Soạn Bài Uy - Lít - Xơ Trở Về (trích Ô - đi - Xê - Sử Thi Hi Lạp)

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 10Soạn Văn 10Học Tốt Ngữ Văn 10Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) Soạn bài Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp)
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) trang 1
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) trang 2
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) trang 3
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) trang 4
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) trang 5
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp) trang 6
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ (Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp) A. KIẾN THỨC Cơ BẢN Giới thiệu Cùng với kho tàng thần thoại phong phú, hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xè đã làm nên tầm vóc lớn lao của nền văn học Hi Lạp cổ đại. Hai bản sử thi này tương truyền là của Hô-me. Song cho đến nay vẫn chưa biết chính xác Hô-me là ai. Có nhiều truyền thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể ông là con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX - VIII trước CN. Ông mang tên Mê-lê-xi-gien (nghĩa là con của dòng sông Mê-lét). Sử thi I-li-át miêu tả cuộc chiến tranh bộ lạc điển hình giữa người Hi Lạp và người Tơ-roa, ở đó nổi bật lên vai trò hàng đầu của người anh hùng dũng mãnh A-sin. Sử thi Õ-đi-xê miêu tả cuộc hành trình trở về quê hương đầy gian nan nguy hiểm của người anh hùng lắm mưu nhiều kế Uy-lít-xơ, người đã dùng mưu con ngựa gỗ để đánh chiếm thành Tơ-roa. Sử thi Ô-di-xê, nối tiếp I-li-át, là bức tranh lịch sử hoành tráng, hào hùng của người Hi Lạp trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, di dân mở đất. Tác phẩm gồm 12.110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca, kể lại hành trình vượt biển trở về quê hương của người anh hùng Uy-lít-xơ sau 20 năm xa cách. Chủ đề chính của Ô-đi-xê là chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hoá, mở rộng giao lưu văn hoá. Xung đột được miêu tả ở đây là xung đột giữa các nền văn minh, giữa các trình độ văn hoá. Nếu A-sin là biểu tượng sức mạnh thể chất của người Hi Lạp thì Uy-lít-xơ là biểu tượng sức mạnh trí tuệ và tinh thần của người Hi Lạp. Đây là hai mẫu anh hùng văn hoá tiêu biểu của dân tộc Hi Lạp. Họ cũng thuộc về kiểu nhân vật siêu mẫu kết tinh từ các truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” Đoạn trích nằm ở khúc ca XXIII, gần cuối tác phẩm. Trước đó, khúc ca XXI và XXII kể lại cuộc thi bắn do Pê-nê-lốp bày ra cho bọn cầu hôn : ai bắn một mũi tên bằng cây cung của Uy-lít-xơ xuyên qua được mười hai cái vòng của mười hai cái rìu đang treo trên tường thì sẽ được lấy nàng. Bọn cầu hôn không ai giương nổi cây cung. Uy-lít-xơ xin thi bắn và chàng là người thắng cuộc. Sau đó, Uy-lít-xơ trùng trị bọn cầu hôn. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, cuối cùng chàng đã giết hết bọn chúng. Cha con Uy-lít-xơ lại trùng phạt bọn gia nhân và nữ tì phản bội. Đoạn trích kể cuộc gặp gỡ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm xa cách. Đọc - hiểu văn bản Nhân vật Pê-nê-lốp Nàng đã kiên trinh chờ đợi chồng 20 năm đằng đẵng. Hai mươi năm không chỉ đợi chờ mà còn phải đôi phó với bao thử thách : tìm cách trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn bằng “tấm thảm ngày dệt đêm tháo”, tìm cách trì hoãn sự thúc giục của cha mẹ đẻ đô'i với việc tái giá của nàng ; luôn luôn lo sợ có người xảo quyệt giả mạo đánh lừa. Hai mươi năm ấy đủ chứng tỏ tình yêu sắt son chung thủy của nàng. 6. Nhưng đến khi chồng trở về, tâm trạng nàng lại diễn biến vô cùng phức tạp. l. Khi nhũ mẫu ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng nàng đã về, Pê-nê-lốp “hồng mừng rỡ cuống