Soạn Bài Truyện Kiều - Phần Nỗi Thương Mình - Ngữ Văn 10
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài
63 FAQQua phần hướng dẫn học bài, giúp các em những nội dung cơ bản cũng như những đặc sắc nghệ thuật trong đọa trích "Nỗi thương mình" của Nguyễn Du.
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình chương trình chuẩn
3. Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình chương trình Nâng cao
4. Một số bài văn mẫu về bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình
5. Hỏi đáp về bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình
ATNETWORK1. Tóm tắt nội dung bài học
- Qua đoạn trích giúp các em cảm nhận được bi kịch tình yêu và cuộc đời, nỗi thương thân và sự ý thức cao về nhân phẩm của Kiều. Bên cạnh đó, giúp các em thấy được sự tài hoa trong việc sử dụng các phép tu từ linh hoạt, hiệu quả; hình thức đối xứng của Nguyễn Du.
2. Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình chương trình chuẩn
Câu 1: Vị trí và bố cục đoạn trích
- Bố cục gồm 3 đoạn
- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.
- Đoạn 2 (tiếp đến "Những mình nào biết có xuân là gì"): thể hiện tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng, nhơ nhuốc ở lầu xanh.
- Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.
Câu 2: Ý nghĩa của việc sử dụng bút pháp ước lệ trong đoạn trích? Qua đó, có thế nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?
- Bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, các điển tích, điển cố như: "bướm lả ong lơi"; "lá gió cành chim"; "Tống Ngọc, Trường Khanh", "mưa Sở, mây Tần".
- Ý nghĩa:
- Giúp cho Nguyễn Du miêu tả chốn "bụi trần" dơ bẩn mà câu thơ vẫn thanh cao, trang nhã.
- Tình cảm của Nguyễn Du dối với Kiều:
- Với việc sử dụng bút pháp ước lệ, tác giả đã miêu tả chốn lầu xanh mà không hề dung tục. Điều đó không phải là sự né tránh hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật đang phải trải qua. Ngược lại Nguyễn Du giữ cho nhân vật của mình chân dung cao đẹp. Không những thế, bằng cách khắc họa tâm trạng, thái độ của Kiều, nhà thơ đã làm cho chân dung nàng trở nên ngời sáng giữa chốn bùn nhơ.
Câu 3: Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng
- Đối xứng trong 4 chữ: "bướm lả - ong lơi"; "lá gió – cành chim"; "dày gió - dạn sương"; "bướm chán - ong chườngơ"; "mưa Sở - mây Tần"; "gió tựa - hoa kề".
→ Hình thức này góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bang của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.
- Tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: "Khi tỉnh rượu - lúc tàn canh"; "Nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trăng thâu"
→ Nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.
- Đối xứng giữa 2 câu lục bát
- "Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường": Đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm và hiện tại đầy nghiệt ngã.
- "Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân": Nhấn mạnh có ý so sánh → Nỗi đau về sự nhuốc nhơ của thân thể còn đau khổ hơn là sự bẽ bàng chua chát trên vẻ mặt.
- "Mặc người mây Sở, mưa Tần / Những mình nào biết có xuân là gì": Đối lập, mang nghĩa so sánh giữa người và chính mình.
⇒ Tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.
Câu 4: "Nỗi thương mình" của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
- "Nỗi thương mình" của nhân vật có ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ khi đặt trong nền vãn học trung đại.
- Đây là sự tự ý thức về cá nhân trong mọi thời đại mà cái cá nhân có xu hướng triệt tiêu. Hơn nữa, đây lại là ý thức cá nhân của một người phụ nữ, đối tượng được giáo dục theo tinh thần "tam tòng" an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Sự tự ý thức về bản thân của nàng Kiều có ý nghĩa "cách mạng". Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà còn biết ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân.
- Cảm hứng thương xót bản thân không chỉ thấy ở nhân vật của Nguyễn Du mà còn thấy ở người cung nữ trong Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương... Có thể nói, văn học trung đại đến cuối thê kỉ XVIII, ý thức cá nhân đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Nhưng ở những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, vấn đề này được biểu hiện thấm thìa hơn. "Bản ngã" của nhân vật và của chính người nghệ sĩ đã được Nguyễn Du biểu hiện như một nét độc đáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của mình.
Câu 5: Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: ”Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?
