Soạn Bài Ôn Tập Văn Học Dân Gian Việt Nam (chi Tiết)
Có thể bạn quan tâm
Phần I
Video hướng dẫn giải
I - NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Định nghĩa, đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
a. Định nghĩa văn học dân gian: Văn học dân gian là những tác do nhân dân sáng tạo trong quá trình học tập, sinh hoạt, mang tính tập thể, tính truyền miệng, nhằm phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.
b. Đặc trưng của văn học dân gian, chứng minh:
- Tính truyền miệng: Là đặc điểm nói lên phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói, khác hẳn với văn học viết (sử dụng ngôn ngữ viết).
Các tác phẩm đã học như Sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê-đê), truyện thơ Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ (dân tộc Kinh), cùng với các bài ca dao, truyện cười, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng, về sau, các tác phẩm đã được ghi chép lại.
- Tính tập thể: Là đặc trưng trên phương diện người sáng tác học dân gian, thường là tác phẩm của nhiều người, vì trong quá trình truyền miệng, những người tham gia vẫn có quyền thêm, bớt và sáng tạo lại khiến cho tác phẩm có được phong cách tập thể, phán ánh rõ rệt với các tác phẩm văn học viết (có phong cách cá nhân).
Các tác phẩm văn học dân gian đã học đều mang tính tập thể, là sản phẩm sáng tác của tập thể, không mang dấu ấn phong cách của cá nhân nào.
- Tính thực hành: Phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng.
2. Hệ thống các thể loại văn học dân gian
a. Lập bảng hệ thông tổng hợp các thể loại theo mẫu
Truyện dân gian | Câu nói dân gian | Thơ dân gian | Sân khấu dân gian |
Thần thoại Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười | Tục ngữ Vè Câu đố | Sử thi Truyện thơ Ca dao | Chèo Tuồng đồ, các trò diễn (Có tích trò) |
b. Hệ thống đặc trưng của một số thể loại chính
TT | Thể loại | Ví du | Đặc trưng |
1 | Sử thi anh hùng | Đăm Săn | Kể về các nhân vật anh hùng thời hình thành các dân tộc với thái độ tôn vinh, có tính chất thần linh, kỳ ảo. |
2 | Truyền thuyết | An Dương Vương | Kể về các nhân vật lịch sử, có liên quan đến thần linh |
3 | Cổ tích | Tấm Cám | Kể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhằm bênh vực cái thiện, có các yếu tố kỳ ảo tham gia hỗ trợ. |
4 | Truyện cười | Tam đại con gà | Kể về những điều nghịch lý, mất tự nhiên, nhằm giải trí hoặc phê phán. |
5 | Ca dao | Các bài ca dao đã học | Thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của tầng lớp bình dân. |
6 | Truyện thơ | Tiễn dặn người yêu | Kể lại những câu chuyện tình cảm, cũng có đấu tranh chống cái ác như dưới hình thức bài thơ dài. |
3. Lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu (SGK):
Câu 4.
a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thận phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh, ẩn dụ gì?
b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao.
Trả lời:
a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những người ấy hiện lên như thế nào? Bằng những so sánh ẩn dụ gì?
- Ca dao than thân là lời của những người bình dân, vì những người phụ nữ bình dân trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều điều bất hạnh, họ phải chịu nhiều tầng áp bức.
Thân phận người phụ nữ bình dân hiện lên trong bài ca dao than thân như là những số phận không thể tự chủ, không quyết định được vận mệnh của mình. Họ thường ví mình như “tấm lụa đào” giữa chợ, như “hạt mưa sa” giữa trời, như “giếng giữa đàng” không biết vận may rủi sẽ rơi vào tay ai.
- Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến niềm thương nỗi nhớ, tình cảm mặn mà, thuỷ chung son sắt.
Ca dao thường nhắc đến “cái khăn” để bộc lộ tình yêu vì đó là những hình ảnh gần gũi, được chọn để biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng, tình yêu của nhân dân lao động.
Ca dao cũng thường dùng các biểu tượng “cây đa”, “bến nước”, “con thuyền”, “gừng cay”, “muối mặn” để nói lên tình nghĩa của mình vì những sự vật ấy có những nét tương đồng, gần gũi với tình cảm của con người nông thôn Việt Nam.
- So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hài hước: Đây đều là những tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, hài hước. Điều này cho thấy tâm hồn người bình dân luôn lạc quan trước cuộc đời còn nhiều nỗi lo toan, vất vả.
b. Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao
Biện pháp nghệ thuật | Ý nghĩa | Ví dụ |
So sánh | Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên cơ sở những nét giống nhau. | Thân em như tấm lụa đào... Thân em như củ ấu gai... Thân em như giêng giữa đàng... Muối mặn... gừng cay... (như đôi ta tình nặng nghĩa dày) |
Ẩn dụ | Là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác (vắng mặt) trên cơ sở những nét giống nhau. | Mặt trăng sánh với mặt trời... Khăn thương nhớ ai |
Hoán dụ | Là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác trên cơ sở những mối quan hệ gần nhau (toàn thể - bộ phận,...). | Mắt thương nhớ ai. |
Nói quá | Tức phóng đại, có ít nói nhiều, có nhỏ nói to hay ngược lại. | Ước gì sông rộng một gang... Lỗ mũi mười tám gánh lông. |
Nói ngược | Cách nói làm cho những gì trái ngược lại nằm trong hình thức thuận chiều. | Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng. |
Tương phản | Cách nói tạo thành hai vế ngược nhau. | Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. |
Từ khóa » Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Kẻ Bảng
-
Hệ Thống Các Thể Loại Văn Học Dân Gian Lập Bảng Hệ Thống - Khóa Học
-
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Thủ Thuật
-
Hệ Thống Thể Loại Của Văn Học Dân Gian Việt Nam
-
Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Ngữ Văn 10 - Hoc247
-
BẢNG THỐNG Kê Văn Học Dân GIAN VIỆT NAM - Tài Liệu - 123doc
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Việt Nam - 123doc
-
Văn Học Dân Gian Việt Nam Có Những Thể Loại Nào?Hãy định Nghĩa ...
-
Bảng Thống Kê Các Tác Phẩm Văn Học Dân Gian Lớp 10
-
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
-
Hướng Dẫn Soạn Bài: Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Việt Nam
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Lớp 10 - Thả Tim
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Việt Nam Sgk Ngữ Văn 10 ...