Soạn Bài Nhớ Rừng (Thế Lữ) Ngắn Gọn
Có thể bạn quan tâm
Soạn Văn 8 Nhớ rừng
- Soạn bài Nhớ rừng
- Soạn Văn Nhớ rừng câu 1
- Soạn Văn Nhớ rừng câu 2
- Soạn Văn Nhớ rừng câu 3
- Soạn Văn Nhớ rừng câu 4
VnDoc xin giới thiệu Soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ bao gồm đáp án cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8, giúp các em học sinh củng cố kiến thức được học trong bài, học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo bài soạn bài mẫu kèm thông tin về tác giả Thế Lữ trong bài Soạn Văn 8: Nhớ rừng dưới đây.
- Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường
- Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Soạn bài Nhớ rừng ngắn gọn mẫu 1
Câu 1 SGK:
Bài thơ được chia làm 5 phần:
Phần 1: Đoạn 1: Nỗi căm giận, uất ức của con hổ khi bị nhục nhằn tù hãm.
Phần 2: Đoạn 2: Nỗi nhớ da diết của con hổ về cảnh sơn lâm.
Phần 3: Đoạn 3: Sự nuối tiếc khôn nguôi về một thời oanh liệt.
Phần 4: Đoạn 4: Sự căm ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
Phần 5: Đoạn 5: Sự khao khát tha thiết được trở về với cuộc sống tự do.
Câu 2 SGK:
a. Cảnh con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1, 4)
Tình cảnh và tâm trạng của con hổ: Bị nhốt chặt trong cũi sắt; trở thành thứ đồ chơi của thiên hạ tầm thường, bị đặt ngang bầy với những bọn tầm thường, vô nghĩa lí (hổ, báo) → Vô cùng nhục nhã, ngao ngán, lòng đầy căm uất nhưng đành buông xuôi bất lực.
Cảnh vườn bách thú và thái độ của hổ: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng, Len dưới nách những mô gò thấp kém, Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm”
→ Với hổ đó là cảnh nhân tạo, tầm thường, giả dối được tạo nên bởi bàn tay của con người. Giọng điệu thơ và các từ ngữ mang tính chế giễu, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt ⇒ Đó chính là thực trạng tù túng của xã hội đương thời và thái độ của những người yêu nước lúc bấy giờ.
b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ (khổ 2, 3, 5)
Cảnh núi rừng: Bóng cả cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, lá gai cỏ sắc, những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những binh minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca, những chiều lênh láng máu sau rừng.
Hình ảnh chúa sơn lâm: oai hùng, lẫm liệt, hòa mình với thiên nhiên lãng mạn.
→ Điệp từ, các từ ngữ giàu chất tạo hình để diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.
Tâm trạng: “Nào đâu”, “đâu những”…; "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu" → Sự đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của con hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ. Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam đương thời: nhớ tiếc quá khứ oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Câu 3 SGK:
Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, nay bị giam hãm trong cũi sắt giống như những người anh hùng, những con người yêu độc lập, tự do nhưng bị sống trong cảnh xâm lược, bị đàn áp.
Soạn bài Nhớ rừng mẫu 2
Soạn Văn Nhớ rừng câu 1
Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:
- Đoạn 1 và đoạn 4: Nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.
- Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.
- Đoạn 5: Hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.
Soạn Văn Nhớ rừng câu 2
Câu 2:
a.
- Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.
+ Đoạn 1: Thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Đoạn 4: Cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: Cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".
+ Đoạn 2+3: Miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.
b.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm.
- Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gài ngàn", "giọng nguồn hét núi".
- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.
=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.
c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.
Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Soạn Văn Nhớ rừng câu 3
Câu 3:
Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.
Soạn Văn Nhớ rừng câu 4
Câu 4:
Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:
- Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.
- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ...)
- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.
Soạn văn 8 bài tiếp theo: Soạn Văn 8: Ông đồ (Vũ Đình Liên)
...................................
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Nhớ rừng (Thế Lữ) ngắn gọn, hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn lớp 8, chuẩn bị bài kỹ càng trước khi đến lớp.
- Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ,
- Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
- Soạn bài Nhớ rừng chi tiết
- Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc)
Ngoài Soạn bài Nhớ rừng (Thế Lữ) ngắn gọn, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi, học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.
Từ khóa » Nhớ Rừng Vndoc
-
Nhớ Rừng
-
Soạn Ngữ Văn Lớp 8 Bài Nhớ Rừng - Học Tốt
-
Soạn Bài Lớp 8: Nhớ Rừng
-
Top 18 Lập Dàn ý Khổ 3 Bài Nhớ Rừng Hay Nhất 2022 - TBDN
-
Tài Liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài Nhớ Rừng - Xemtailieu
-
Phân Tích Bài Thơ “Nhớ Rừng” Của Thế Lữ.pdf (Lớp 8)
-
Phân Tích Hình Tượng Con Hổ Trong Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ
-
Soạn Văn 8 Tập 2 Nhớ Rừng | Vượt-dố
-
Top 15 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Rừng Lớp 8 2022
-
Soạn Văn Bài Nhớ Rừng Lớp 8 - Xây Nhà
-
Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ - - YouTube