Soạn Bài Ôn Tập Văn Học Dân Gian Việt Nam

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam ngắn gọnNgữ văn lớp 10

I. Trả lời câu hỏi ôn tập về văn học dân gian Việt Nam

Câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

Trả lời:

Trình bày các đặc tr­ưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đã học)

- Tính truyền miệng: Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Ví dụ như các truyện cổ tích, truyền thuyết: Thánh Gióng, Tấm Cám, Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

- Tính tập thể: Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng -  tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện. Ví dụ như các bài ca dao, tục ngữ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.

- Tính thực hành: là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Ví dụ như những bài hát giao duyên.

Câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại gì ? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp các thể loại theo mẫu (SGK trang 100).

Trả lời:

Truyện dân gianCâu nói dân gianThơ ca dân gianSân khấu dân gian
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơTục ngữ, câu đốCa dao, vèTuồng dân gian, chèo

 Đặc trưng của các thể loại chính

TTThể loạiVí duĐặc trưng
1Sử thi anh hùngĐăm SănKể về các nhân vật anh hùng thời hình thành các dân tộc vối thái độ tôn vinh, có tính chất thần linh, kì ảo.
2Truyền thuyếtAn Dương VươngKể về các nhân vật lịch sử, có liên quan đến thần linh
3Cổ tíchTấm CámKể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhằm bênh vực cái thiện, có các yếu tố kì ảo tham gia hỗ trợ.
4Truyện cườiTam đại con gàKể về những điều nghịch lí, mất tự nhiên, nhằm giải trí hoặc phê phán.
5Ca daoCác bài ca dao đã họcThể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của tầng lớp bình dân.
6Truyện thơTiễn dặn người yêuKể lại những câu chuyện tình cảm, cũng có đấu tranh chống cái ác như dưới hình thức bài thơ dài.

Câu 3 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Từ các truyện dân gian (hoặc các đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu (SGK trang 100).

Trả lời:

Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian:

Thể loạiMục đích sáng tácHình thức lưu truyềnNội dung phản ánhKiểu nhân vậtĐặc điểm nghệ thuật
Sử thi anh hùngGhi lại cuộc sống và mơ ước phát triển cộng đồng người Tây NguyênHát - kểHình ảnh xã hội Tây Nguyên ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền dân tộcNgười anh hùng kì vĩ, cao đẹp, giàu lí tưởngSo sánh phóng đại, trùng điệp tạo ra sự hoành tráng, kì vĩ
Truyền thuyếtThể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sửKể - diễn xướngKể về các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua hư cấu, tưởng tượngNhân vật lịch sử được truyền thuyết hóaCó sự tham gia của các chi tiết sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo
Truyện cổ tíchThể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong XH có giai cấpKểXung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian ácNgười con riêng, con út, người bất hạnh,...Truyện không có thật, kết cấu theo kiểu đường thẳng, nhân vật chính trải qua các chặng khác trong cuộc đời
Truyện cườiMua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội nhằm giáo dục nội bộ nhân dân, lên án, tố cáo giai cấp thống trịKểNhững điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu trong xã hội.Kiểu nhân vật có thói hư tật xấuTruyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột gây cười

Câu 4 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thận phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh, ẩn dụ gì?

Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động ? Vì sao họ hay nhắc đến các biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn,... để nói lên tình nghĩa của mình ?

So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của họ.

b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao.

Trả lời:

a.

- Ca dao than thân thường là lời than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của họ long đong, lận đận bị phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ không ai biết đến. Những hình ảnh ẩn dụ thường được sử dụng: tấm lụa đào, củ ấu gai,…

– Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu lứa đôi thắm thiết mặn nồng, nỗi nhớ nhung da diết và tình nghĩa thủy chung,…của con người trong cuộc sống. Các biểu tượng thường được sử dụng: tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn,…

– Ca dao hài hước phê phán những thói tật xấu của con người và nói lên tinh thần lạc quan yêu đời của người dân lao động trong cuộc sống vất vả của họ.

b. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao: so sánh, ẩn dụ, phóng đại, nói giảm,…

II. Gợi ý làm bài tập vận dụng ôn tập về văn học dân gian Việt Nam

Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối tả hình ảnh và sức khoẻ của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó, hãy cho biết:

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?

b. Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?

