Soạn Bài Tìm Hiểu Yếu Tố Biểu Cảm Trong Văn Nghị Luận

Phần I

Video hướng dẫn giải

YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Trả lời câu 1 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

Tìm hiểu văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy:

a. Trong bài này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định thuộc về ta.

- Câu văn (cảm thán):

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

   Cách dùng từ ngữ của văn bản " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản.

b. Song hai văn bản này không phải là những bài văn biểu cảm, vì: chúng được viết ra nhằm mục đích chính là để nghị luận (kêu gọi, nêu quan điểm, chỉ ra lối sống đúng sai,…). Những yếu tố biểu cảm chỉ nhằm tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra trong văn bản nghị luận.

c. Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì trong câu văn cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn. Vì thế chất văn giàu cảm xúc hơn.

Trả lời câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

a. Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó.

b. Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu... phù hợp

c. Mặc dù yếu tố biểu cảm có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng không nên quá lạm dụng những yếu tố đó. 

Từ khóa » Cảm Trong Văn Nghị Luận