Soạn Bài Ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam - Ngữ Văn 11 - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài
28 FAQBài soạn dưới đây sẽ hỗ trợ các em tốt hơn trong quá trình chuẩn bị bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, đồng thời sẽ gợi mở cho các em những kiến thức cần thiết mà các em phải nắm. Chúc các em có thêm một bài soạn hay, chuẩn bị tốt bài học trước khi đến lớp. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạnÔn tập văn học trung đại Việt Nam tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chương trình chuẩn
2.1. Nội dung
2.2. Phương pháp
3. Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chương trình nâng cao
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
ATNETWORK1. Tóm tắt nội dung bài học
- Những nội dung của văn học trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam
- Những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của giai đoạn văn học
- Các tác phẩm tiêu biểu
2. Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chương trình chuẩn
2.1. Nội dung
Câu 1: Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới?
Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:
- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ)
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh (Chu Mạnh Trinh)
- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
Gợi ý:
- Nội dung yêu nước trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: là tư tưởng trung quân ái quốc với cảm hứng: ý thức độc lập tự chủ, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, lòng tự hào đất nước con người...
- Những biểu hiện mới:
- Ý thức về vai trò của trí thức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền)
- Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật)
- Mang âm hưởng bi tráng (tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu)
- Tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát)
- Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:
- Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu: lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá.
- Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): sự biết ơn với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
- Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): canh tân đất nước.
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến): ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, đồng thời thể hiện tình yêu nước thầm kín của tác giả.
- Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương): lòng căm thù giặc.
Câu 2: Theo anh (chị) vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này. Anh (chị) hãy cho biết: Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì? Hãy lựa chọn trong các vấn đề sau:
- Đề cao truyền thống đạo lí
- Khẳng định quyền sống con người
- Khẳng định con người cá nhân
Qua tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), trích đoạn Chinh phụ ngâm (bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm (?), thơ Hồ Xuân Hương, trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), các bài thơ Bài ca ngất ngưỡng (Nguyễn Công Trứ), Thương vợ (Trần Tế Xương), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), hãy làm sáng tỏ vấn đề mà anh chị cho là cơ bản nhất.
Gợi ý:
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thế kỉ XXVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, xuất hiện thành trào lưu nhân đạo vì : tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp tập trung vào vấn đề con người.
- Biểu hiện của nội dung nhân đạo:
- Sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người
- Khẳng định, đề cao nhân phẩm, tài năng, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
- Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
⇒ Vấn đề cơ bản của nội dung nhân đạo, hướng vào quyền sống con người (con người trần thế) qua Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, ý thức về cá nhân đậm nét (ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân), khẳng định con người cá nhân qua các tác phẩm như: Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du; Tự tình của Hồ Xuân Hương; Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
- Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Truyện Kiều (Nguyễn Du): đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân.
- Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm, nhà thơ muốn đặt ra và chống lại định mệnh.
- Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn): con người cá nhân được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ, hạnh phúc chóng phai tàn do chiến tranh
- Thơ Hồ Xuân Hương : đó là con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ bằng cách nói ngang với một cá tính mạnh mẽ.
- Truyện Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu): con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo nho giáo.
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ): con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ.
- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến): con người cá nhân trống rỗng mất ý nghĩa.
- Thơ Tú Xương: nụ cười giải thoát cá nhân và sự khẳng định mình.
Câu 3: Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng Kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
Gợi ý:
- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là bức tranh chân thực về cuộc sống phủ chúa với cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và cuộc sống thiếu sinh khí.
- Uy quyền nơi phủ chúa được thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt.
- Phủ chúa là nơi cực kì giàu sang và hết sức xa hoa. Giàu sang từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống.
- Cuộc sống nơi đây âm u, thiếu sinh khí, là nơi thiếu sức sống.
Câu 4: Những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tại sao có thể nói, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?
