Soạn Bài Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội | Cánh Diều Ngữ Văn Lớp ...
Có thể bạn quan tâm
Vấn đề 1 trang 36 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.
Trả lời:
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhận lỗi và đô lỗi cho người khác
Thân bài:
- Giải thích; “nhận lỗi”, “đổ lỗi”
- Biểu hiện của hiện tượng
- Nguyên nhân của hiện tượng
- Hậu quả
- Giải pháp khắc phục
- Phê phán
- Bài học nhận thức
Kết bài: Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề
Bài làm
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. "Nhận lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.
Từ khóa » Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội
-
Soạn Bài Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội - Cánh Diều - Haylamdo
-
Soạn Bài Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội - Ngữ Văn 10 - Cánh Diều
-
Tải Về Soạn Văn 10: Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội
-
Soạn Bài Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội - Ngắn Nhất Cánh Diều
-
Soạn Bài Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội - Cánh Diều 10 Ngữ Văn ...
-
THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI - VIEF
-
19+ Đề Tài Thuyết Trình Được Quan Tâm Hiện Nay
-
Trình Bày Về Một Vấn đề - Lý Thuyết Ngữ Văn 10
-
Soạn Bài Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội - Chân Trời Sáng Tạo 10
-
Soạn Bài Nói Và Nghe Thuyết Trình Về Một Vấn đề Xã Hội Có Sử Dụng ...
-
Muốn Thuyết Trình, Tranh Luận Về Một Vấn đề, Cần Có Những điều Ki
-
7 Sai Lầm Trong Thuyết Trình Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Soạn Bài Nói Và Nghe Thuyết Trình Và Thảo Luận Về Một Vấn đề Xã Hội ...
-
[DOC] 2. Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Thuyết Trình - VBSP