn

Soạn bài Lời tiễn dặn được biên soạn với mong muốn các em có thể hiểu được tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái trong đoạn trích, qua đó khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

    Cùng tham khảo nhé....

Soạn bài Lời tiễn dặn

Soạn bài Lời tiễn dặn ngắn gọn nhất

Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm Lời tiễn dặn ngắn gọn nhất trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1 cơ bản.

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó.

Trả lời:

- Phải tiễn người yêu về với nhà chồng, lòng Anh vô cùng đau xót. Thế nhưng trên đường đưa tiễn, Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tình yêu trong Anh vẫn còn thắm thiết. Nhưng cũng có lúc, tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực khách quan là Chị đang “cất bước theo chồng” (thậm chí đã có con với chồng).

- Lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành  động dường như muốn níu kéo cho dài giây phút được ở thêm bên Chị. Anh phải được dặn Chị đôi câu thì mới “đành lòng” quay gót. Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếu Chị để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Anh nựng con Chị mà như nựng chính con mình. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.

=> Như vậy, lúc tiễn đưa, Anh sống trong tâm trạng dằn vặt, day dứt khổ đau. Phải chăng chính vì thế mà hai câu thơ cuối đoạn như là một sự phá phách. Nó khẳng định cái ý chí quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.

Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai với cô gái như thế nào?

Trả lời:

Đoạn thơ là lời của Anh, vì thế tâm trạng của chị chỉ là gián tiếp. Tuy được biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của của anh, thế nhưng, chúng ta vẫn có thể nhận ra, chị dường như cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bên anh. Chị chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ anh.

Câu 3 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô.

Trả lời:

Những hành động thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:

+ Dậy đi em. Dậy đi em ơi!…

+ Làm ống thuốc này em uống khỏi đau

-> Chàng trai cảm thông săn sóc, vỗ về an ủi cô gái bằng những lời lẽ hết mực yêu thương trong nỗi xót xa đầy thương cảm.

Câu 4 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ có sự trùng điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.

Trả lời:

Sử dụng nhiều câu thơ với các hình ảnh so sánh, ẩn dụ liên tiếp để nhấn mạnh tấm lòng son sắc thủy chung của chàng trai- cô gái

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông

- Sử dụng câu thơ có cấu trúc chung, từ ngữ, hình ảnh được lặp lại nhiều lần, khẳng định sự bền lòng, tình cảm bền chặt và quyết tâm đoàn tụ của hai người

+ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông

+ Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già

→ Tình cảm của hai người dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên.

Soạn bài Lời tiễn dặn chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm Lời tiễn dặn trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1 cơ bản.

Bài 1 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó.

Trả lời:

Phải tiễn người yêu về với nhà chồng, lòng chàng trai vô cùng đau xót. Thế nhưng trên đường đưa tiễn, anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tình yêu trong anh vẫn còn thắm thiết. Nhưng cũng có lúc, tình cảm của anh mâu thuẫn với hiện thực khách quan là chị đang “cất bước theo chồng” (thậm chí đã có con với chồng).

Lúc tiễn đưa, anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài giây phút được ở thêm bên chị. Anh phải được dặn chị đôi câu thì mới “đành lòng” quay gót. Anh muốn ngồi lại bên chị, âu yếm chị để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Anh nựng con chị mà như nựng chính con mình. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà anh dành cho chị.

Như vậy, lúc tiễn đưa, anh sống trong tâm trạng dằn vặt, day dứt khổ đau. Phải chăng chính vì thế mà hai câu thơ cuối đoạn như là một sự phá phách. Nó khẳng định cái ý chí quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.

Bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai với cô gái như thế nào?

Trả lời:

Đoạn thơ là lời của chàng trai, vì thế tâm trạng của cô gái chỉ là gián tiếp. Tuy được biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của của chàng trai, thế nhưng, chúng ta vẫn có thể nhận ra, cô gái dường như cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bên anh. Chị chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ anh.

Bài 3 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô.