Gợi ý:
- Về nội dung:
- Đề cao đạo lí nhân nghĩa qua truyện Lục Vân Tiên
- Nội dung yêu nước qua Ngư tiều y thuật vấn đáp, bài thơ Chạy giặc và nhất là qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Về nghệ thuật:
- Bút pháp đạo đức - trữ tình
- Màu sắc Nam bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật
- Hình tượng bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ
- Hình tượng người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng bởi vì ở hình tượng này có sự kết hợp giữa yếu tố bi và tráng:
- Yếu tố bi được gợi lên qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của con người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót thương của người còn sống
- Yếu tố tráng thể hiện qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ngợi ca công đức của người đã hi sinh vì quê hương, đất nước.
2.2. Phương pháp
Câu 1: Lập bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 1
STT | Tên tác giả | Tên tác phẩm | Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật |
1 | Lê Hữu Trác | Vào phủ chúa Trịnh |
|
2 | Hồ Xuân Hương | Tự tình (bài II) |
|
3 | Nguyễn Khuyến | Câu cá mùa thu |
|
4 | Trần Tế Xương | Thương Vợ |
|
5 | Nguyễn Công Trứ | Bài ca ngất ngưởng |
|
6 | Cao Bá Quát | Bài ca ngắn đi trên bãi cát |
|
7 | Nguyễn Đình Chiểu | Lẽ ghét thương |
|
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc |
| ||
8 | Ngô Thì Nhậm | Chiếu cầu hiền |
|
Câu 2:
a) Tư duy nghệ thuật
- Tính quy phạm thể hiện trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật của một số bài thơ trung đại.
- Tính phá vỡ quy phạm như bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, bài ca ngắn đi trên bãi cát.
- Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến:
- Về phương diện nội dung: bài thơ lấy đề tài từ cuộc sống thôn quê - một khung cảnh làng quê, một ao thu tức là phá vỡ tính quy phạm về phương diện đề tài trong văn chương trung đại. Chính trên cơ sở hòa mình vào nhịp sống, điệu sống của nhân dân, nhà thơ đã phát hiện ra được mối quan hệ giàu tính giá trị nhân văn giữa thiên nhiên và đời sống con người với những hình tượng thơ chân thực, sinh động, gần gũi với tâm hồn dân tộc.
- Về phương diện hình thức nghệ thuật: Bài thơ được sáng tạo bằng chữ Nôm cho nên có thể miêu tả một cách cụ thể và linh hoạt hơn văn học chữ Hán những nét phong phú và mỹ lệ của thiên nhiên vùng nông thôn Việt Nam, có thể biểu lộ một cách sâu sắc và tế nhị hơn những khía cạnh độc đáo trong tâm hồn người Việt. Các từ ngữ: gợn tí, đưa vèo, trong veo... cách sử dụng vần điệu.... đã đem lại cho bài thơ một sức biểu cảm rất lớn khi miêu tả thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.
b) Quan niệm thẩm mỹ
- Hướng đến cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, sử dụng những điển cố điển tích.
- Các điển tích, điển cố:
- Truyện Lục Vân Tiên (trích đoạn "Lẽ ghét thương")
- Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá : Là những triều đại trong lịch sự Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn --> Nhấn mạnh sự khinh ghét của ông Quán với loại người này, từ số nói rõ quan điểm về "ghét" của ông quán.
- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc --> Là những điển tích về những người có tài đức nhưng lại phải chịu một cuộc đời vất vả, bị gièm pha, bị người hại --> Nhấn mạnh tấm lòng của ông Quán về thương yêu con người.
- Bài ca ngất ngưởng:
- Phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Dũ... nhằm lên cái thú tiêu dao của một người sống ngoài vòng danh lợi, đồng thời cũn g là để khẳng định sự ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa...
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi.... là những điển tích, điển cố, những thi liệu hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lệ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện niềm khao khát đổi thay cuộc sống.
- Truyện Lục Vân Tiên (trích đoạn "Lẽ ghét thương")
c) Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ tượng trưng.
- Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.
- Trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), bút pháp tượng trưng đã được nhà thơ sử dụng khá hiểu quả. Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi.
- Nhà thơ gọi con đường mình đang đi là con đường cùng. Hình ảnh con đường cùng ấy có ý nghĩa tượng trưng cho con đường công danh, con đường vô nghĩa. Con đường ấy không thể giúp ông đạt được lí tưởng cao đẹp của mình.
d) Thể loại: phong phú: chiếu, biểu, tấu, sớ, hịch, thơ tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn…
- Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là:
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).