Trả lời:

– Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn: so sánh, phóng đại, trùng điệp. Dẫn chứng: “một lần xốc tới…vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa…qua phía tây…”, “múa trên cao, gió như bão,…rễ bay tung”, đôi mắt “long lanh như mắt chim ghếch”, bắp chân “to bằng cây xà ngang”,…

– Hiệu quả nghệ thuật: lí tưởng hóa vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một không gian hoành tráng.

Câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu - Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu (SGK trang 101).

Trả lời:

Cái cột lõi sự thật lịch sửBi kịch được hư cấuNhững chi tiết hoang đường, kì ảoTính chất của bi kịchKết quả của bi kịchBài học rút ra
Cuộc xung đột giữa An Dương Vương và Triệu Đà thời kì Âu LạcBi kịch tình yêuThần Kim Quy, nỏ thần, ngọc trai - giếng nước, rùa vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biểnDữ dội, quyết liệt và toàn diệnMất tất cả: tình yêu, gia đình, đất nướcCảnh giác giữ nước, không ỷ thế chủ quan, không nhẹ dạ cả tin

Câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

“Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” (phần Ghi nhớ truyện Tấm Cám). Anh (chị) hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ “sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình:

– Thời gian đầu, Tấm yếu đuối, thụ động. Luôn khóc khi gặp khó khăn, chỉ trông cậy vào Bụt. Bị mất giỏ cá, Tấm khóc. Bị mất Bống, Tấm cũng khóc,…

– Thời gian sau, kể từ khi làm hoàng hậu, Tấm kiên quyết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc và giành sự sống cho mình. Lúc này, Bụt không còn giúp Tấm nữa. Tự Tấm phải tìm cách biến hóa để tồn tại, để được trở lại làm người, xinh đẹp và hạnh phúc hơn.

Câu 4 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu (SGK trang 102)

Trả lời:

Tên truyệnĐối tượng cười (Cười ai?)Nội dung cười (Cười cái gì?)Tình huống gây cườiCao trào để tiếng cười "òa" ra
Tam đại con gàHọc trò dốt mà làm thầy đồ, ống bốSự giấu dốt của con người- Không biết chữ kê - Khấn hỏi thổ công.Khi anh học trò dốt đọc kê thành Dủ dỉ là con dù dì
Nhưng nó phải bằng hai màyThầy lí, Cải, NgôSự trơ tráo của kẻ ăn hối lộ, tấn bi hài kịch của kẻ hối lộHối lộ tiền mà vẫn bị đánh. Nhận tiền hối lộ mà vẫn đánh đòn người hối lộKhi thầy lí nói Nhưng nó lại phải bằng hai mày

Câu 5 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Điền tiếp vào sau các từ "Thân em như..." và "Chiều chiều..." để thành những bài ca dao trọn vẹn (không kể các bài ca dao đã học). Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc) ?

b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).

c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:

- Chiếc khăn, chiếc áo.

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu.

- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay - muối mặn.

d) Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Trả lời:

– Thân em như cái bàn cờ

Hễ đánh lại xóa bao giờ cho xong.

– Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

– Thân em như thể cây thông

Mùa hè tươi tốt mùa đông rậm rà.

– Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

– Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về quê mẹ mà không có đò.

– Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.

Cách mở đầu những bài ca dao bằng mô thức lặp như thế này có tác dụng rất nhiều trong việc tạo ấn tượng thẩm mĩ và xúc cảm cho người đọc. Mô típ “thân em như…” thường gợi ra thân phận chua xót, ngậm ngùi. Còn mô típ “chiều chiều…” gợi đến một khoảng thời gian của nỗi nhớ.

b) Các hình ảnh so sánh trong các bài ca dao đã học: Tấm lụa đào, củ ấu gai, chiếc khăn, ngọn đèn,…

Những hình ảnh này đều là những hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó đã được tác giả dân gian chọn lọc và nâng lên thành những hình ảnh nghệ thuật. Những hình ảnh này tùy vào văn bản cụ thể sẽ có lớp nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều mang ý nghĩa biểu tượng chỉ thân phận người phụ nữ có số phận bất hạnh.

c) Một số bài ca dao có:

– Chiếc khăn, chiếc áo :

– Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

– Thôi thôi buông áo em ra

Để em đi bán kẻo hoa em tàn.

– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

– Nhớ ai hết đứng lại ngồi

Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.

– Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi

Nhớ chỗ chàng đứng, nhớ nơi chàng nằm

Vắng chàng em vẫn hỏi thăm

Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn!

– Nhớ ai con mắt lim dim

Chân đi thất thểu như chim tha mồi.

– Biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền:

– Cây đa cũ, bến đò x­a

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

– Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đ­a.

– Thuyền em đậu bến Phú An

Mau đi em đợi, mau sang em chờ.

d) Một số câu ca dao hài hước có tính chất giải trí, mua vui :

– Ai làm chùa ngã xuống sông

Phật nổi lổm ngổm, chuông đồng chìm theo.

– Cái bống đi chợ Cầu Canh

Cái tôm đi trước củ hành đi sau

Con cua lạch tạch theo hầu

Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.

– Ngồi buồn đốt một đống rơm

Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói lên đến tận Thiên Tào,

Ngọc Hoàng phán hỏi, thằng nào đốt rơm?

Câu 6 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1

 Tìm một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.

Trả lời:

Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu – cau là chất liệu của ca dao; các bài thơ của Nguyễn Bính cũng sử dụng rất nhiều chất liệu của ca dao; trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ lấy từ chất liệu ca dao (ví dụ như: Truyện Kiều: “Thiếp như hoa đã lìa cành / Chàng như con bướm lượn vành mà chơi”. Ca dao: “Ai làm cho bướm lìa hoa / Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”).

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiếtNgữ văn lớp 10

I. Trả lời câu hỏi ôn tập về văn học dân gian Việt Nam

Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

Trả lời:

a. Định nghĩa văn học dân gian: Văn học dân gian là những tác do nhân dân sáng tạo trong quá trình học tập, sinh hoạt, mang tín thể, truyền miệng, nhằm phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.

b. Đặc trưng của văn học dân gian, chứng minh:

- Tính truyền miệng: Là đặc điểm nói lên phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói, khác hẳn với văn học viết (sử dụng ngôn ngữ viết).

Các tác phẩm đã học như sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê-đê), truyện thơ Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ (dân tộc Kinh), cùng với các bài ca dao, truyện cười, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng, về sau, các tác phẩm đã được ghi chép lại.

- Tính tập thể: Là đặc trưng trên phương diện người sáng tác học dân gian thường là tác phẩm của nhiều người, vì trong quá trình truyền bằng miệng, những người tham gia vẫn có quyền thêm, bớt và sáng tạo lại khiến cho tác phẩm có được phong cách tập thể, phán ánh rõ rệt với các tác phẩm văn học viết (có phong cách cá nhân).

Các tác phẩm văn học dân gian đã học đều mang tính tập thể, là sản phẩm sáng tác của tập thể, không mang dấu ấn phong cách của cá nhân nào.

- Tính thực hành: Phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng.

Bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại gì ? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp các thể loại theo mẫu (SGK trang 100).

Trả lời:

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ dân gian

Sân khâu dân gian

Thần thoại

Truyền thuyết

Cổ tích

Ngụ ngôn

Truyện cười

Tục ngữ

Câu đố

Sử thi

Truyện thơ

Ca dao

Chèo Tuồng đồ

Các trò diễn (Có tích trò)

Đặc trưng của các thể loại dân gian chủ yếu:

* Sử thi

- Những câu chuyện kể về các vị anh hùng, những vấn đề có ý nghĩa với đời sống cộng đồng.

- Đặc điểm nghệ thuật:

+ Tác phẩm có quy mô lớn

+ Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về trí tuệ, sức mạnh cơ bắp

+ Sự trùng điệp câu văn, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, phóng đại.

* Truyền thuyết

Những câu chuyện kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan tới lịch sử) thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân.