cuồng, nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão, nước mắt chan hòa”. Đó là những giọt nước mắt của niềm sướng vui, hạnh phúc tột độ. b.2. Qua giây phút đột ngột, suy nghĩ lại, nàng tự ghìm mình và ghìm cả nỗi mừng vui của nhũ mẫu, vì trong lòng nảy sinh hai điều nghi hoặc lớn mà nàng không thể nào tự giải đáp được : Điều nghi hoặc thứ nhất : một mình Uy-lít-xơ làm thế nào đủ sức giết hết 108 tên cầu hôn ? Nếu cả bọn chúng chết hết, chỉ có thể là do thần linh trừng phạt chúng, “vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nha của chúng”, vì “chúng chẳng kiêng nể một ai”... Điều nghi hoặc thứ hai : hai mươi năm đợi chờ mòn mỏi, nàng nghĩ rằng chồng nàng đã chết, hết hi vọng trở về. Vì thế, nàng không tin điều nhũ mẫu nói. 3. Nhũ mẫu tiếp tục thuyết phục, đưa thêm bằng chứng : vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ do lợn lòi húc ngày xưa được phát hiện khi bà rửa chân cho chàng, đồng thời bà “đem tính mệnh ra đánh cuộc” với Pê-nê-lốp để một lần nữa khẳng định Uy-lít-xơ đã trở về. Đến đây, Pê-nê-lốp có phần phân vân : nàng không kiên quyết bác bỏ mà chuyển sang thần bí hóa câu chuyện, cho rằng đây là chuyện của thần linh, người trần không hiểu được. Đó là một cách trấn an nhũ mẫu mà cũng là tự trấn an mình. Đến khi nàng sắp gặp mặt Uy-lít-xơ thì tâm trạng nàng rất đỗi phân vân. Thật khó xử cho nàng : “không biết nên đứng xa xa... hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn Pê-nê-lốp dò xét, tính toán, suy nghĩ mông lung nhưng cũng bàng hoàng xúc động không cùng, nàng “ngồi lặng thỉnh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”. Đến đây thì Tê-lê-mác quá sót ruột, không thể chờ được nữa. Cậu con trai lên tiếng trách cứ gay gắt mẹ mình. Những lời trách cứ ấy càng khiến cho Pê-nê-lôp phân vân cao độ và xúc động dữ dội. Nhưng nàng vẫn chưa thể nào phân rõ thực hư : “lòng mẹ kinh ngạc quá chừng, mẹ không sao nói dược một lời, mẹ không thể hỏi han, cùng không thể nhìn thẳng mặt người”. Và để phân rõ thực hư, nàng quyết định thử thách Uy-lít-xơ. Ý định ấy được trình bày thật tế nhị và khéo léo. Nàng không nói trực tiếp với Uy-lít-xơ (vì còn xa lạ, phải giữ lịch sự) mà nói thông qua con trai : “Nếu quả thực đây chính là Uy-lít- xơ... thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng, vì cha và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết”. Chắc chắn rằng khi nói những lời này Pê-nê-lốp đã nghĩ đến một bí mật riêng của hai vợ chồng mà nàng sẽ đem ra thử thách : cái giường. Nếu đúng là Uy- lít-xơ, chàng sẽ nhận ra ngay. Điều đó cho thấy sự khôn khéo, thông minh của “Pê- nê-lốp thận trọng”. Mặt khác, chiếc giường gắn với tình chồng vợ ; chọn đề tài này cũng có nghĩa là Pê-nê-lốp luôn thương nhớ chồng. Nhân vật Uy-lít-xơ Khi trở về gặp lại vợ mình, Uy-lít-xơ rơi vào một hoàn cảnh đầy kịch tính : sau hai mươi năm xa cách, gặp lại người vợ yêu dấu mà không thể bộc lộ niềm hạnh phúc đoàn viên. Pê-nê-lốp chưa nhận ra chồng nên cứ ngồi từ xa dò xét, thử thách. Uy-lít-xơ cũng chẳng biết làm thế nào, đành ngồi nhìn xuống đất, kiên nhẫn đợi chờ. Đến khi nghe Pê-nê-lốp tỏ ý thử thách, Uy-lít-xơ mới “mỉm cười”. Chàng mỉm cười vì hiểu ý vỢj mỉm cười vì tin ở trí tuệ của mình sẽ vượt qua thử thách ấy. Chàng nói với Tê-lê-mác mà là nói với Pê-nê-lốp : “Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con củng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy”. Và trước khi bước vào cuộc thử thách ấy, Uy-lít-xơ “nổi tiếng khôn ngoan” vẫn trầm tĩnh tính toán cách xử trí những kẻ cầu hôn vừa bị giết chết. Cuộc đối dầu trực tiếp giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp Từ phòng tắm bước ra, Uy-lít-xơ trước đó “bẩn thỉu, áo quần rách rưới” bây giờ trở nên “đẹp như một vị thần”. Chàng đến ngồi đối diện với Pê-nê-lỗp. Sau những lời trách về trái tim sắt đá của nàng, Uy-lít-xơ nói với nhũ mẫu : “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường, dể tôi ngủ một mình như bấy lâu nay...”