Toán Lý thuyết môn Toán Lý thuyết toán lớp 10 Lý thuyết toán lớp 11 Lý thuyết toán lớp 12 Giải bài tập Sách/Vở BT Toán Giải bài tập SBT Toán 11 Giải bài tập SBT Toán 12 Giải bài tập SGK Toán Giải bài tập SGK Toán lớp 3 Giải bài tập SGK Toán lớp 4 Giải bài tập SGK Toán lớp 5 Giải bài tập SGK Toán 6 Giải bài tập SGK Toán 7 Giải bài tập SGK Toán 8 Giải bài tập SGK Toán 9 Giải bài tập SGK Toán 10 Giải bài tập SGK Toán 11 Giải bài tập SGK Toán 12 Giải bài tập SGK Toán 12 (Nâng cao) Soạn Văn Soạn văn và Soạn bài Soạn Tiếng Việt Lớp 3 Soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn Tiếng Việt Lớp 5 Soạn văn lớp 6 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 6 (chi tiết) Soạn văn lớp 7 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 7 (chi tiết) Soạn văn lớp 8 (chi tiết) Soạn văn lớp 8 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 9 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 9 (chi tiết) Soạn văn lớp 10 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 10 (chi tiết) Soạn văn lớp 11 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 11 (chi tiết) Soạn văn lớp 12 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 12 (chi tiết) Văn mẫu Vật Lý Lý thuyết môn Vật Lý Lý thuyết vật lý lớp 10 Lý thuyết vật lý lớp 11 Lý thuyết Vật lý lớp 12 Giải bài tập SGK Vật Lý Giải bài tập SGK Vật lý 6 Giải bài tập SGK Vật lý 7 Giải bài tập SGK Vật lý 8 Giải bài tập SGK Vật lý 9 Giải bài tập SGK Vật lý 10 Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Giải bài tập SGK Vật lý 11 Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Giải bài tập SGK Vật lý 12 Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Đề kiểm tra, Đề thi Vật Lý Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 6 Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 7 Hóa Học Giải bài tập SGK Hóa Học Giải bài tập SGK Hóa học 8 Giải bài tập SGK Hóa học 9 Giải bài tập SGK Hóa học 10 Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Giải bài tập SGK Hóa học 11 Giải bài tập SGK Hóa học 11 nâng cao Giải bài tập SGK Hóa học 12 Giải bài tập SGK Hóa học 12 nâng cao Lịch Sử Giải bài tập SGK Lịch Sử Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Giải bài tập SGK Lịch sử 10 Giải bài tập SGK Lịch sử 11 Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Địa Lý Giải bài tập SGK Địa Lý Giải bài tập SGK Địa lý 7 Giải Bài tập SGK Địa lý 8 Giải bài tập SGK Địa lý 9 Giải bài tập SGK Địa lý 10 Giải bài tập SGK Địa lý 11 Giải bài tập SGK Địa lý 12 Sinh Học Giải bài tập SGK Sinh học Giải bài tập SGK Sinh học 6 Giải bài tập SGK Sinh học 7 Giải bài tập SGK Sinh học 8 Giải bài tập SGK Sinh học 9 Giải bài tập SGK Sinh học 10 Giải bài tập SGK Sinh học 11 Giải bài tập SGK Sinh học 12 GDCD Giải bài tập SGK Giáo dục công dân Giải bài tập SGK GDCD 6 Giải bài tập SGK GDCD 7 Giải bài tập SGK GDCD 8 Giải bài tập SGK GDCD 9 Giải bài tập SGK GDCD 10 Giải bài tập SGK GDCD 11 Giải bài tập SGK GDCD 12 Tiếng Anh Giải bài tập SGK tiếng Anh Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 6 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 7 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 7 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 8 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 8 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 9 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 9 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 10 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 10 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 11 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 11 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 12 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 12 - sách mới tập 2 Chọn Lớp Giải bài tập Lớp 3 Giải bài tập Lớp 4 Giải bài tập Lớp 5 Giải bài tập Lớp 6 Giải bài tập Lớp 7 Giải bài tập Lớp 8 Giải bài tập Lớp 9 Giải bài tập Lớp 10 Giải bài tập Lớp 11 Giải bài tập Lớp 12 Soạn bài Phương pháp thuyết minh I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH Câu hỏi: Anh (chị) hãy rút ra kết luận về vai trò của phương pháp trong việc làm bài văn thuyết minh và mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh với mục đích thuyết minh.II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã họcCâu hỏi: Hãy cho biết tác giả mỗi đoạn trích trong SGK Ngữ văn 10 trang 49 đã sử dụng những phương pháp nào?2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minha) Thuyết minh bằng cách chú thíchCâu hỏi: So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích.b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quảCâu hỏi: - Đọc 2 đoạn văn được viết về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lai lịch của bút danh Ba-sô. Theo anh (chị) trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu? Vì sao?