Soạn Bài Phân Tích Vội Vàng Khổ 3: Thời Gian Một đi Không Trở Lại
Có thể bạn quan tâm
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ mới xuất sắc nhất thế kỉ XX với vô vàn các tác phẩm đặc sắc trải dài từ thơ, văn xuôi, tiểu luận và dịch thuật văn học. Trong số những tác phẩm của Xuân Diệu có lẽ nổi bật nhất là bài Vội vàng được Xuân Diệu sáng tác năm 1938 và in trong tập Thơ thơ.
Trong quá trình phân tích vội vàng khổ 3 ta sẽ thấy được một quan niệm sống mới mẻ của ông. Khi nhận ra sự chảy trôi của thời gian và sự hữu hạn của đời người, Xuân Diệu cất lên tiếng giục giã: hãy sống nhanh, sống gấp, sống trọn từng khoảnh khắc, sống ý nghĩa từng phút giây trong cuộc đời, đặc biệt là quãng thời gian tuổi trẻ đẹp đẽ nhất đời người.
- Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu (dàn ý chi tiết theo từng khổ)
1, phân tích vội vàng khổ 3 – ý 1 – Thời gian tuyến tính
Mở đầu khổ 3 của bài thơ Vội vàng, nhà thơ nêu lên quan niệm mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ. Đây là quan niệm đã xuất hiện từ lâu trong văn thơ cổ đại, trung đại. Mùa xuân là mùa đầu tiên trong chu kì bốn mùa xuân hạ thu đông. Sau một mùa đông lạnh lẽo dai dẳng, mùa xuân đến và mang lại sự tươi mới, tràn trề sức sống cho vạn vật. Là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, bắt đầu sự sống mới và con người cũng vậy. Mùa xuân là tuổi trẻ của con người, và khi mùa xuân qua đi, cuộc đời sẽ bước vào chặng suy tàn.
Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ là biện pháp đối lập. Nhờ đó, những cặp từ trái nghĩa đã giúp người đọc khi cảm nhận 16 câu tiếp bài vội vàng thấy được sự rốt ráo, sốt sắng đầy tiếc nuối của nhà thơ trước sự hữu hạn của đời người
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Những cặp từ như đương tới – đương qua, còn non – sẽ già, lòng rộng – lượng trời cứ chật, còn trời đất – chẳng còn tôi thể hiện những quan niệm sâu sắc của tác giả về thời gian và tâm trạng tiếc nuối, vội vã khi nhận ra sự hữu hạn của đời người trước dòng chảy thời gian tuyến tính một đi không trở lại khi phân tích vội vàng khổ 3
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Khác với những thi nhân trung đại của giai đoạn trước, Xuân Diệu nhận ra thời gian không phải là một vòng tuần hoàn. Mùa xuân không phải như câu thơ “xuân đi xuân lại lại” mà thời gian chính là một dòng chảy tuyến tính một đi không trở lại. Vậy nên dù có chung hình tượng mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ nhưng Xuân Diệu vẫn có tư tưởng hoàn toàn khác biệt so với các nhà thơ trung đại. Bởi vậy, Xuân Diệu mới được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới như nhà phê bình văn học Hoài Thanh (tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam) viết: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình… Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”
Mùa xuân đời người trong thơ Xuân Diệu không phải là một chu trình khép kín lặp lại mà nó hữu hạn và ngắn ngủi.
Cấu trúc lập luận Nói làm chi…. Nếu, còn … nhưng chẳng còn,…nên giúp nối ý thơ, giải thích về sự khám phá mới mẻ. Điệp ngữ “nghĩa là” được sử dụng trong đoạn thơ tạo thành câu định nghĩa, giải thích về sự phát hiện của tác giả về mối liên hệ giữa cuộc đời vô hạn chảy trôi và thời gian sống hữu hạn của con người.
2, phân tích vội vàng khổ 3 – ý 2 – Nỗi lo sợ của nhân vật trữ tình
Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân với: mùi tháng, năm, sông núi, con gió xinh, chim muông. Kết hợp với những từ ngữ chỉ trạng thái lụi tàn, xa cách: rớm vị chia phôi, tiễn biệt, bay đi, dứt tiếng và những động từ thể hiện cảm xúc trực tiếp: bâng khuâng, than thầm, hờn, sợ đã giúp người đọc cảm nhận đoạn thơ vội vàng với nỗi lo sợ khi tất cả những điều tươi đẹp đang tan tác, chia lìa hiện lên một cách rõ ràng:
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Nỗi sợ mùa xuân phai tàn của nhân vật trữ tình đã lan đến cả những sinh vật sống khác. Đến lá còn xanh biếc trên cành, đến đàn chim đang ríu rít rộn ràng cũng ngấm nỗi lo lắng mà hờn, mà sợ. Có thể thấy rằng chính nghệ thuật nhân hóa đi kèm với hai câu hỏi tu từ đã giúp tác giả thể hiện cảm xúc một cách ấn tượng, sâu sắc và hấp dẫn hơn. Đây là nét đặc sắc mà học sinh cần chú ý trong bài phân tích vội vàng khổ 3
Trong đoạn thơ thứ hai của khổ thơ thứ ba bài Vội vàng, hình ảnh thiên nhiên vẫn xuất hiện nhưng không những không ở độ căng tràn hay viên mãn như đoạn thơ trước mà trái lại, nó đang dần héo tàn và xa cách. Trước cảnh tượng lụi tàn ấy, Xuân Diệu đã thể hiện nỗi lo âu và tiếc nuối mùa xuân bằng tất cả từ ngữ, hình ảnh thơ cũng như vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, nhân hóa,..
