Soạn Bài Tam đại Con Gà (Chi Tiết) - Blog

hoctot.nam.name.vn TK
  • Lớp 12 Học ngay
  • Lớp 11 Học ngay
  • Lớp 10 Học ngay
  • Lớp 9 Học ngay
  • Lớp 8 Học ngay
  • Lớp 7 Học ngay
  • Lớp 6 Học ngay
  • Lớp 5 Học ngay
  • Lớp 4 Học ngay
  • Lớp 3 Học ngay
  • Lớp 2 Học ngay
  • Lớp 1 Học ngay
Trang chủ SGK Văn 10 sách cũ chi tiết, Ngữ văn 10, tổng hợp văn mẫu hay nhất
Soạn bài Tam đại con gà (Chi tiết)

Soạn bài Tam đại con gà trang 78 SGK Ngữ văn 10. Câu Câu 2. Ý nghĩa phê phán của truyện Tam đại con gà

  • Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày siêu ngắn
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 2 siêu ngắn
  • Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa siêu ngắn
  • Soạn bài Tấm Cám siêu ngắn
  • Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự siêu ngắn

Xem thêm:

  • Soạn bài Tam đại con gà siêu ngắn
  • Soạn bài Tam đại con gà - Ngắn gọn nhất
  • Tác giả, tác phẩm: Tam đại con gà
  • Văn mẫu: Tam đại con gà (Hay nhất)

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Luyện tập
  • Tóm tắt
  • Bố cục
  • ND chính
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Luyện tập
  • Tóm tắt
  • Bố cục
  • ND chính
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên trong truyện Tam đại con gà qua ba khía cạnh:

- "Thầy" liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

- "Thầy" giải quyết những tình huống đó ra sao.

- Trong quá trình giải quyết các tình huống, "thầy" đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

 

Lời giải chi tiết:

- Miêu tả liên tiếp những tình huống và cách xử trí của anh học trò dốt nát nhưng hay khoe khoang lại liều lĩnh để làm bật lên tiếng cười phê phán.

Cần phải hiểu rằng bản thân cái dốt của học trò không có gì đáng cười. Ở đây là cười kẻ dốt hay khoe, hay nói chữ, cả gan hơn dám nhận đi dạy trẻ. Cái xấu của anh ta không dừng ở lời nói mà đã thành hành động. Cái cười được thể hiện qua nhiều lần:

+ Lần thứ nhất: Chữ “kê” thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”. Anh học trò này đã đi đến tận của sự dốt nát thảm hại và liều lĩnh. Cái dốt đã được định hướng. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế.

 + Lần thứ hai: Ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò làm thầy dạy học “Thầy xấu hổ mới bảo trò đọc khe khẽ”. Rõ ràng anh học trò làm thầy liều lĩnh bao nhiêu thì lại thận trọng bấy nhiêu trong việc giấu dốt. Anh ta vừa dùng cái láu cá vặt để gỡ bí. Đó là cách giấu đốt.

+ Lần thứ ba: ta cười khi thầy tìm đến Thổ công. Thổ công cũng được "khoèo" vào với anh chàng học trò láu cá này. Cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương. Thầy đắc ý "Bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to". Bọn trẻ gào to "Dủ dỉ là con dù dì". Cái dốt là được khuếch đại và nâng lên.

+ Lần thứ tư: Là sự chạm trán với chủ nhà. Thói giấu dốt bị lật tẩy. Cái dốt của Thổ công được chính thầy nhạo báng "Mình đã dốt, Thổ công nhà nó còn dốt hơn.”  Thầy đã lòi cái đuôi dốt vẫn gượng gạo giấu dốt. "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà". Đúng là tam đại con gà. 

=> Ở mỗi tình huống gây cười trên đây, anh học trò làm thầy dạy học giải quyết tình huống anh ta đã tự bộc lộ cái dốt của mình. Mâu thuẫn trái với tự nhiên. "Thầy" dốt nhưng không chịu nhận mình là dốt, cuối cùng vẫn lộ ra là dốt.

