Soạn Bài Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự Siêu Ngắn

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 117 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. - Những câu thơ tả cảnh:

“Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

      Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

    “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm bay xa

     Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

     Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

- Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều:

    Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

    Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

    Xót người tựa của hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

    Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

b. Những câu thơ tả cảnh không chỉ đơn thuần là tả cảnh sắc, bởi trong đó còn lồng ghép cái tâm sự, nỗi buồn của Kiều, nàng mượn cảnh để nói lên nỗi lòng của bản thân. Trong tầm mắt Kiều cảnh vật đều nhuốm màu buồn bã, cô đơn, lạc lõng, xứng với câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”.

c. Tác dụng: khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sâu những suy tưởng của nhân vật

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 117 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

      Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật thông qua các cử chỉ và nét mặt của nhân vật. Mặt Lão Hạc “đột nhiên co rúm lại”, “nếp nhăn xô lại”, “ép cho nước mắt chảy ra”, cái đầu “nghẹo về một bên”, “cái miệng móm mém”, “mếu như con nít”. Tâm trạng đau đớn của nhân vật hiện lên rõ mồn một trên từng thay đổi của khuôn mặt già nua, cảm giác như có cái gì đó nghẹn ngào, cay đắng lắm.

Từ khóa » Giải Văn 9 Trang 117 Bài 2