Soạn Bài Tôi đi Học - Giải Bài Tập

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 8Soạn Văn 8Học Tốt Ngữ Văn 8Tôi đi học Soạn bài Tôi đi học
  • Tôi đi học trang 1
  • Tôi đi học trang 2
  • Tôi đi học trang 3
  • Tôi đi học trang 4
  • Tôi đi học trang 5
  • Tôi đi học trang 6
  • Tôi đi học trang 7
TÔI ĐI HỌC {Thanh Tinh') KIẾN THỨC Cơ BẢN Giới thiệu : Vài nét về tác giả : Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê Thừa Thiên - Huế. Đời văn gần 50 năm của Thanh Tịnh để lại một sự nghiệp khá phong phú : Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Què mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Chị và em (tập truyện ngắn, 1942), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943), Xuân và Sinh (truyện dài, 1944), Sức mồ hôi (tập thơ, 1954), Những giọt nước hiển (tập truyện ngắn, 1956), Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ, 1973), Thơ ca (tuyển tập, 1980). Thơ văn của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật “tôi” ngày đầu tiên đi học. Truyện kết cấu theo dòng hồi tưỗng của nhân vật. Đọc - Hiểu văn bản : Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên : “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài dường rụng nhiều và trên không có những đám mây hàng hạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Những biến chuyển của trời đất cuối thu thường gợi cho lòng người những bâng khuâng, hoài nhớ. Thời điểm cuối thu cũng là mùa tựu trường sau ba tháng hè. Và “mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng hừng rộn rã”. Hình ảnh đáng yêu ấy đã làm nhân vật “tôi” xúc động, nhớ về dĩ vãng. Nói cách khác, nhân vật đã nhìn thấy chính hình ảnh tuổi thơ của mình qua hình ảnh những đứa trẻ. Khung cảnh hiện tại dã đánh thức kỉ niệm của quá khứ. Những từ láy nao nức, tưng bừng, rộn rã diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm hồn nhân vật bất chấp bao năm tháng đã đi qua. Điệp khúc “hằng năm... lòng tôi lại...”, “mỗi lần thấy...lòng tôi lại..” diễn tả sức sông lâu bền của kỉ niệm. Hai chữ mơn man đầy sức gợi cảm, thể hiện trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tâm hồn nhân vật khi được sống lại kí ức tuổi thơ. Nhớ lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, nhân vật tôi nhớ lại những cảm giác trong sáng để lại dấu ấn sâụ dậm trong lòng mình : “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mẩy cành hoa tươi mỉm cười giữa hầu trời quang đãng”. Hình ảnh so sánh“... như mấy cành hoa tươi” và phép nhân hoá “mấy cành hoa tươi mỉm cười” vừa diễn tả thật cụ thể những cảm giác đẹp đẽ, trong sáng trong tâm hồn của cậu học trò nhỏ, vừa tạo nên chất thơ tươi tắn và man mác. Theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, từng khung cảnh và tâm trạng lần lượt hiện về theo trình tự thời gian (cái có trước nói trước, cái có sau nói sau), theo trình tự không gian tù nhà đến trường và vào lớp học. Trước tiên là khung cảnh và tâm trạng trên con đường cùng mẹ tới trường. Trong kí ức vẫn còn nguyên hình ảnh “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"', vẫn còn nguyên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ mới mẻ của ngày đầu tiên đi học : “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. “Hôm nay tôi đi học”, mấy tiếng ấy đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời và cả trong tâm hồn đứa trẻ. vẫn là con đường ấy, vẫn là chính mình thôi, nhưng tất cả đều có 'sự thay đổi lạ lùng. Không còn đứa trẻ nghịch ngợm nô đùa của mọi ngày, chỉ còn chú học trò nhỏ “cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn” trong bộ quần áo mới với hai quyển vở mới đang cầm trên tay. Lần đầu tiên được cầm vở đi học nên rất cẩn thận, nâng niu ; nhưng cũng chính vì vậy mà rất lúng túng. Nhìn những bạn học sinh khác ôm nhiều sách vở và bút thước, chú học trò nhỏ thấy thèm và muôn thử sức mình, nên xin mẹ cho cầm cả bút thước. Rất ngộ nghĩnh là “cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngáy thơ” của chú bé : “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Có lẽ khi viết những dòng văn này, tác giả không thể kìm được một nụ cười trìu mến với tuổi thơ. -L Tiếp theo là hình ảnh ngôi trường ngày khai giảng : “Trước sân trường làng Mĩ Lí đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa”. Trước đó mấy hôm, chú bé có ghé lại trường một lần, và lần ấy trường chỉ là một nơi xa lạ. “Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm... Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Tâm trạng ấy không chỉ của riêng nhân vật “tôi” mà là của tất cả những cậu học trò ngày đầu tiên đi học : “mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm dược như những người học trò cũ, biết láp, biết thầy đề khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Phía sau cánh cổng trường là một thế giới kì diệu và mới mẻ đầy hấp dẫn, là một quãng trời rộng, mà những cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muôn được tung cánh bay trong quãng trời ấy, lại vừa e sợ vì cảm thấy mình bé nhỏ. Nghe hồi trống báo vào lớp, cảm giác e sợ lại càng rõ hơn. Nhân vật “tôi” thấy các bạn đều vụng về lúng túng như mình, rụt rè e sợ đến mức không điều khiển nổi cả bước chân. Sau đó là cảnh học trò mới tập trung để nghe ông đốc gọi tên. Lúc này, nhân vật “tôi” càng hồi hộp : “Trong lúc ông đốc đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim ngừng đập”. Tâm trạng hồi hộp căng thẳng đến mức “Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”. Tác giả đã miêu tả rất chân thực và sâu sắc trạng thái tâm hồn phức tạp của cậu học trò nhỏ : vừa cảm động trước lời nói ân cần và đôi mắt hiền từ của ông đốc, lại vừa lúng túng vì bị người ta nhìn ; vừa cảm thấy bàn tay dịu dàng của mẹ đẩy sau lưng, lại vừa cảm thấy người mình trở nên nặng nề lạ lùng khi ông đốc