Soạn Bài Người Trong Bao Của Sê-khốp - Ngữ Văn 11

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 11 Tuần 27 Ngữ Văn 11 Soạn bài Người trong bao của Sê-khốp - Ngữ văn 11 ADMICRO Lý thuyết

Soạn bài

61 FAQ

Bài soạn Người trong bao của Sê-khốp sẽ hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài và hướng dẫn luyện tập nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Tìm hiểu chung

1.2. Đọc hiểu văn bản

2. Soạn bài Người trong bao

3. Hướng dẫn luyện tập Người trong bao

4. Một số bài văn mẫu về bài Người trong bao

5. Hỏi đáp về bài Người trong bao

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Tìm hiểu chung

  • Tác giả
    • An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904).
    • Xuất thân trong một gia đình tiểu thương ở Tan-ga-rốc.
    • Là nhà văn Nga kiệt xuất có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga và hoạt động xã hội, giáo dục, văn hóa...
    • Là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga và là nhà cách tân thiên tài trong truyện ngắn và kịch.
    • Sự nghiệp sáng tác của Sê-khốp khá đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa. Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
  • Tác phẩm
    • Tác phẩm được sáng tác năm 1898, trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crum, biển Đen.
    • Bối cảnh tác phẩm là xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX.
  • Bố cục:
    • Truyện ngắn có thể chia là 3 phần.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp

  • Chân dung
  • Thói quen sinh hoạt
  • Tính cách
  • Cách hành xử
  • Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp

b. Khi Bê-li-cốp qua đời

  • Cái chết của Bê-li-cốp
  • Thái độ của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết

c. Hình tượng cái bao

d. Tổng kết

  • Nghệ thuật
  • Nội dung

2. Soạn bài Người trong bao

Câu 1. Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao?

  • Chân dung Bê-li-cốp dần dần hiện lên quan cách miêu tả của tác giả hết sức rõ nét và kì quái:
    • Ăn mặc khác người: Tất cả đều để trong bao, mang bao, cho vào bao,...
    • Đi đứng khác đời: khi ngồi trong xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên.
  • Tính cách: luôn nhút nhát, ghê sợ hiện tại, nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ.
    • Luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả.
    • Bản thân lại luôn luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ hủ, kì quái của mình.
  • Lối sống: Sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn.
  • Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố:
    • ​Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.
    • Đôi khi có một người cũng muốn tò mò thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca, nhưng chẳng ăn thua gì! Có người như Cô-va-len-cô khinh ghét ra mặt, nói thẳng vào mặt Bê-li-cốp, gây gổ với y, to tiếng với y, đẩy y ngã lăn xuống cầu thang,...
    • Nhưng tất thảy, xét đến cùng, đều không thể làm gì để có thể thay đổi, biến đổi cách sống, tính cách của Bê-li-cốp mà ngược lại, còn luôn bị tính cách ấy, lối sống ấy đầu độc, ám ảnh tinh thần mọi người suốt mười lăm năm trời, cho đến tận khi Bê-li-cốp chết.
    • Nhưng đáng buồn thay, ngay cả khi Bê-li-cốp chết, tính cách và lối sống của y vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của cả dân thành phố, không tài nào thoát ra được.

Câu 2. Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?

  • Trong cấu trúc nghệ thuật của truyện, nhà văn đã để Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ. Cái chết của nhân vật chính đã gây ra không ít những ngạc nhiên cho những người xung quanh trong trường, trong thành phố nơi y sống và làm việc.
  • Có thể xem việc để Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ là một "ý đồ nghệ thuật" của Sê-khốp. Đó là cách để tác giả đẩy tính cách nhân vật lên tới đình cao. Xét vể mặt lôgic cuộc sống, đó là cái chết tất yếu. Bê-li-cốp với tạng người, cách sống của y, dẫn đến cái chết như thế là lôgic. Nhất là với cái chết, với việc được nằm vĩnh viễn trong quan tài, cuối cùng Bê-li-cốp đã tìm được cho mình cái hao tốt nhất, bển vững nhất. Đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của y.
  • Với mọi người, khi Bê-li-cốp còn sống, họ sợ hãi, căm ghét y; khi y chết, họ cảm thấy được thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống của họ lại diễn ra như cũ, như khi Bê-li-cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị và tù túng vô cùng. Từ cách thể hiện nghệ thuật này, nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống Bê-li-cốp đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí ngột ngạt, nặng nề của văn hoá, đạo đức xã hội nước Nga đương thời như thế nào.