Nghệ thuật:

+ Văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải

+ Sự tham gia của những chi tiết, sự việc có tính huyền bí, thiêng liêng

* Truyện cổ tích

Phản ánh ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội thông qua truyện kể về những con người bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, ngốc nghếch…)

Nghệ thuật:

+ Hình tượng nhân vật xây dựng dựa trên hư cấu

+ Có sự tham gia của các chi tiết hoang đường, kì ảo

+ Có kết cấu quen thuộc: nhân vật chính gặp nạn, vượt qua, hưởng hạnh phúc

* Truyện cười

Tạo nên tiếng cười mỉa mai, châm biếm thói xấu của con người với mục đích để giáo dục, giải trí

Nghệ thuật:

- Dung lượng ngắn, logic, kết thúc bất ngờ, gây cười.

* Truyện thơ

Diễn tả tâm trạng, suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng xã hội bị tước đoạt.

Nghệ thuật

- Có tính tự sự, dung lượng dài

- Thường sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, biện pháp điệp từ, điệp cú pháp để nhấn mạnh

Bài 3 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Từ các truyện dân gian (hoặc các đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu (SGK trang 100).

Trả lời:

Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian:

Thể loạiMục đích sáng tácHình thức lưu truyềnNội dung phản ánhKiểu nhân vậtĐặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng)Ghi lại cuộc sống và mơ ước phát triển cộng đồng người Tây NguyênHát-kểHình ảnh xã hội Tây Nguyên ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền dân tộcNgười anh hùng kì vĩ, cao đẹp, giàu lí tưởngSử dụng thủ pháp so sánh phóng đại, trùng điệp tạo ra sự hoành tráng, kì vĩ
Truyền thuyếtThể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và các nhân vật lịch sửKể-diễn xướng(dịp lễ hội)Kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua hư cấu, tưởng tượngNhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy)Có sự tham gia của những chi tiết của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (Các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay sự biến thân)
Truyện cổ tíchThể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội đã phân chia giai cấpKểXung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà.Người con riêng, người con út, người bất hạnh, nugời nghèo, mụ dì ghẻ,...Truyện không có thật, kết cấu theo kiểu đường thẳng, nhân vật chính trải qua các chặng khác nhau trong cuộc đời.
Truyện cườiMua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội nhằm giáo dục trong nội bộ nhân dân, hoặc lên án, tố cáo giai cấp thống trị.KểNhững điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu trong xã hộiKiểu nhân vật có thói hư tật xấu (học trò giấu dốt, thầy lí tham tiền,...)Truyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc đột ngột để tạo tiếng cười.

Bài 4 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thận phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh, ẩn dụ gì?

Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động ? Vì sao họ hay nhắc đến các biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn,... để nói lên tình nghĩa của mình ?

So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của họ.

b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao.

Trả lời:

a.

- Ca dao than thân là lời của những người bình dân, vì những người phụ nữ bình dân trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều điều bất hạnh, họ phải chịu nhiều tầng áp bức.

Thân phận người phụ nữ bình dân hiện lên trong bài ca dao than thân như là những số phận không thể tự chủ, không quyết định được vận mệnh của mình. Họ thường ví mình như “tấm lụa đào” giữa chợ, như “hạt mưa sa” giữa trời, như “giếng nước giữa đàng” không biết vận may rủi sẽ rơi vào tay ai.

- Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến niềm thương nỗi nhớ, tình cảm mặn mà, thuỷ chung son sắt.

Ca dao thường nhắc đến “cái khăn” để bộc lộ tình yêu vì đó là những hình ảnh gần gũi, được chọn để biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng, tình yêu của nhân dân lao động.

Ca dao cũng thường dùng các biểu tượng “cây đa”, “bến nước”, “con thuyền”, “gừng cay”, “muối mặn” để nói lên tình nghĩa của mình vì những sự vật ấy có những nét tương đồng, gần gũi với tình cảm của con người nông thôn Việt Nam.

- So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hài hước: Đây đều là những tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, hài hước. Điều này cho thấy tâm hồn người bình dân luôn lạc quan trước cuộc đòi còn nhiều nỗi lo toan, vất vả.

b. Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao:

Biện pháp nghệ thuật

Ý nghĩa

Ví dụ

So sánh

Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên cơ sở những nét giống nhau.