- Khi nhận xét về Truyện Kiều, đã có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh lời khen của chàng Kim đối với Thúy Kiều trong màn tái ngộ:
"Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay".
Thực ra đây là cuộc tranh luận diễn ra trong một thời gian khá dài về việc Thúy Kiều “trinh” hay “dâm”. Cuộc tranh luận cuối cùng cũng đã ngã ngũ với phần đông độc giả ủng hộ quan niệm tiến bộ của chàng Kim khi đánh giá về Thúy Kiều. Khách quan là vậy. Song có thể thấy rằng, ngay trong quan niệm của Nguyễn Du, ngay trong đoạn trích này, tâm hồn của Thúy Kiều vẫn ánh lên vẻ đẹp của sự cao thượng, trắng trong dù nàng đã từng phải sống giữa chốn tanh bẩn, nhơ nhuốc. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng nhà thơ nhân đạo vĩ đại đã đề cao nhân cách của Kiều, phẩm giá của Kiều khi diễn tả một cách sâu sắc nỗi buồn, nỗi đau khổ và chán chường của nàng khi phải cam phận lưu đày giữa chốn lầu xanh.
3. Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình chương trình Nâng cao
Câu 1: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Nêu ý chính của mỗi đoạn.
Gợi ý:
- Phần 1: 4 câu đầu: Cảnh sống ở lầu xanh
- Phần 2: 8 câu tiếp :Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
- Phần 3: 8 câu cuối :Bi kịch tâm trạng của Thúy Kiều.
Câu 2: Trong đoạn 1, cảnh sống ở lầu xanh của Kiều được miêu tả như thế nào và tâm trạng nàng trước cảnh sống ấy ra sao? (Chú ý hai chữ "giật mình" và một loạt những câu hỏi của Kiều).
Gợi ý:
- Bốn câu thơ đầu đã đặt ra 1 tình thế của tâm trạng, ở lầu xanh có nhiều kĩ nữ, họ có thể coi việc làm của mình là rất đỗi bình thường nhưng Kiều lại có 1 nhân phẩm quá đỗi cao đẹp như bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ.
-
Thúy Kiều giật mình nhận ra sự cô đơn, nhục nhã của mình trong cảnh sống nhơ nhớp, lúc đó nàng ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình.
-
Giật mình: bàng hoàng, ngơ ngác, thảng thốt trước thực tại
-
Thương mình: Ý thức về nhân cách, phẩm giá và quyền sống của bản thân. Đó là giọt nước mắt nuốt vào trong gan ruột thấm thía, xót xa.
-
Xót xa: sự đau đớn, ấm ức của tâm hồn.
-
Câu 3: Phân tích thái độ của Kiều trước thú vui của khách trong đoạn 2.
Gợi ý:
- Tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân khi bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu.
- Những tháng ngày ê chề, nhục nhã của Kiều trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Những ngày ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò khi nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan.
Câu 4: Chỉ ra những câu thơ trong đoạn trích thể hiện khái quát tâm sự "thương mình xót xa" và nhân cách của Kiều.
Gợi ý:
- Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
- Khi sao phong gấm rũ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
- Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Câu 5: Trong đoạn trích, tác giả dùng nhiều điệp từ, phép sóng đôi, nhiều dạng tiểu đối có giá trị biểu cảm đặc sắc. Hãy chỉ ra các trường hợp đó và phân tích giá trị nghệ thuật của chúng trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.
Gợi ý:
- Điệp từ: "Giật mình mình lại thương mình xót xa": ba chữ “mình” trong câu thơ diễn tả nỗi cô đơn cùng cực của nàng Kiều, như một tiếng nấc đan xen lẫn tiếng thở dài, diễn đạt nỗi đau mà chỉ một mình Thúy Kiều biết, cảm nhận. Nỗi đau đó không thể san sẻ cùng ai.
- Đối xứng
- Lá gió >< Cành chim; Sớm đưa Tống Ngọc >< Tối tìm Trường Khanh: Cho thấy người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương. Tác giả sử dụng tả thực nhưng vẫn giữ được hình ảnh của Kiều.
- Tách từ, tiểu đối, đối xứng: Tô đậm thân phận bẽ bàng, nhấn mạnh hiện thực trớ trêu: cuộc sống nhục nhã, ê chề kéo dài ở lầu xanh.
