Soạn Bài Ông đồ Ngắn Gọn – Vũ Đình Liên – Môn Văn 8: Nỗi Lòng ...

Soạn bài Ông đồ (ngắn gọn) – Vũ Đình Liên trang 8 Ngữ văn lớp 8 tập 2. – Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông; Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ

CÂU 1: – Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ”. Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.

Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hâu như không còn “người thuê viết”. Giấy cũng buồn, mực cũng sầu.

=>Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời

CÂU 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:

          Năm nay đào lại nở,

          Không thấy ông đồ xưa.

Advertisements (Quảng cáo)

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng => Cảnh thiên nhiên tươi đẹp còn ông đồ vắng bóng bị dòng đời, thời gian quên lãng.

          Những người muôn năm cũ,

Advertisements (Quảng cáo)

          Hồn ở đâu bây giờ?

=> Câu hỏi tu từ => Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

CÂU 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:

– Cách dựng cảnh tương phản

– Kết cấu đầu cuối tương ứng.

– Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cả, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

CÂU 4: Những câu thơ “giấy đỏ buồn không thắm – mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy – ngoài giời mưa bụi bay” là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy – mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

Từ khóa » Bài Thơ ông đồ Sgk Lớp 8