Trả lời:

Văn bản này đã lược đi đoạn mà cô gái bị chồng đánh ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên “máng lợn vầy”.

Đoạn trích bắt đầu từ hành động chạy lại nâng đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc cho chị của anh. Sau đó, anh còn đi chặt tre về làm thuốc cho chị “uống khỏi đau“. Những hành động ấy rõ ràng biểu lộ niềm xót xa thương cảm của anh đối với nỗi đau của chị. Một sự cảm thông, đó là điều mà chị đang rất cần trong hoàn cảnh ấy.

Từ nỗi xót xa, trong lòng anh bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa chị về đoàn tụ với mình. Từ câu thơ “Tơ rối đôi ta cùng gỡ” đến hết đoạn chính là những câu thơ thể hiện cho cái ý chí và quyết tâm ấy.

Anh xót xa cho tình cảnh của người yêu và anh quyết tâm đưa cô trở về. Đoạn thơ thể hiện quyết tâm của anh dài đến 22 câu, nó tỉ lệ với lòng dạ và ý chí của nhân vật.

Ngoài ra, cách đối xử hết sức ân cần, dịu dàng kia của anh cũng đồng thời chứng tỏ sự trân trọng của anh dành cho người yêu của mình – đó cũng chính là cái mà khi về nhà chồng cô gái không hề có được. Thái độ trân trọng đó là nét vẽ hoàn thiện cho bức tranh tình yêu mà chàng trai dành cho người yêu của mình.

Bài 4 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có cùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.

Trả lời:

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp như:

- Điệp hình ảnh: Cô gái vừa đi vửa ngoảnh lại (khi nói về quyết tâm đưa người yêu trở về chàng trai đã đưa hình ảnh cái chết ra để nói về việc gắn bó giữa hai người son sắt đến cái chết cũng không chia cắt nổi)…

- Điệp từ ngữ: đợi, chết, yêu nhau

- Điệp kiểu câu:

Chết ba năm hình treo còn đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song. …

Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

Việc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần ấy còn nhằm thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc tưởng như đang trào dâng trong lòng nhân vật cũng chính là đang trào dâng trong lòng người viết. Đó là cảm xúc về một tình yêu da diết, mãnh liệt bị chia lìa. Qua đoạn trích này tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thủy chung son sắt trong tình yêu. Đồng thời cũng muốn nói lên sức mạnh của một tình yêu đúng nghĩa, tình yêu chân thành sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến được với nhau. Bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với những hình ảnh so sánh tương đồng, dùng lối ẩn dụ đặc sắc hay một loạt những câu có cấu trúc cú pháp chung… Tất cả làm nên thành công về cách diễn đạt thật xúc động của những con người sống bằng niềm tin, ý chí mãnh liệt đạt đến một cái đích tốt đẹp.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Soạn bài Lời tiễn dặn nâng cao

Trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm Lời tiễn dặn trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1 nâng cao

Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1 nâng cao

Hãy cho biết diễn biến tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi đưa tiễn người yêu về nhà chồng. Những câu thơ nào thể hiện tâm trạng, tình cảm đó?

Trả lời:

- Chàng trai xót thương, khẳng định tấm lòng thủy chung của mình đối với cô gái và an ủi động viên khi cô bước về nhà chồng.

- Những câu thơ thể hiện điều này:

Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,

Quấn quanh vai ủ lấy hương người,

Cho mai sau lửa xác đượm hơi,

Một lát bên em thay lời tiễn dặn!

Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1 nâng cao

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện nỗi đau khổ của cô gái trong đoạn trích và giải thích nguyên nhân của nỗi đau khổ đó.

Trả lời:

- Nỗi niềm của cô gái:

+ Bị ép lấy chồng: tủi cực, ngậm đắng nuốt cay bước đi lấy chồng.

+ Xót thương cho một cuộc tình đẹp nhưng phải chia lìa, chính xã hội ấy cũng đã tiếp tay xây nên bờ vực thẳm giữa hai con người ấy.

Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1 nâng cao

Trong phần đầu của đoạn trích (Từ “Quảy gánh qua đồng ruộng” đến “…khi góa bụa về già”), chàng trai đã dặn cô gái những gì? Hãy so sánh những lời dặn dò ở phần hai (sau khi bị người chồng hành hạ) với những lời dặn dò ở phần một của đoạn trích.

Trả lời:

- Đoạn đầu: lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

- Đoạn hai: lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình

- Qua hai lời tiễn dặn, đoạn trích làm nổi bật diễn biến tâm trạng từ xót thương trước tình cảm đau khổ tuyệt vọng của cô gái đến khẳng định tình yêu chung thủy và khát vọng hạnh phúc của chàng trai với người mình yêu.

Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1 nâng cao

Tại sao có thể nói những lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa?

Trả lời:

Nói những lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa vì đây là những lời dặn thể hiện tình yêu nồng nàn, khát vọng yêu đương tự do, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu. Tập tục hôn nhân gả bán, cha mẹ định đoạt duyên phận của con cái là nguyên nhân tình cảnh chia lìa, lỡ dở tình duyên giữa chàng trai và cô gái. Cho nên, tình cảm giữa chàng trai và cô gái càng tha thiết, nồng nàn bao nhiêu, những lời tiễn dặn càng xót xa, đau khổ bao nhiêu thì ý nghĩa về sự phản kháng tập tục, lề thói vô lí, phi nhân tính ngăn cản quyền tự do yêu đương, tự do hôn nhân của con người càng được nhấn mạnh bấy nhiêu.

Tìm hiểu đôi nét về tác phẩm

- Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái là một truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số với 1846 câu thơ.

- Tiễn dặn người yêu là lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu - hôn nhân của vợ chồng mình. Câu chuyện kể về một đôi nam nữ “thanh mai trúc mã” có một mối tình đẹp từ lúc nhỏ. Mối tình của họ rất đỗi giản dị, bình yên và vô cùng đằm thắm nhưng tình duyên của họ có được trọn vẹn đâu, họ gặp muôn vàn trắc trở và lận đận trong tình duyên. Khi ba mẹ cô gái ép duyên, gả cô cho một cho một chàng trai khác ở một bản xa. Vì mất người yêu, chàng trai chán nản bỏ sang một tỉnh của Lào để kiếm tiền với hi vọng chuộc người yêu. Nhưng nào ngờ, ngày anh đủ tiền về thì là ngày người yêu lên xe hoa với người khác, anh đành ngậm ngùi tiễn người yêu lên xe hoa. Cuộc đời cô gái cũng lận đận qua hai đời chồng và bị người chồng thứ 3 đem bán ở chợ và hai người gặp nhau trong hoàn cảnh ấy.

- Đoạn trích Lời tiễn dặn miêu tả rất rõ tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập.

- Lời tiễn dặn gồm hai đoạn đều là lời của chàng trai:

+ Đoạn (lời) đầu từ câu “Quảy gánh..." đến "... goá bụa về già”: Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

+ Đoạn (lời) thứ hai từ câu “Dậy đi em...” đến hết: Lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình.

- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

+ Kết hợp tự sự và trữ tình.

+ Lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ cách cảm của người Thái, vừa rất chân tình tha thiết.

+ Mượn thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng

Tổng kết

  • Qua việc khắc họa tâm trạng rối bời của chàng trai và cô gái Thái khi chia tay, đoạn trích đã làm nổi bật được tình yêu sắt son, tha thiết và khát vọng được tự do yêu đương của đôi lứa. 

Các bạn vừa tham khảo xong chi tiết nội dung soạn bài Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu) với những gợi ý soạn bài theo hệ thống câu hỏi chương trình cơ bản và nâng cao Ngữ văn 10. Hi vọng bài soạn sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận kiến thức về tác phẩm và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Chúc các em học tốt !

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể tự soạn bài Lời tiễn dặn một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Từ khóa » đoạn Trích Lời Tiễn Dặn Là Lời Của Ai