Thân em như tấm lụa đào... Thân em như củ ấu gai... Thân em như giêng giữa đàng...

Muối mặn... gừng cay... (như đôi ta tình nặng nghĩa dày)

Ẩn dụ

Là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác (vắng mặt) trên cơ sở những nét giống nhau.

Mặt trăng sánh với mặt trời...

Khăn thương nhớ ai

Hoán dụ

Là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác trên cơ sở những mối quan hệ gần nhau (toàn thể - bộ phận,...).

Mắt thương nhớ ai.

Nói quá

Tức phóng đại, có ít nói nhiều, có nhỏ nói to hay ngược lại.

Ước gì sông rộng một gang... Lỗ mũi mười tám gánh lông.

Nói ngược

Cách nói làm cho những gì trái ngược lại nằm trong hình thức thuận chiều.

Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.

Tương phản

Cách nói tạo thành hai vế ngược nhau.

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

II. Gợi ý làm bài tập vận dụng ôn tập về văn học dân gian Việt Nam

Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối tả hình ảnh và sức khoẻ của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó, hãy cho biết:

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?

b. Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?

Trả lời:

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:

- Miêu tả bằng những hình ảnh so sánh:

“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc... (đoạn giữa).

  Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy (Đoạn cuối).

- Sử dụng hình ảnh phóng đại:

“Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung" (đoạn giữa).

  “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán" (đoạn cuối).

- Thủ pháp trùng điệp: Nằm ở nội dung của các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như đặc điểm của Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ, lớn lao: "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ",...

- Sử dụng yếu tố kì ảo: Trong đoạn trích, sở dĩ Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây còn có vai trò rất quan trọng của ông Trời. Đó là nhân vật thần linh theo quan niệm của người Ê-đê thời xưa, cũng là yếu tố kì ảo trong truyện dân gian nói chung.

b. Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật này cùng với trí t­ưởng tượng hết sức phong phú của tác giả, dân gian đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi - một vẻ đẹp kì vĩ lớn lao trong một khung cảnh cũng rất hoành tráng và dữ dội.

Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu - Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu (SGK trang 101).

Trả lời:

Cái lõi sự thật lịch sử

Bi kịch được hư cấu

Những chi tiết hoang đường, kì ảo

Tính chất của bi kịch

Kết cục của bi kịch

Bài học rút ra

Cuộc xung đột giữa An Dương Vương và Triệu Đà thời kì Âu Lac (theo lịch sử nước ta)

Bi kịch tình yêu (lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia)

Thần Kim quy, lẫy nỏ thần, Ngọc trai - giếng nước, Rùa vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biển.

Dữ dôi, quyết liệt và toàn diện.

Mất tất cả: Tình yêu, Gia đình, Đất nước

Cảnh giác giữ nước, không ỷ thế mà chủ quan, không nhẹ dạ cả tin

Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

“Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” (phần Ghi nhớ truyện Tấm Cám). Anh (chị) hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm rõ đặc sắc nghệ thuật của truyện là sự chuyển biến hình tượng nhân vật Tấm:

Một trong những đặc sắc về nghệ thuật của truyện Tấm Cám là sự chuyển hóa liên tục của nhân vật Tấm, từ chỗ yếu đuối, thụ động, đến chỗ cương quyết giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Điều đó có thể thấy rõ qua hai giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật:

- Giai đoạn đầu: Tấm chỉ là một cô gái yếu đuối, thụ động (từ đầu đến chỗ Tấm chết hóa thành con chim vàng anh). Trong đoạn này, nhân vật Tấm chủ yếu xuất hiện là con người nhỏ bé, yếu đuối, bị áp bức... chỉ biết khóc khi bị áp bức. Để nhân vật vượt qua được ngang trái, hầu hết phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài (Bụt).