 

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. 

 

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa phê phán của truyện:

+ Qua hình ảnh thầy đồ trong truyện Tam đại con gà, truyện phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân, phê phán những người dốt mà không chịu học hỏi, dốt mà cứ cố tình che đậy sự dốt nát của mình.

+ Phê phán thói mê tín dị đoan

+ Tuy nhiên cái cười trong truyện ngắn này chủ yếu vẫn mang tính chất giải trí - cười sự ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối tượng.

 

Luyện tập

Câu hỏi (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Phân tích hành động, lời nói của "thầy” để thấy thủ pháp gây cười của truyện.

Trả lời:

1. Hành động:

Nhân vật đã có những hành động cụ thể là: bảo học trò đọc khẽ, khấn xin âm dương thổ công, bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc thật to. Hai hành động đầu tiên là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Hành động thứ ba, ngược lại là biểu hiện của sự đắc chí, sự yên tâm tuyệt đối vào mình và vào thổ công. Và chính vì vậy hành động thứ ba là hành động có khả năng bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật và khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.

2. Lời nói:

+ Dủ dỉ là con dù dì.

+ Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.

+ Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà...

=> Các lời nói càng về sau càng chứa đựng nhiều sự phi lý, ngô nghê, vô nghĩa, thế nhưng nhân vật đem ra làm vũ khí để ngụy biện, chống chế, che giấu cái dốt của mình. Vì thế sự dốt nát lộ càng rõ, càng đầy đủ.

=> Như vậy hành động và lời nói của nhân vật càng về sau càng đáng cười. Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật là thủ pháp gây cười trong truyện cười này.

 

Tóm tắt

      Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lý sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.

 

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên

- Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười

 

ND chính

Video hướng dẫn giải

Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói giấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân. Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi

HocTot.Nam.Name.Vn

  Chia sẻ Bình luận Chia sẻ Bình chọn: 4.1 trên 23 phiếu

Bài tiếp theo

  • Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày (Chi tiết)

    Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trang 80 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy Lí ở cuối truyện?

  • Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự (Chi tiết)

    Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự trang 81 SGK Ngữ văn 10. Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay Báo lỗi - Góp ý

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Góp ý

Hãy viết chi tiết giúp HocTot.Nam.Name.Vn

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!