- Các chú ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả? Vì sao có thể nói rằng mối quan hệ ấy đã được trình bày một cách hợp lí và sinh động, để nhờ đó, hình ảnh của thi sĩ ba sô có thể hiện lên cụ thể, hấp dẫn hơn?III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. Từ những dẫn chứng trong bài học, anh (chị) nhận thấy, người làm văn căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói hoặc bài viết của mình?2. Việc vận dụng những phương pháp thuyết minh phải nhằm đạt tới mục đích chủ yếu là nói cho thật rõ về sự vậy hay hiện tượng. Nhưng đó có phải là mục đích duy nhất không? Những dẫn chứng được nêu trong bài học cho thấy: phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để đạt tới mục đích nào khác nữa?IV. LUYỆN TẬP 1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau: Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan. Hoa lan đã được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”. Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, sắc màu. Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam,Tạp chí KCT – Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)2. Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của đất nước mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,…).Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ. Lời giải: I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH Câu hỏi: Anh (chị) hãy rút ra kết luận về vai trò của phương pháp trong việc làm bài văn thuyết minh và mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh với mục đích thuyết minh. Trả lời:– Vai trò của phương pháp thuyết minh: + Thông tin về đối tượng thuyết minh phải trung thực, chính xác, khách quan.+ Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc … .+ Có phương pháp thuyết minh phù hợp.– Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh (chặt chẽ) : + Phương pháp thuyết minh tạm hiểu là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng mong đạt tới mục đích mà mình đã đạt ra.+ Không có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì không có cơ sở để sử dụng phương pháp thuyết minh.+ Ngược lại: Nhu cầu thuyết minh sẽ không thể thỏa mãn, mục đích thuyết minh sẽ không thể đạt được nếu người thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả.II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã họcCâu hỏi: Hãy cho biết tác giả mỗi đoạn trích trong SGK Ngữ văn 10 trang 49 đã sử dụng những phương pháp nào? Hãy phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn. Trả lời: a. Các phương pháp được sử dụng trong từng đoạn văn:- Đoạn 1: phương pháp nêu ví dụ và liệt kê.- Đoạn 2: phương pháp nêu định nghĩa kết hợp với phương pháp phân tích.- Đoạn 3: phương pháp dùng số liệu kết hợp với phương pháp so sánh.- Đoạn 4: phương pháp phân tích.b. Tác dụng của các phương pháp đó là:- Đoạn 1: Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả những lời bình và phân loại đã có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.- Đoạn 2: Tác giả định nghĩa Ba – sô là thi sĩ…và phân tích lí do lấy bút danh là Ba – sô.- Đoạn 3: Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được người thuyết minh khéo léo kết hợp trong những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý, vừa thuyết phục được người nghe.- Đoạn 4: Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi trò hát trống quân.2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minha) Thuyết minh bằng cách chú thíchCâu hỏi: So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích. Trả lời:a) So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích :– Giống nhau : có mô hình cấu trúc “A là B”.– Khác nhau :+ Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.+ Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quảCâu hỏi: - Đọc 2 đoạn văn được viết về niềm say mê cây chuối của Ba-sô (1) và lai lịch của bút danh Ba-sô (2) . Theo anh (chị) trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu? Vì sao?- Các chú ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả? Vì sao có thể nói rằng mối quan hệ ấy đã được trình bày một cách hợp lí và sinh động, để nhờ đó, hình ảnh của thi sĩ ba sô có thể hiện lên cụ thể, hấp dẫn hơn? Trả lời: Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả:- Hai mục đích (1) và (2) đều là mục đích của đoạn văn, nhưng (2) mới là mục đích chủ yếu.- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả hợp lí :Niềm say mê cây chuối (là nguyên nhân) dẫn đến việc ra đời bút danh Ba-sô (là kết quả). III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH Câu 1 trang 51 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Từ những dẫn chứng trong bài học, anh (chị) nhận thấy, người làm văn căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói hoặc bài viết của mình? Trả lời:- Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (bao nhiêu phương pháp và phương pháp nào) phải do mục đích thuyết minh quyết định.Câu 2 trang 51 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Việc vận dụng những phương pháp thuyết minh phải nhằm đạt tới mục đích chủ yếu là nói cho thật rõ về sự vậy hay hiện tượng. Nhưng đó có phải là mục đích duy nhất không? Những dẫn chứng được nêu trong bài học cho thấy: phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để đạt tới mục đích nào khác nữa? Trả lời:+ Việc vận dụng những phương pháp thuyết minh phải nhằm đạt tới mục đích chủ yếu là nói cho thật rõ về sự vậy hay hiện tượng.