Soạn Bài Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?Trả lời: a) - Những câu thơ tả cảnh là:+ “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chungBốn bề bát ngát xa trông,Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”+ “Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa………..Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”- Những câu thơ tả tâm trạng là:+ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương những luống rày trông mai chờ…………….…Có khi gốc tử đã mười người ôm”b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ mật thiết trong việc thể hiện nội tâm nhân vật. Những câu thơ tả cảnh cũng chính là để tả tâm trạng nhân vật.c) Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong việc khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật, làm cho nhân vật trở nên gần gũi với chúng ta hơn. Câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.(Nam Cao, Lão Hạc)Trả lời: Đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc thông qua cách miêu tả gián tiếp: qua nét mặt, cử chỉ…để giúp người đọc thấy được tâm trạng đau khổ, day dứt của Lão Hạc khi phải bán chó. 
Ghi nhớ:+ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.+ Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục, ...của nhân vật.
 II. LUYỆN TẬPCâu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, trang 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.Trả lời: Gia đình gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Gần đó, có một mụ mối dẫn mối đến giúp Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, quê ở huyện Lâm Thanh. Mặc dù tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn ăn mặc chải chuốt, áo quần bảnh bao trông chẳng khác nào một gã trai lơ. Hắn còn dắt theo một bọn đầy tớ đi lại láo nháo, ồn ào. Hành động nhảy tót lên ghế ngồi còn chứng tỏ hắn là một kẻ vô học. Hắn thúc giục Kiều ra xem mặt. Thúy Kiều là con nhà gia giáo, đang sống trong cảnh êm đềm nay phải lâm vào bước đường này, nàng đau đớn, xót xa, tủi nhục cho thân phận của mình. Hắn còn bắt nàng vén tóc, bắt tay, thử tài. Sau khi “đắn đo cân sắc cân tài” xong, hắn mới lộ rõ bản chất của một gã buôn người chính hiệu khi cò kè từng đồng một và cuối cùng mua Kiều với giá hơn 400 lạng vàng…Câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.Trả lời: Khi đóng vai Kiều Báo ân báo oán cần chú ý: khi trả ơn cho Thúc Sinh, Kiều tỏ thái độ trân trọng, biết ơn, gọi Thúc Sinh là “cố nhân”. Còn khi báo oán với Hoạn Thư, lúc đầu Kiều rất tức giận, muốn xử án Hoạn Thư một cách thích đáng nhưng sau khi nghe những lí lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều phân vân và cuối cùng Kiều lại tha bổng.Câu 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.Trả lời:Chú ý: Sau khi gây ra một chuyện có lỗi với bạn thường là tâm trạng ăn năn, hối hận và tìm cách chuộc lỗi với bạn. Hãy ghi lại tâm trạng đó bằng những dòng nội tâm kết hợp với kể chuyện.

Từ khóa » Giải Văn 9 Trang 117 Luyện Tập