- Các cặp tiểu đối, đối xứng làm tô đậm cuộc sống hiện tại đầy tủi nhục, ê chề, tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân khi bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu.
- Từ "Sao" kết hợp với các thành ngữ tạo thành giọng thơ chán ngán, buồn khổ.
4. Một số bài văn mẫu về bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình
Đoạn trích Nỗi thương mình đã tái hiện những giai đoạn đầy đau khổ trong cả cuộc đời dằng dặc những thương đau của Thúy Kiều. Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã lên tiếng bênh vực quyền sống chính đáng của người phụ nữ và gián tiếp phê phán xã hội đầy ải họ gặp phải những oan khiên, bất hạnh. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết hoàn chỉnh các bài văn phân tích về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình
- Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
5. Hỏi đáp về bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
NONESoạn văn liên quan
Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên - Ngữ văn 10 Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận - Ngữ văn 10 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10
Toán 10
Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 10 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Toán 10 CTST
Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 10
Đề thi giữa HK1 môn Toán 10
Ngữ văn 10
Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 10 Cánh Diều
Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo
Soạn Văn 10 Cánh Diều
Văn mẫu 10
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 10
Tiếng Anh 10
Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải Tiếng Anh 10 CTST
Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 10
Vật lý 10
Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức
Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Lý 10 CTST
Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Vật Lý 10
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10
Hoá học 10
Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức
Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Hóa học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Hóa 10 CTST
Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Hóa 10
Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10
Sinh học 10
Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức
Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Sinh 10 CTST
Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Sinh học 10
Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10
Lịch sử 10
Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo
Lịch Sử 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT
Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST
Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử 10
Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10
Địa lý 10
Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Địa Lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT
Giải bài tập Địa Lý 10 CTST
Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Địa lý 10
Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10
GDKT & PL 10
GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức
Đề thi giữa HK1 môn GDKT&PL 10
GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo
GDKT & PL 10 Cánh Diều
Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT
Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST
Giải bài tập GDKT & PL 10 CD
Trắc nghiệm GDKT & PL 10
Công nghệ 10
Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo
Công nghệ 10 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 10 CTST
Giải bài tập Công nghệ 10 CD
Trắc nghiệm Công nghệ 10
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10
Tin học 10
Tin học 10 Kết Nối Tri Thức
Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Tin học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 10 KNTT
Giải bài tập Tin học 10 CTST
Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 10
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 10
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 10
Tư liệu lớp 10
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 10
Đề thi giữa HK1 lớp 10
Đề thi HK1 lớp 10
Đề thi HK2 lớp 10
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp
Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề
Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1
Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều
Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT
Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST
Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo
Văn mẫu về Chữ người tử tù
Văn mẫu về Tây Tiến
Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Bố Cục Nỗi Thương Mình
-
Soạn Bài Truyện Kiều - Phần Nỗi Thương Mình
-
Nỗi Thương Mình - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
-
Soạn Bài Nỗi Thương Mình - Ngắn Gọn Nhất
-
Nỗi Thương Mình (trích Truyện Kiều) - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm ...
-
Truyện Kiều - Phần Nỗi Thương Mình - Ngữ Văn 10 - HOC247
-
Soạn Bài Truyện Kiều – Nỗi Thương Mình: Bố Cục Gồm 3 đoạn
-
Soạn Bài Truyện Kiều - Nỗi Thương Mình: Bố Cục Gồm 3 đoạn
-
Nỗi Thương Mình - Nguyễn Du
-
Soạn Bài Truyện Kiều - Phần Nỗi Thương Mình (siêu Ngắn)
-
Soạn Bài: Truyện Kiều Phần 2 - Nỗi Thương Mình
-
Soạn Bài Nỗi Thương Mình - Ngắn Gọn Nhất - Giải Nhanh
-
Soạn Bài: Truyện Kiều – Phần Nỗi Thương Mình
-
Soạn Bài Nỗi Thương Mình 2023
-
Soạn Bài - Truyện Kiều (Phần Nỗi Thương Mình) - Ngữ Văn Lớp 10 ...
-
Tổng ôn Tập Lý Thuyết Soạn Truyện Kiều (nỗi Thương Mình) Siêu Ngắn ...
-
Soạn Bài Nỗi Thương Mình – Soạn Văn 10 Tập 2 Bài 29 (trang 107)