Câu 3. Phân tích ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng "cái bao"; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao.

  • Hình ảnh cái bao gợi cho người đọc những ý nghĩa sau:
    • Nghĩa đen: Vạt dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa,...
    • Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.
    • Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao, một kiểu người, một lối sống đã và đang tồn tại phổ biến ở nước Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đó cũng là cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mỗi người.

Câu 4. Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? (cách kể chuyện; chọn ngôi kể, giọng kể; xây dựng nhân vật, biểu tượng,...)

  • Những đặc sắc về nghệ thuật:
    • Ngôi kể: Để nhân vật trong truyện (xưng tôi) tự kể, tác giả ở ngôi thứ ba: Đảm bảo cho câu chuyện vừa khách quan vừa chủ quan.
    • Giọng kể: Trầm tĩnh, chậm buồn, ẩn giấu nhiều sự bức xúc, trăn trở sâu sắc.
    • Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình Bê-li-cốp.
    • Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: cái bao.

Câu 5. Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao.

  • Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga. Không những thế, lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay. Chí đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh, tự do, khi mỗi cá nhân ý thức được mục đích và cách sống của mình thống nhất với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng hiện đại,... thì lối sống trong bao mới triệt để chấm dứt.

Ngoài ra, để nắm kĩ hơn những kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm Bài giảng Người trong bao.

3. Hướng dẫn luyện tập Người trong bao

Câu 1. Nhập vai Bê-li-cốp để kể lại truyện ngắn Người trong bao bằng ngôi thứ nhất.

Gợi ý:

  • Kể sáng tạo truyện bằng cách nhập vai nhân vật chính Bê-li-cốp - xưng "tôi" hoặc "mình", kể cả khi Bê-li-cốp đã chết.

Câu 2. Theo tưởng tượng của anh (chị), hãy viết một đoạn kết khác cho truyện ngắn Người trong bao.

Gợi ý:

  • Các em có thể viết những cái kết hợp lí của bản thân.

Câu 3. Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện ngắn? Vì sao?

A - Bê-li-cốp

B - Một con người kì quái

C - Không thể sống như thế!

D - Câu chuyện trong nhà kho

E - Người mang vỏ ốc

Gợi ý:

  • Không nên và không thể thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề:
  • Vì:
    • Nhan đề Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại vừa gây ấn tượng sâu sắc nhất, lạ nhất (Tác giả Nguyễn Hữu Vui dịch là Người mang vỏ ốc).
    • Đó là sáng tạo độc đáo của tác giả.
    • Đó là cách dịch sát nghĩa nguyên tác nhất.

Câu 4. Tìm một vài thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với "lối sống trong bao", với kiểu người như Bê-li-cốp.

Gợi ý:

  • Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:
    • Mũ ni che tai.
    • Co vòi rụt cổ.
    • Con ốc nằm co.
    • ...

4. Một số bài văn mẫu về bài Người trong bao

Sê-khốp (1860-1904) là một trong những cây đại thụ của rừng văn học Nga, đã để lại nhiều kịch bản và hơn năm trăm truyện ngắn. Tác phẩm của Sê-khốp làm hiện lên toàn cảnh xã hội nước Nga cuối thế kỉ XIX ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề dưới thời Sa hoàng. Để nắm vững kiến thức và viết bài văn phân tích, cảm nhận về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

  • Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện Người trong bao
  • Phân tích tác phẩm Người trong bao

5. Hỏi đáp về bài Người trong bao

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

  • Hướng dẫn soạn Người trong bao

    Hướng dẫn soạn bài "Người trong bao" của A.P.Sê-Khốp

NONE

Soạn văn liên quan

Soạn bài Thao tác lập luận bình luận - Ngữ văn 11 Soạn bài Thao tác lập luận bình luận - Ngữ văn 11 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Đề thi HK1 lớp 11

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Tôi yêu em - Pu-Skin

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Vào phủ Chúa Trịnh

Tự tình

Câu cá mùa thu

Cấp số cộng

Cấp số nhân

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Soạn Văn Chi Tiết Bài Người Trong Bao