. Lời nói của Uy-lít-xơ đã gợi ý cho Pê-nê-lôp về đề tài chiếc giường, nàng sai nhũ mẫu “khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nền". Uy-lít-xơ nghe vậy “giật mình". Chàng “giật mình" vì tưởng rằng “Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy vì tưởng rằng “đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác". Cũng có thể chàng “giật mình” vì nghĩ rằng Pê-nê-lốp đem việc di chuyển chiếc giường làm đề tài thử thách. Cho nên chàng mới nói thật cặn kẽ về chiếc giường, nói tỉ mỉ từng công đoạn làm ra nó, nói cả đến một bí mật mà chỉ có hai vợ chồng biết : một chân giường là gốc cây ô-liu. Chàng nói về chiếc giường không chỉ bằng trí nhớ tuyệt vời, mà còn bằng cả tấm lòng thương nhớ người vợ cũng như sự khắc ghi sâu sắc những kỉ niệm vợ chồng. Đưa ra đề tài chiếc giường để thử thách, Pê-nê-lốp đã rất khôn khéo và thông minh để xác định thực hư. Uy-lít-xơ cũng bằng trí tuệ nhạy bén, hiểu và đáp ứng được điều thử thách ấy. Cảnh vợ chồng đoàn tụ Nghe Uy-lít-xơ “tả đúng mười mươi sự thật”, Pê-nê-lốp xúc động “bủn rủn cả chân tay” và “chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Lẽ ra cảnh ấy đã phải diễn ra ngay từ lúc hai người vừa gặp lại nhau, nhưng, như Pê-nê-lốp nói, nàng “luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm diều tai ác..". Đó là một lí do hết sức đẹp đẽ nói lên tấm lòng trong sạch thủy chung của nàng. Lời nói của Pê-nê-lôp càng làm cho Uy-lít-xơ câm động và hạnh phúc, chàng “ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc dầm dề". Trí tuệ và tình yêu son sắt của chàng đã mang đến cho chàng cái hạnh phúc tột đỉnh của sự đoàn viên. Những đặc sắc của nghệ thuật sử thi Đoạn trích có nhiều nét đặc sắc của nghệ thuật sử thi. Đó là lối miêu tả tâm lí nhân vật ; lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể ; cách xây dựng đối thoại thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh ; lối 'so sánh mở rộng, sinh động, giàu hình ảnh ; cách kể chuyện chậm rãi cùng với ngôn ngữ trang trọng tạo sự “trì hoãn sử thi”. Nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật Đoạn văn như một màn kịch nhỏ : có mâu thuẫn và xung đột (ơ-ri-clê - Pê- nê-lốp ; Tê-lê-mác - Pê-nê-lốp ; Ưy-lít-xơ - Pê-nê-lốp), ở đó, các nhân vật đối thoại với nhau ; có phát triển (qua những diễn biến tâm lí các nhân vật), có đỉnh điểm (thử thách bằng cái giường), có cởi nút (việc phát hiện của Uy-lít-xơ dẫn đến cảnh đoàn tụ). Cả hai nhân vật chính, Uy-lít-xơ và Pê-nê-lôp, đều rơi vào một hoàn cảnh đầy kịch tính. Và chính hoàn cảnh ấy mới bộc lộ rõ tính cách của “Pê- nê-lốp thận trọng”, của “Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại” và “nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp". Việc tạo cho câu chuyện tình thế kịch như trên đã gây sự hồi hộp, kích thích, chờ đợi lí thú của người đọc. Lối miêu tả tâm lí nhân vật sử thi của Hô-me-rơ không giông như sự phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật của các nhà tiểu thuyết sau này, mà là sự đứa ra một dáng điệu, một cử chỉ, một cách ứng xử hay một thái độ nhiều khi rất đỗi đơn sơ nhưng lại bộc lộ được chiều sâu của tâm lí nhân vật. Đó là tâm lí ngây thơ, chất phác, còn nhuốm màu sắc huyền bí, thần linh ; là tâm hồn trong suốt, lốì suy nghĩ cực đoan (yêu mãnh liệt, ghét khủng khiếp ; tin vô bờ, nghi ngờ dữ dội), nặng về lí trí. Những đoạn kể Pê-nê-lôp xuống gặp Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp trả lời Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ từ phòng tắm ra, Pê-nê-lốp sau khi nghe Uy-lít-xơ phát hiện cái giường... là những đoạn tiêu biểu cho lối miêu tả tâm lí nhân vật của Hô-me-rơ. Lối mièu tả cụ thể, clii tiết, tỉ mỉ ở nhiều