Soạn Bài Sông Núi Nước Nam - Ngữ Văn 7

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 7 Bài 5 Ngữ Văn 7 Soạn bài Sông núi nước Nam - Ngữ văn 7 ADMICRO Lý thuyết

Soạn bài

166 FAQ

Qua bài soạn Sông núi nước Nam giúp các em thấy được nội dung, nghệ thuật cũng như là ý nghĩa to lớn của bài thơ "Sông núi nước Nam" - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Chúc các em có bài soạn thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

1.2. Nghệ thuật

1.3. Ý nghĩa

2. Soạn bài Sông núi nước Nam

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

3. Hướng dẫn luyện tập

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Sông núi nước Nam

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Khẳng định chủ quyền của đất nước.
  • Ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

1.2. Nghệ thuật

  • Thể thơ ngắn gọn, xúc tích.
  • cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến.
  • Lựa chọn ngôn ngữ, giọng thơ hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

1.3. Ý nghĩa

  • Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
  • Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

2. Soạn bài Sông núi nước Nam

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

  • Về số câu: có 4 câu thơ.
  • Về số chữ: mỗi câu có 7 chữ.
  • Cách hiệp vần: những chữ cuối câu 1. 2. 4 hiệp vần với nhau (cư, thư, hư).

Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

  • Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.
  • Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này:
    • Nước Nam có chủ quyền là của người Nam.
    • Khi giặc ngoại bang xâm chiến nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

  • Bố cục:
    • Chia làm 2 phần
      • Phần 1: (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ
      • Phần 2: (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.
  • Bài thơ được biểu ý dựa theo cách lập luận của bài văn nghị luận, các ý được sắp xếp một cách logic và chặt chẽ.

Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước non có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

  • Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

2.2. Soạn bài chi tiết

  • Giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

  • Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích và quan sát bài thơ, ta nhận dạng đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật vì
    • Về số câu: Bài "Sông núi nước Nam" có 4 câu thơ.
    • Về số chữ: Mỗi câu có 7 chữ.
    • Cách hiệp vần: Tiếng "cư", "thư", "hư" hợp cuối câu thơ 1, 2, 4 hiệp vần với nhau.

Câu 2. Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

  • Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ, bởi vì đây là lời tuyện bố về chủ quyền của một dân tộc. Chủ quyền của dân tộc Việt Nam là một chân lí không một thế lực nào được xâm phạm.
  • Nội dung tuyên ngôn ở bài "Sông núi nước Nam" gồm 2 ý
    • Hai câu đầu khẳng định một điều hiểu nhiên, rõ ràng đã được sách trời định sẵn đó là: Nước Nam là của người Nam.
    • Hai câu cuối nêu lên một điều tất yếu: Nếu quân giặc hung bạo kia đến xâm lược thì bản thân chúng phải chuốc lấy that bại đau đớn và thảm hại.

Câu 3. Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bô cục và cách biểu ý đó?

  • "Sông núi nước Nam" đã trực tiếp thể hiện rõ tư tưởng về độc lập, thái độ kiên quyết và dứt khoát trước sự xâm lược của kẻ thù bạo ngược, bởi vậy đây là một bài thơ thiên về biểu ý. Nội dung biểu ý đó thể hiện theo một bố cục như sau:
    • Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền
    • Hai câu sau: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

⇒ Như vậy, bài thơ được biểu ý theo cách lập luận của bài văn nghị luận, các ý được sắp xếp một cách lôgic, chặt chẽ.

Câu 4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

  • Bài "Sông núi nước Nam" ra đời cách đây khá lâu song có sức sống lâu bền trong lòng người đọc, bởi ngoài nội dung biểu ý bài thơ còn có nội dung biểu cảm.
    • Tình cảm, cảm xúc trong bài thơ không lộ rõ bên ngoài con chữ mà ẩn sâu bên trong tư tướng của bài thơ.
    • Thông qua ngôn từ, thể thơ, giọng điệu, người đọc có thế nhận thấy đó là niềm tự hào, là thái độ quyết tâm chiến đấu và niềm tin sắt đá vào thất bại không tráng khỏi của kẻ thù

Câu 5. Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư", hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

  • Bài thơ "Nam quốc sơn hà" ngoài nội dung biểu ý còn có nội dung biếu cảm.
  • Đế xác định được điều đó chúng ta cần căn cứ vào giọng điệu của bài thơ, mà giọng điệu của bài thơ lại được biểu hiện rất rõ qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư". Đó là một giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Sông núi nước Nam. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Sông núi nước Nam.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

  • Muốn cho bạn hiểu, trước hết em phải giải thích cho bạn “đế” là một đấng chí tôn đại diện cho dân, cho đất nước. Các triều đại phong kiến phương Bắc luôn xưng mình là “đê””. Bởi vậy ở bài thơ này tác giả đặt vua của nước ta ngang hàng với vua của nước Trung Hoa - “Nam đế cư’. Chữ “đế” còn thế hiện niềm tự hào và ý thức tự tồn của dân tộc

→ Do vậy không thể dùng cách nói “Nam nhân cư’ thay cho “Nam đế cư”.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Sông núi nước Nam

Để cảm nhận một cách sâu sắc về bài thơ Sông núi nước Nam, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

  • Chứng minh Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên
  • Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam
  • Phân tích tinh thần yêu nước trong bài thơ Sông núi nước Nam
NONE

Soạn văn liên quan

Soạn bài Phò giá về kinh - Ngữ văn 7 Soạn bài Phò giá về kinh - Ngữ văn 7 Soạn bài Từ hán Việt - Ngữ văn 7 Soạn bài Từ hán Việt - Ngữ văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Ngữ văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Ngữ văn 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Đề cương HK1 lớp 7

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Dạy Soạn Bài Sông Núi Nước Nam