- Từ chỗ hóa thành chim vàng anh đến hết truyện, nhân vật có sự chuyển hóa thành chủ động, kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình: Trong đoạn này, Tấm trở nên chủ động, kiên quyết, mạnh mẽ hơn. Biểu hiện của những phẩm chất đó qua tiếng chim Vàng Anh (Giặt áo chồng tao - Thì giặt cho sạch...), qua tiếng khung cửi (Kẽo cà kẽo kẹt - Lấy tranh chồng chị - Chị khoét mắt ra); qua cả việc hóa thân qua các kiếp khác; kiếp làm con chim, kiếp làm cây xoan, cây thị... và cuối cùng trở về kiếp con người.

Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển về tính cách như vậy là vì ban đầu, Tấm chưa ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn thì chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

Bài 4 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu (SGK trang 102)

Trả lời:

Truyện

Đối tượng cười

Nội dung cười

Tình huống cười

Cao trào

Tam đại con gà

Thầy đồ dốt

Thói sĩ diện hão, đã dốt lại hay giấu dốt

Thầy bị học trò hỏi dồn, nhất là người nhà chất vấn

Thầy bia ra "Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà" để chống chế

Nhưng nó phải bằng hai mày

Quan tham

Thói tham ô, ăn hối lộ

Hai người cùng hối lộ, quan xử kiện dựa theo số tiền nhận hối lộ

Cử chỉ của Cải và ông Lý, ngầm liên quan với lòi ông Lý: "Tao biết mày phải, nhưng nó còn phải bằng hai mày".

Bài 5 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Điền tiếp vào sau các từ "Thân em như..." và "Chiều chiều..." để thành những bài ca dao trọn vẹn (không kể các bài ca dao đã học). Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc) ?

b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).

c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:

- Chiếc khăn, chiếc áo.

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu.

- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay - muối mặn.

d) Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Trả lời:

a. Điền tiếp

- Thân em như tấm lụa điều

 Đã đông kẻ chuộng lại nhiều kẻ ưa

- Thân em như miếng cau khô

Người khôn tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

- Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về với mẹ mà không có đò

- Chiều chiều chim rét kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

- Chiều chiều ra đứng lầu tây

Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng...

Mở đầu các bài ca dao theo mô-típ như vậy có tác dụng tạo ra thói quen để người nghe dễ tiếp nhận.

b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học:

Các hình ảnh so sánh

Các hình ảnh ẩn dụ

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

- Mình ơi mình nhớ ta chăng

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời

- Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Có xa nhau đi chăng nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

- Mặt trăng sánh với Mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng...

- Khăn thương nhớ ai! Khăn rơi xuống đất...

Đèn thương nhớ ai mà đèn chẳng tắt...

- Giải thích lí do: Nhân dân lao động lấy các hình ảnh so sánh ẩn dụ này trong thực tế lao động sản xuất hằng ngày. Những người đi sớm về khuya thường thấy sao Mai, sao Hôm, sao Vượt rất gần gũi, những người nông dân thấy "gừng cay, muối mặn" chiếc khăn, chiếc đèn... là những vật rất quen thuộc...

Hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao là làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về chiếc khăn, chiếc áo, nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu, biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn...

- Chồng em áo rách em th­ương

Chồng ng­ười áo gấm xông hư­ơng mặc ng­ười.

- Thôi thôi buông áo em ra

Để em đi bán kẻo hoa em tàn.

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

- Nhớ ai hết đứng lại ngồi

Ngày đêm tơ t­ưởng một người tình nhân.

- Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi

Nhớ chỗ chàng đứng, nhớ nơi chàng nằm

Vắng chàng em vẫn hỏi thăm

Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn!

- Nhớ ai con mắt lim dim

Chân đi thất thểu như­ chim tha mồi.

Bài 6 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1

 Tìm một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.

Trả lời:

a. Trong văn học trung đại

- Thơ Hồ Xuân Hương:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

+ Thân em: cách mở đầu giống với mô - tip bắt đầu bằng thân em của ca dao.

+ Bảy nổi ba chìm sử dụng lời ăn tiếng nói của dân gian (thành ngữ)

- Thơ Nguyễn Khuyến:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

(Bạn đến chơi nhà)

+ Lấy từ "Miếng trầu làm đầu câu chuyện" - tục lệ tiếp khách có trầu không trong dân gian.

b. Trong văn học hiện đại

-  Bài thơ Bài ca xuân 68 của Tố Hữu có đoạn:

"Hoan hô Anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất!