chỗ, đặc biệt ở đoạn Uy-lít-xơ tả cái giường và đoạn kết thúc. Lối miêu tả này thường đòi hỏi nhà thơ dùng nhiều tính ngữ. Đây là lối miêu tả có tác dụng dựng lên trước mắt người đọc những bức tranh sống động, do đó tạo được những xúc động nghệ thuật mạnh mẽ. Lối so sánh mở rộng {so sánh có đuôi dài) Đây là cách nhà thơ tìm một sự việc, một hình ảnh gần gũi với cái mà mình miêu tả, rồi miêu tả sự việc, hình ảnh đó một cách chi tiết, tỉ mỉ bằng một đoạn văn dài, sau đó mới đem so sánh nó với cái mà mình miêu tả. Phần cuối của đoạn trích là một ví dụ tiêu biểu cho lối so sánh này : “Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi, Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lẩy cổ chồng không nã buông rời”. Ớ đoạn văn này, nhà thơ miêu tả cụ thể, tỉ mỉ chuyện những người bị đắm thuyền sông sót, thấy được đất liền, chỉ đề so sánh một chi tiết : đất liền dịu hiền ra sao đôi với nỗi khao khát của những người bị đắm thuyền thì Uy-lít-xơ cũng như vậy đỗì với tâm trạng của Pê-nê-lốp gặp lại chồng sau hai mươi năm xa cách. Hình ảnh so sánh ấy đã diễn tả rất sâu sắc tâm trạng nàng Pê-nê-lốp. Cách xây dựng những đối thoại Đoạn văn này gần như được cấu tạo toàn bằng những đối thoại của các nhân vật. Những đoạn đối thoại này đã trở thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh, lập luận tuy chất phác đơn sơ phản ánh tư duy của con người thời cổ, nhưng lí lẽ của nó cũng thật là chặt chẽ và xác đáng. Tất cả các biện pháp nghệ thuật kể trên tạo sự kéo dài làm chậm dòng chính câu chuyện, đó là lốỉ “trì hoãn sử thi”, có tác dụng gây nên sự trang trọng, chậm rãi của phong cách kể chuyện sử thi. Tổng kết Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. B. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP Đề : Phân tích ý nghĩa nhân văn trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” (trích sử thi Ô-đi-xê - Hô-me-rơ). DÀN Ý Mở bài Giới thiệu Hô-me-rơ - cha đẻ của thi ca Hi Lạp. Trường ca Ô-đi-xê : hành trình trở về đầy gian nan của chàng dũng sĩ Uy-lít-xơ -» ca ngợi lòng dũng cảm, trí thông minh của con người. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” : vẻ đẹp nhân vật sử thi trong tính cách Uy- lít-xơ và Pê-nê-lốp. Thân bài Tổng : Khúc ca XXIII - cuộc gặp gỡ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm xa cách. Tình huôhg thử thách đặc 'sắc giúp nhận ra phẩm chất cao quý của nhân vật theo chuẩn mực thời cổ đại. Phăn : Tình huống thử thách : gắn với xung đột tâm trạng của Pê-nê-lốp - hoàn cảnh bức bách, tuyệt vọng >< ước muôn, hi vọng, mong đợi. Tính cách Pê-nể-lốp : Khôn ngoan, thận trọng, biết kìm nén tình cảm bộc phát. Cứng rắn, vững vàng, sâu sắc trong lời nói và hành động. Nguyên nhân : do luôn phải đốì phó với âm mưu của bọn cầu hôn và thời gian xa cách đã 20 năm. Tính cách Uy-lít-xơ : Con người- dũng cảm, nổi tiếng khôn ngoan, điềm tĩnh, mưu trí. Con người “cao quý và nhẫn nại” -> sâu sắc trong cư xử và hành động, biểu hiện tập trung trí tuệ, nhân cách. Uy-lít-xơ muốn thử lòng Pê-nê-lôp sau 20 năm và chấp nhận thử thách. Cuộc gặp gỡ cảm động của hai nhân cách đẹp : Cùng chung một mục đích và suy nghĩ về cách thử lòng nhau -> tình tiết “chiếc giường” : Pê-nê-lốp nhận rõ tấm lòng chung thủy của chồng - Uy-lít-xơ lúc nào cũng nhớ kĩ từng kỉ niệm. Vẻ đẹp được bộc lộ giải toả mọi sự nghi ngờ, gắn liền không khí gặp gỡ cảm động -» hai tính cách thống nhất gắn với quan niệm vẻ đẹp con người sử thi : trí tuệ và nhân văn. Hợp : Nghệ thuật sử thi khoa trương phóng đại làm rõ tầm vóc người anh hùng. Đồng thời, những đối thoại đầy kịch tính đã làm nên sức hấp dẫn của nhân vật. Hình tượng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp tiêu biểu cho vẻ đẹp và tinh thần thời đại sử thi một đi không trở lại. Kết bài Suy ngẫm của bản thân về giá trị nhân văn trong đoạn trích.