Đó là mục đích chủ yếu nhưng không phải là duy nhất.+ Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để đạt tới mục đích tạo ra sức hấp dẫn, gây hứng thú, lôi kéo sự chú ý của người nghe, người đọc. IV. LUYỆN TẬP 1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau: Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan. Hoa lan đã được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”. Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, sắc màu. Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam,Tạp chí KCT – Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)Trả lời:Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích trên:+ Phương pháp chú thích: Hoa lan đã được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “nữ hoàng của các loài hoa”.+ Phương pháp phân tích giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.+ Phương pháp nêu số liệu: (…) Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, về màu sắc.⇒ Tác dụng: Bằng cách vận dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh, tác giả đồng thời cung cấp được nhiều tri thức về hoa lan cho bạn đọc, sự kết hợp ấy còn khiến đoạn văn thuyết minh trở nên sống động và cuốn hút người đọc, người nghe hơn.Câu 2 trang 52 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của đất nước mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ. Gợi ý:- Học sinh vận dụng kiến thức của bản thân, kết hợp với việc tra cứu thông tin từ internet, sách báo về một trong những nghề truyền thống: trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,…- Xác định mục đích thuyết minhThuyết minh cho bạn bè quốc tế, những người chưa biết về nghề truyền thống Việt Nam⇒ Khẳng định tính quan trọng của nghề truyền thống ấy thông qua đó khẳng định niềm tự hào với nghề truyền thống dân tộc.- Xác lập hệ thống ý sẽ trình bày- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp (nêu định nghĩa, liệt kê, giải thích, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích, thuyết minh bằng chú thích, thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân – kết quả,..) Dàn ý: Tham khảo đề tài: Thuyết minh về nghề làm nón lá làng ChuôngDàn ý:a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.b. Thân bài:- Lịch sử về chiếc nón lá.- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp.- Các nguyên liệu làm nón: + Mo + Lá lụi + Nứa rừng làm vòng nón. + Dây cước, sợi guột để khâu nón. + Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.- Quy trình làm nón: + Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng. + Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều. + Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. + Nức nón, luồn nhôi. + Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.- Phân loại nón: nón Chuông, nón Bài thơ, nón quai thao, nón Lâm Sung, nón Ngựa,…- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây- Tác dụng: + Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. + Có thể dùng để múa, làm quà tặng. + Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Namc. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam Giải các bài tập Tuần 23 SGK Ngữ văn 10 • Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư) • Phương pháp thuyết minh • Viết bài làm văn số 5 (Văn thuyết minh) Bài trước Bài sau Soạn văn lớp 10 (chi tiết) Tuần 23 SGK Ngữ văn 10 • Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư) • Phương pháp thuyết minh • Viết bài làm văn số 5 (Văn thuyết minh) Soạn văn 10 tập 1 Tuần 1 SGK Ngữ văn 10 Tuần 2 SGK Ngữ văn 10 Tuần 3 SGK Ngữ văn 10 Tuần 4 SGK Ngữ văn 10 Tuần 5 SGK Ngữ văn 10 Tuần 6 SGK Ngữ văn 10 Tuần 7 SGK Ngữ văn 10 Tuần 8 SGK Ngữ văn 10 Tuần 9 SGK Ngữ văn 10 Tuần 10 SGK Ngữ văn 10 Tuần 11 SGK Ngữ văn 10 Tuần 12 SGK Ngữ văn 10 Tuần 13 SGK Ngữ văn 10 Tuần 14 SGK Ngữ văn 10 Tuần 15 SGK Ngữ văn 10 Tuần 16 SGK Ngữ văn 10 Tuần 17 SGK Ngữ văn 10 Tuần 18 SGK Ngữ văn 10 Soạn văn 10 Tập 2 Tuần 19 SGK Ngữ văn 10 Tuần 20 SGK Ngữ văn 10 Tuần 21 SGK Ngữ văn 10 Tuần 22 SGK Ngữ văn 10 Tuần 23 SGK Ngữ văn 10 Tuần 24 SGK Ngữ văn 10 Tuần 25 SGK Ngữ văn 10 Tuần 26 SGK Ngữ văn 10 Tuần 27 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 28 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 29 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 30 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 31 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 32 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 33 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 34 SGK Ngữ Văn 10 Tuần 35 SGK Ngữ Văn 10 + Mở rộng xem đầy đủ