- Bài ca ngất ngưởng (hát nói).
- Chiếu dời đô (chiếu).
- Bình Ngô đại cáo (cáo).
- Hịch tướng sĩ (hịch).
- Hoàng lê nhất thống chí (chí).
- Thượng kinh kí sự (kí sự).
- Vũ trung tùy bút (tùy bút).
- Đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong thơ Đường luật:
- Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.
- Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
- Đối trong thơ thất ngôn bát cú:
- Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
- Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc".
- Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật"
- Đối ý: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".
- Đặc điểm của thể loại văn tế
- Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
- Bố cục bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc gồm bốn phần:
- Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.
- Thích thực (từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
- Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
- Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
- Đặc điểm của thể loại hát nói
- Thể thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, …)
- Thơ hát nói có những đặc điểm sau:
- Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.
- Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do.
- Bài ca ngất ngưởng thể hiện rõ những đặc điểm trên của thể loại hát nói.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập văn học trung đại Việt Nam để nắm vững hơn kiến thức bài học.
3. Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chương trình nâng cao
Câu 1: Mỗi học sinh chuẩn bị nội dung ôn tập, viết thành nội dung ôn tập, viết thành đề cương từng vấn đề để trình bày trên lớp hoặc trong tổ, nhóm.
Câu 2: Mỗi tổ cử người trình bày từng vấn đề theo sự hướng dẫn của giáo viên
Có thể nêu những câu hỏi như sau:
a. Văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một gồm những bài nào? Hãy sắp xếp chúng theo trình tự thời gian.
Văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một gồm những bài:
- Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
- Cha tôi (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
- Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
- Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Tự tình (bài II Hồ Xuân Hương)
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
- Câu cá mùa thu (Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
- Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến)
- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Thương vợ (Trần Tế Xương)
- Vinh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
- Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
- Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
- Đổng Mẫu (Trích Sơn Hậu)
b. Đặc điểm của từng thể loại thuộc văn học trung đại.
- Văn xuôi tự sự.
- Kí thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân người cầm bút, kí trung đại không hư cấu và chỉ viết về những việc đã xảy ra đối với bản thân.
- Thơ lục bát
- Do đặc điểm riêng, thơ lục bát được dùng để sáng tác truyện Nôm. Truyện Nôm là loại hình đặc sắc, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của người Việt Nam.
- Thơ song thất lục bát
- Thể loại này cũng là một sáng tạo độc đáo của dân tộc ta. Thể loại này đắc dụng cho loại hình ngâm, than, vãn...
- Thơ hát nói
- Đây là một loại hình thơ độc đáo thể hiện sự sáng tạo của Việt Nam, phản ánh bước phát triển mới của thơ ca dân tộc và tài hoa của người sáng tác.
- Thơ Đường luật
- Thơ Đường luật có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng được Việt hóa từ thế kỉ XIII. Mỗi bài dù bị câu thúc bởi niệm luật rất chặt chẽ, song do tính hàm súc, thơ Đường luật có sức biểu cảm mạnh mẽ và đã trở thành một thể thơ dường như của người Việt, được người Việt sử dụng rộng rãi.
- Ca, hành.
- Bắt nguồn từ Trung Hoa, ca, hành được người Việt dùng để sáng tác ngay từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Do tính chất không bị gò bó vào vần luật, thể ca, hành diễn đạt được những nội dung phóng khoáng, tự do
- Chiếu
- Chiếu thuộc văn học chức năng hành chính do vua ban xuống cho bề tôi thi hành. Chiếu cũng có khi gọi là cáo, mệnh,...Cùng loại với chiếu nhưng do bề tôi viết để dâng lên vua thì gọi là biểu, tấu, sớ, điều trần,...Đặc điểm của văn điều trần là cách lập luận, những luận chứng và luận cứ để thuyết phục người nghe, người đọc. Đặc biệt, điều trần do bề dưới dâng lên vua, nên nghệ thuật thuyết phục càng đòi hỏi lời lẽ mềm mỏng mà sắc bén, nhẹ nhàng mà buộc chặt.