Các bài học tiếp theo

  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ)
  • Tấm Cám (Truyện cổ tích)
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày)
  • Ca dao
  • Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
  • Ca dao hài hước
  • Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
  • Tỏ lòng
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43)
  • Nhàn

Các bài học trước

  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn)
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam
  • Tổng quan văn học Việt Nam

Tham Khảo Thêm

  • Học Tốt Ngữ Văn 10(Đang xem)
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 10 Tập 1
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 10 Tập 2

Học Tốt Ngữ Văn 10

  • PHẦN I - VĂN
  • Tổng quan văn học Việt Nam
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam
  • Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn)
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp)(Đang xem)
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ)
  • Tấm Cám (Truyện cổ tích)
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày)
  • Ca dao
  • Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
  • Ca dao hài hước
  • Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
  • Tỏ lòng
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43)
  • Nhàn
  • Đọc Tiểu thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
  • Thơ đường
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
  • Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
  • Đọc thêm
  • Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu)
  • Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)
  • Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)
  • Nguyễn Trãi
  • Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)
  • Tựa "Trích diễm thi tập" (Trích)
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục)
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
  • Nguyễn Du
  • Trao duyên (Trích truyện Kiều)
  • Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)
  • Chí anh hùng (trích truyện Kiều)
  • PHẦN II - TIẾNG VIỆT
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Văn bản
  • Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ
  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt
  • Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Văn bản văn học
  • Các biện pháp tu từ: Phép điệp và phép đối
  • PHẦN III - TẬP LÀM VĂN
  • Văn tự sự
  • Lập dàn ý bài văn tự sự
  • Chọn sự vật, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  • Viết đoạn văn tự sự
  • Tóm tắt văn bản tự sự
  • Trình bày một vấn đề
  • Lập kế hoạch cá nhân
  • Văn thuyết minh
  • Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh
  • Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
  • Phương pháp thuyết minh
  • Viết đoạn văn thuyết minh
  • Tóm tắt văn bản thuyết minh
  • Văn nghị luận
  • Khái niệm về văn nghị luận
  • Lập dàn ý bài văn nghị luận
  • Lập luận trong văn nghị luận
  • Các thao tác nghị luận
  • Viết quảng cáo

Từ khóa » Nghệ Thuật đoạn Trích Uy Lít Xơ Trở Về