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất

Sống hiên ngang, bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi

=> Đoạn thơ có sử dụng chất liệu trong cổ tích Thạch Sanh.

"Súng nổ rung trời giận dữ

 Người lên như nước vỡ bờ 

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy, sáng lòa"...

=> Khổ thơ trên có sử dụng 2 hình ảnh trong ca dao: hình ảnh "lửa thử vàng" và "bông sen không lấm trong bùn":

"Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"

Hình tượng "Lửa thử vàng" dẫn đến việc dùng từ "sáng lòa" trong câu: "Nước Việt Nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".

Và bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Do ý tứ của bài ca dao này mà Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ "bùn" trong "Rũ bùn đứng dậy..."

Các nhà thơ, nhà văn lớn thường lấy trong ca dao, truyện kể dân gian những yếu tố nội dung và nghệ thuật làm nên tác phẩm của mình.

III.Hướng dẫn một số hoạt động ngoài giờ

Có thể chọn một số hình thức hoạt động dưới đây:

Hoạt động 1. Chuyển các văn bản truyện dân gian thành hoạt cảnh để trình diễn:

a) Chiến thắng Mtao Mxây

b) Bi kịch Mị Châu - Trọng Thuỷ

c) Các truyện cười.

Hoạt động 2. Sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở địa phương và chép vào sổ tay văn học.

Gợi ý:

Dựa vào đặc điểm của mỗi địa phương nơi học sinh học tập và sinh sống để thực hiện sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở nơi đó.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học dân gian ở Thái Nguyên:

- Thần thoại: thần thoại Sán Dìu, Trại Đất, người khổng lồ Tài Ngào, ...

- Truyền thuyết: Sự tích Đền Cô Thắm, Sự tích Miếu Nữ Tướng, Sự tích Gò Chúa Chỏm, Sự tích Núi Cô Tiên, Núi Đong Quân…

- Cổ tích: Sự tích Thôm Toòng, Sự tích Ruộng Thác Đao, Tua Tềnh và Tua Nhì, ...

Hoạt động 3. Viết một bài thu hoạch về những vấn đề tâm đắc nhất của bản thân sau khi học xong phần văn học dân gian.

Gợi ý:

Học sinh có thế tự chọn vấn đề tâm đắc nhất với mình, có thể là:

– Nội dung đúng đắn, tiến bộ; tình cảm trong sáng, lành mạnh; những ước mơ nhân đạo trong văn học dân gian.

– Những nét đẹp về nghệ thuật của văn học dân gian (kết cấu, ngôn ngữ, cách diễn đạt, hình ảnh, biểu tượng, các biện pháp tu từ,…).

– Một tác phẩm, một nhân vật cụ thể (Đăm Săn, Mị Châu, Tấm,…).

– Một số đặc điểm nổi bật: yếu tố kì ảo trong truyền thuyết, truyện cổ tích; các hình thức lặp lại trong ca dao; nghệ thuật gây cười trong truyện cười.

Có thể tham khảo bài thu hoạch sau đây:

Hai đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.

- Về loại hình nghệ thuật: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát...

- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn tại cố định (tồn tại bằng văn tự), tồn tại hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn tại của tính nguyên hợp.

-.Tính tập thể của văn học dân gian mang đặc trưng truyền thống dân tộc

Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.

Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm.

Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian ứng tác (sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống.

- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như: tính khả biến (gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm), tính truyền miệng, tính vô danh.

- Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân:

Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ - một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội... Từ đặc trưng này mà văn học dân gian có tính đa chức năng, trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.

Tổng kết

  • Qua việc trả lời các câu hỏi soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam trên đây, học sinh cần củng cố khái niệm, đặc trưng cơ bản và các thể loại của văn học dân gian Việt Nam, biết vận dụng để phân tích các tác phẩm cụ thể.

// Trên đây là chi tiết phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình học bài. Tham khảo thêm các bài soạn khác tại thư mục Soạn văn 10 để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp nhé !

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Từ khóa » Các Văn Bản Văn Học Dân Gian Lớp 10