3, phân tích vội vàng khổ 3 – ý 3 – Lời giục giã của nhân vật trữ tình
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Chính từ nỗi lo sợ khi mùa xuân vụt qua tay mà nhân vật trữ tình đã giục giã mọi người với câu mệnh lệnh: Mau đi thôi! Lời giục giã không thể hiện một thái độ sống hưởng thụ hay gấp gáp vội vã. Ngược lại, nó thể hiện một cái tôi tích cực cần khẳng định. Lưu luyến với đất trời nhưng không đắm chìm vào ảo tưởng mà thể hiện bằng hành động chạy đua với thời gian, níu kéo thời xuân sắc của đời người. Xuân Diệu muốn kêu gọi mọi người hãy sống trọn từng khoảnh khắc, từng phút giây để không uổng phí hương của gió, màu của nắng, thể hiện lòng ham sống mãnh liệt và lòng yêu đời của thi nhân
Hướng dẫn bình giảng khổ thơ cuối bài vội vàng
Qua đoạn thơ ta thấy tâm hồn Xuân Diệu rất tinh tế và nhạy cảm, luôn rộng mở đón nhận mọi sắc màu, hương thơm, vị ngọt của cuộc đời. Quan niệm sống của tác giả vừa thực tế vừa lãng mạn đậm chất nhân văn, những hình ảnh trong khổ thơ cuối là những hình ảnh mang tính biểu tượng chỉ khái quát tổng thể toàn vẹn, hoàn mĩ nhất của cuộc sống tuổi trẻ. Ta cảm thấy như Xuân Diệu đưa người đọc đi vào từng chặng của niềm hạnh phúc, đắm say giống như con ong đắm chìm trong mật hoa và bay ra ngất ngây trong bầu mật ngọt của nó
Bổ sung thêm thông tin tác giả Xuân Diệu
Tên thật của Xuân Diệu là Ngô Xuân Diệu, ông sinh năm 1916 và mất năm 1985. Ông có nguyên quán Hà Tĩnh và quê mẹ ở Bình Định. Nhà thơ Xuân Diệu được thừa hưởng văn hóa Hán học từ Cha, đồng thời là một trí thức Tây học và chịu tác động chủ yếu từ văn hóa Pháp.
Một số mảng tác phẩm chính của Xuân Diệu
Về thơ: các tập thơ Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Ngọn quốc kì,..
Bài thơ Gặp gỡ (I) được trích trong tập Thơ thơ của Xuân Diệu
Về văn xuôi: Phấn thông vàng, Trường ca, Miền Nam nước Việt
Về tiểu luận: Thanh niên với quốc văn, Tiếng thơ, Những bước đường tư tưởng của tôi,…
Dịch thuật: Thi hào Nadim, V.I Lê nin, Vây giữa tình yêu, Những nhà thơ Bungari,..
Vội vàng là bài thơ thể hiện niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu mà ta có thể thấy rất rõ khi phân tích vội vàng khổ 3. Có thể nói, “Vội vàng” là sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch lí luận sâu sắc. Đồng thời, thể hiện những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ Xuân Diệu.
Nguồn: ccbook.vn
Từ khóa » Khổ 3 Của Bài Thơ Vội Vàng
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 3
-
Văn Mẫu Lớp 11: Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu ...
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 3 - Thủ Thuật
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Khổ 3 | Văn Mẫu 11 Hay Nhất - TopLoigiai
-
Văn Mẫu Phân Tích Vội Vàng Khổ 3 Của Xuân Diệu Giúp đạt điểm Cao
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 3 - ThiênBảo Edu
-
Phân Tích Khổ 3 Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu - Truyện 2U
-
Top 22 Mẫu Kết Bài Vội Vàng Hay Chọn Lọc
-
Top 9 Mẫu Phân Tích Khổ Cuối Bài Vội Vàng Hay Nhất
-
Lập Dàn ý Khổ 3 Bài Vội Vàng - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
Top 15 Cảm Nhận Khổ 3 Của Bài Thơ Vội Vàng 2022
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 3 - .vn
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 3