gọi lên sắp hàng để vào lớp. Đó là giây phút trọng đại đầu tiên trong đời một đứa trẻ khi nó phải tạm thời rời khỏi vòng tay của cha mẹ để chập chững bước vào đời học sinh, hầu như đứa trẻ nào cũng khóc. Ngay cả các bậc phụ huynh cũng không khỏi xúc động. Các bậc phụ huynh đã đưa con đến trường, cùng với chúng tham dự buổi lễ khai trường, và đến khi chúng chuẩn bị vào lớp học, các vị nhìn theo với cặp mắt lưu luyến. Còn nhân vật “tôi” thì dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc và được mẹ vuốt tóc dỗ dành. Ông hiệu trưởng rất hiểu những nỗi niềm ấy nên vẫn “tươi cười nhẫn nại chờ” và ôn tồn an ủi : “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa”. Một người thầy từ tốn, bao dung như ông đốc đủ để làm yên tâm các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, còn có “một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười” đứng ở cửa lớp đón học sinh. Hình ảnh người thầy vui tính, giàu tình thương yêu khiến cho học trò cảm thấy dễ gần gũi với trường lớp hơn. Cuối cùng thì nhân vật “tôi” đã là một học sinh lớp năm thực thụ đang ngồi trong lớp học. Thoạt đầu, cậu nhìn cái gì “củng thấy lạ và hay hay”. Sau đó, cậu bỗng cảm thấy bàn ghế là “vật riêng của mình”, và nhìn người bạn chưa hề quen biết đang ngồi bên cạnh mà lòng “vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào”. Cậu bé đã cảm thấy gần gũi với lớp học và bạn bè. Kết thúc truyện là một hình ảnh đầy ý nghĩa : “Một con chim con liệng đến đứng bên cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Đó vừa là một hình ảnh thiên nhiên cụ thể, vừa gợi liên tưởng đến tâm trạng rụt rè bỡ ngỡ của chú bé ngày đầu đến trường, lại vừa mở ra một niềm tin về ngày mai : từ ngôi trường ấy, chú bé sẽ như con chim non kia tung cánh bay vào bầu trời cao rộng của ước mơ. Nhưng đôi với chú bé lúc bấy giờ, cánh chim kia chỉ làm chú bé hiếu động nghĩ đến những trò chơi : “Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lủa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. vẫn là một đứa trẻ ham thích chuyện vui chơi, nhưng nhân vật “tôi” đã bắt đầu biết làm một học sinh chăm chỉ, nghiêm túc. Đoạn văn miêu tả thật hồn nhiên sự biến đổi tinh tế trong tâm hồn đứa trẻ. c. Tổng kết : Đọc truyện ngắn “Tôi đi học”, ta hiểu rằng trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này với một tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP Đề : Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”. DÀN Ý Mở bài . + Giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh và truyện ngắn “Tôi đi học”. + Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”: vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây. Thân bài : Tổng : + Giới thiệu sơ lược nội dung truyện . + Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà ván. Phăn : Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ. Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học. Chất thơ trữ tình lan tỏa trong mạch văn. Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi” : đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, thả diều. Cảm nhận của “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến cho các cậu bé cùng chung cảm giác choáng ngợp. Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ. Bởi thế khi nghe đến tên không khỏi giật mình và lúng túng. Khi vào lớp, “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hoà trộn.giữa kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời rộng. Hợp : + Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu đi học là kĩ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm. + Chất thơ lan tỏa trong cách miêu tả, kể chuyên và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện. c. Kết bài : Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân) BÀI VIẾT GỢI ý “Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi ! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấh của Thanh Tịnh - một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mĩ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “Tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và -từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giông như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều so với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ : quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm ...bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muôn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp. Cái đình làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mĩ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ : “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ : cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Cộ lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mĩ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỉ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học : “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp [...]. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rọi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngùng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa hao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần. ị này. Trường làng Mĩ Lí cung giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hòa vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỉ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, dể lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỉ niệm đầu đời của nhà văn, gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu kí ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. TƯ LIỆU THAM KHẢO Thanh Tịnh có một phong cách nghệ thuật gần với Thạch Lam. Nhìn chung, vãn ông thiên về cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tỉnh xinh nhỏ lắng sâu. (Tuyển tác phẩm văn học 11 - NXB Giáo dục, 1991)

