Soạn Bài Tôi Yêu Em (chi Tiết) | Soạn Văn 11 Chi Tiết

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời giã từ cho một mối tình không thành. Lời giã từ của Puskin có gì đặc biệt?

Lời giải chi tiết:

- Điệp khúc "tôi yêu em" được lặp lại ba lần, làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Nó thấm đượm một nỗi buồn nhưng không hoàn toàn bi luỵ, không hề có suy nghĩ gì mang tính tiêu cực. Bài thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: "Tôi yêu em", như lời thú nhận lại như lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn và giản dị:

   Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

   Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

- Nhà thơ diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm

+ Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị

+ Nguyên bản, Puskin đã dùng ngôi thứ hai số nhiều, thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách

- Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lý trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lý trí khẳng định tình yêu

- Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng

- Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt. Nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha

- Lời giã từ này có sự đúng đắn của lý trí, cả sự cao thượng, vị tha

→ Đó là lời giã từ không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người

Từ khóa » Tôi Yêu Em Văn 11 Trang