Gửi góp ý Hủy bỏ

Báo lỗi góp ý

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Sai chính tả

Giải khó hiểu

Giải sai

Lỗi khác

Hãy viết chi tiết giúp HocTot.Nam.Name.Vn

Gửi góp ý Hủy bỏ close
  • Tuần 1 SGK Ngữ văn 10
    • Tổng quan văn học Việt Nam lớp 10
    • Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Tuần 2 SGK Ngữ văn 10
    • Khái quát văn học dân gian Việt Nam
    • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
    • Viết bài tập làm văn số 1 lớp 10
    • Văn bản
  • Tuần 3 SGK Ngữ văn 10
    • Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
    • Chiến thắng Mtao Mxây chi tiết
    • Văn bản (tiếp theo) trang 37 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 4 SGK Ngữ văn 10
    • Lập dàn ý bài văn tự sự
  • Tuần 5 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài: Uy-lít-xơ trở về trang 47 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 6 SGK Ngữ văn 10
    • Ra-ma buộc tội trang 55 SGK Ngữ văn 10
    • Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
  • Tuần 7 SGK Ngữ văn 10
    • Tấm Cám
    • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  • Tuần 8 SGK Ngữ văn 10
    • Tam đại con gà trang 78 SGK Ngữ văn 10
    • Nhưng nó phải bằng hai mày trang 80 SGK Ngữ văn 10
    • Viết bài làm số 2: Văn tự sự trang 81 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 9 SGK Ngữ văn 10
    • Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
  • Tuần 10 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Lời tiễn dặn
    • Ca dao hài hước
    • Luyện tập về viết đoạn văn tự sự
  • Tuần 11 SGK Ngữ văn 10
    • Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
  • Tuần 12 SGK Ngữ văn 10
    • Khái quát văn học việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
    • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Tuần 13 SGK Ngữ văn 10
    • Tỏ lòng
    • Cảnh ngày hè
    • Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính)
    • Viết bài làm số 3: Văn tự sự
  • Tuần 14 SGK Ngữ văn 10
    • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
    • Nhàn
    • Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Ký trang 131 Ngữ văn 10
  • Tuần 15 SGK Ngữ văn 10
    • Cáo bệnh, bảo mọi người
    • Hứng trở về
    • Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
    • Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
    • Vận nước (Quốc tộ)
  • Tuần 16 SGK Ngữ văn 10
    • Trình bày một vấn đề trang 148 SGK Ngữ văn 10
    • Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 147 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 17 SGK Ngữ văn 10
    • Thơ Hai-kư của Ba-sô
    • Nỗi oán của người phòng khuê
    • Lập kế hoạch cá nhân
    • Lầu Hoàng Hạc
    • Khe chim kêu
  • Tuần 18 SGK Ngữ văn 10
    • Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
    • Lập dàn ý bài văn thuyết minh
  • Tuần 19 SGK Ngữ văn 10
    • Viết bài làm văn số 4 - Văn thuyết minh
    • Phú sông Bạch Đằng trang 3 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài tác giả Nguyễn Trãi - Đại cáo bình ngô trang 8 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 20 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Đại cáo bình ngô (Bình Ngô đại cáo) trang 16 SGK Ngữ văn 10
    • Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 24 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 21 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” trang 28 SGK Ngữ văn 10
    • Hiền tài là nguyên khí quốc gia
    • Khái quát lịch sử Tiếng Việt
  • Tuần 22 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trang 41 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 23 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn th­ư) NGÔ SĨ LIÊN
    • Viết bài làm số 5: Văn thuyết minh
    • Phương pháp thuyết minh
  • Tuần 24 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) trang 55 SGK Ngữ văn 10
    • Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 25 SGK Ngữ văn 10
    • Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10
    • Tóm tắt văn bản thuyết minh
  • Tuần 26 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) trang 74 SGK Ngữ văn 10
    • Tào tháo uống rượu luận anh hùng
    • Viết bài làm số 6: Văn thuyết minh văn học
  • Tuần 27 SGK Ngữ văn 10
    • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
    • Lập dàn ý bài văn nghị luận
  • Tuần 28 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du trang 92 SGK Ngữ Văn 10
    • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Tuần 29 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Trao duyên trang 103 SGK Ngữ văn 10
    • Soạn bài Nỗi thương mình trang 107 SGK Ngữ văn 10
    • Lập luận trong văn nghị luận
  • Tuần 30 SGK Ngữ văn 10
    • Thề Nguyền
    • Soạn bài Chí khí anh hùng trang 112 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 31 SGK Ngữ văn 10
    • Văn bản văn học
    • Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối
  • Tuần 32 SGK Ngữ văn 10
    • Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận
    • Nội dung và hình thức của văn bản văn học trang 127 SGK Ngữ văn 10
    • Các thao tác nghị luận trang 131 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 33 SGK Ngữ văn 10
    • Ôn tập Tiếng Việt lớp 10
    • Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
    • Viết quảng cáo trang 142 SGK Ngữ văn 10
  • Tuần 34 SGK Ngữ văn 10
    • Tổng kết phần văn học
  • Tuần 35 SGK Ngữ văn 10
    • Ôn tập phần tập làm văn trang 150 SGK Ngữ văn 10

Báo lỗi

Cảm ơn bạn đã sử dụng HocTot.Nam.Name.Vn. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!

Họ và tên:

Email / SĐT:

Gửi Hủy bỏ

Tiện ích | Blog

Nội dung từ Loigiaihay.Com

Từ khóa » Soạn Bài Tam đại Con Gà Bố Cục