Các bài học tiếp theo

  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
  • Lão Hạc
  • Cô bé bán diêm (trích)
  • Đánh nhau với cối xay gió
  • Chiếc lá cuối cùng
  • Hai cây phong (trích Người thầy dầu tiên)
  • Thông tin về Ngày trái đất năm 2000
  • Ôn dịch, thuốc lá
  • Bài toán dân số

Các bài học trước

Tham Khảo Thêm

  • Học Tốt Ngữ Văn 8(Đang xem)
  • Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 8 Tập 2
  • Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 8 Tập 1
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 8 Tập 1
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 8 Tập 2

Học Tốt Ngữ Văn 8

  • PHẦN I - VĂN
  • Tôi đi học(Đang xem)
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
  • Lão Hạc
  • Cô bé bán diêm (trích)
  • Đánh nhau với cối xay gió
  • Chiếc lá cuối cùng
  • Hai cây phong (trích Người thầy dầu tiên)
  • Thông tin về Ngày trái đất năm 2000
  • Ôn dịch, thuốc lá
  • Bài toán dân số
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Đập đá ở Côn Lôn
  • Muốn làm thằng Cuội
  • Hai chữ nước nhà (trích)
  • Nhớ rừng
  • Ông Đồ
  • Quê hương
  • Khi con tu hú
  • Tức cảnh Pác Bó
  • Ngắm trăng
  • Đi đường (Trích Nhật kí trong tù)
  • Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
  • Hịch tướng sĩ
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)
  • Bàn luận về phép học (luận học pháp)
  • Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân Pháp)
  • Đi bộ ngao du (trích Ê - Mi n hay Về giáo dục)
  • Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)
  • PHẦN II - TIẾNG VIỆT
  • Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Trường từ vựng
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  • Trợ từ, thán từ
  • Tình thái từ
  • Nói quá
  • Nói giảm, nói tránh
  • Câu ghép
  • Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
  • Dấu ngoặc kép
  • Các lỗi thường gặp về dấu câu
  • Câu nghi vấn
  • Câu cầu khiến
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật
  • Câu phủ định
  • Hành động nói
  • Hội thoại
  • Lựa chọn trật tự từ trong câu
  • PHẦN III - TẬP LÀM VĂN
  • Văn bản
  • Văn tự sự
  • Văn thuyết minh
  • Văn nghị luận
  • Văn bản tường trình
  • Văn bản thông báo

Từ khóa » Bài Thơ Tôi đi Học Lớp 1