- Văn tế
- Thuộc loại hình văn học chức năng lễ nghi, văn tế dùng để thực hành một nghi lễ mang tính chất tín ngưỡng: cúng người đã khuất. Đặc biệt, văn tế những anh hùng nghĩa sĩ ngã xuống vì cuộc đấu tranh bảo vệ non sông đất nước thì lời lẽ đầy chất bi tráng với sự tri ân của toàn dân.
- Kịch bản tuồng
- Tuồng là loại hình văn học độc đáo và sáng tạo của dân tộc ta. Chất bi hùng và kết thúc có hậu là đặc điểm nổi bật của tuồng.
c. Nội dung chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam.
- Tinh thần yêu nước
- Tư tưởng nhân văn
d. Sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến qua các bài đã học.
- Giống nhau:
- Lòng yêu nước
- Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu
- Khác nhau:
- Nguyễn Đình Chiểu trực tiếp đương đầu với thực dân Pháp cùng bọn tay sai ngay những ngày đầu kháng chiến. Ông viết nhiều thể loại với nội dung theo đúng tuyên ngôn về quan điểm sáng tác của mình.
- Nguyễn Khuyến mang một nỗi niềm u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc, gửi lòng mình vào dòng thơ tâm sự, vào những bức phác thảo cảnh làng quê và trào lộng thói đời đen bạc, trào lộng thói đời đen bạc,...
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
NONESoạn văn liên quan
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh - Ngữ văn 11 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
Toán 11
Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 11 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 11 KNTT
Giải bài tập Toán 11 CTST
Trắc nghiệm Toán 11
Ngữ văn 11
Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 11 Cánh Diều
Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu 11
Tiếng Anh 11
Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST
Tài liệu Tiếng Anh 11
Vật lý 11
Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức
Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 11 Cánh Diều
Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT
Giải bài tập Vật Lý 11 CTST
Trắc nghiệm Vật Lý 11
Hoá học 11
Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức
Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo
Hoá Học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Hoá 11 KNTT
Giải bài tập Hoá 11 CTST
Trắc nghiệm Hoá học 11
Sinh học 11
Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức
Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh Học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh học 11 KNTT
Giải bài tập Sinh học 11 CTST
Trắc nghiệm Sinh học 11
Lịch sử 11
Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Sử 11 KNTT
Giải bài tập Sử 11 CTST
Trắc nghiệm Lịch Sử 11
Địa lý 11
Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Địa 11 KNTT
Giải bài tập Địa 11 CTST
Trắc nghiệm Địa lý 11
GDKT & PL 11
GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức
GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập KTPL 11 KNTT
Giải bài tập KTPL 11 CTST
Trắc nghiệm GDKT & PL 11
Công nghệ 11
Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 11 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 11
Tin học 11
Tin học 11 Kết Nối Tri Thức
Tin học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 11 KNTT
Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 11
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 11
Tư liệu lớp 11
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 11
Đề thi HK1 lớp 11
Đề thi giữa HK1 lớp 11
Đề thi HK2 lớp 12
Tôi yêu em - Pu-Skin
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Đề cương HK1 lớp 11
Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
Chí Phèo
Cấp số nhân
Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cấp số cộng
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Hệ Thống Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 11
-
Lập Bảng Thống Kê Về Tác Giả, Tác Phẩm Văn Học Trung đại Trong ...
-
Lập Bảng Tổng Kết Tác Giả, Tác Phẩm Văn Học Trung đại Việt Nam
-
Tổng Kết Văn Học Trung đại Việt Nam Trong Chương Trình Văn 11
-
Bài Soạn Lớp 11: Ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam
-
6 Tác Phẩm Văn Học Trung đại Việt Nam Lớp 11 - HOCMAI
-
ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam Lớp 11
-
Ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam Lớp 11
-
ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam (ngữ Văn 11) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bảng Thống Kê Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 11
-
Hệ Thống Chương Trình Văn Học Trung đại Lớp 11 Thể Loại
-
Soạn Bài Lớp 11: Ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam
-
Soạn Văn Lớp 11: Ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam
-
Soạn Bài Ôn Tập Văn Học Trung đại Việt Nam Môn Văn Lớp 11