Soạn Bài Văn Bản - Ngữ Văn 10 - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 10 Tuần 2 Ngữ Văn 10 Soạn bài Văn bản - Ngữ văn 10 ADMICRO Lý thuyết

Soạn bài

27 FAQ

Bài soạn trên sẽ hỗ trợ các em những kiến thức cơ bản về bài Văn bản trước khi đến lớp. Mong rằng bài soạn sẽ trang bị những hành trang kiến thức cần thiết cho các em về bài học, giúp các em sọan bài tốt hơn và có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

1. Tóm tắt nội dung bài học

2. Soạn bài Văn bản chương trình chuẩn

3. Soạn bài Văn bản chương trình Nâng cao

4. Hỏi đáp về bài Văn bản

ADSENSE

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Những đặc điểm cơ bản của văn bản (hình thức lẫn nội dung)
  • Phân loại các loại văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp

2. Soạn bài Văn bản chương trình chuẩn

Bài tập phần 1:

Câu 1: Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong hoạt động nào? Đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng mỗi văn bản ra sao?

  • Hoạt động và nhu cầu:
    • Văn bản (1): Hoạt động giao tiếp chung, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm
    • Văn bản (2) Hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người.
    • Văn bản (3) Hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước và toàn thể đồng bào.
  • Số lượng câu của từng văn bản không giống nhau (từ 1 câu đến nhiều câu, nhiều đoạn). Văn bản (1), (2) có tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu nghệ thuật. Văn bản (3) mang tính chính trị, để đáp ứng cho mục đích chính trị.

Câu 2: Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

  • Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè)
  • Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
  • Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp).
  • Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

Câu 3: Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?

  • Ở văn bản (2) và (3), các câu trong văn bản đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ thể.
  • Đặc biệt ở văn bản (3) còn được tổ chức theo kết cấu ba phần : mở đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

Câu 4: Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

Văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu văn bản là nhan đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’’ và dấu hiệu kết thúc văn bản là thời gian, địa điểm và tên tác giả. Câu 5: Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

  • Văn bản (1) nhằm mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.
  • Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người đối với họ.
  • Văn bản (3) nhằm mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.

Bài tập phần II

Câu 1:So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện:

  • Vấn đề:
    • Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống.
    • Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
    • Văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.
  • Từ ngữ
    • Các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày...).
    • Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc...).
  • Cách thức thể hiện nội dung:
    • Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
    • Văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.
    • Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: So sánh

a. Phạm vi sử dụng:

  • Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.
  • Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
  • Các văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
  • Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là những văn bản dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp:

  • Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.
  • Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến.
  • Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học.
  • Đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.

c. Từ ngữ:

  • Văn bản (2) dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.
  • Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị. + Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học.
  • Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Kết cấu và trình bày:

  • Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát.
  • Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ rệt, mạch lạc.
  • Văn bản trong SGK cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
  • Đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Văn bản để hiểu rõ hơn kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Soạn bài Văn bản chương trình Nâng cao

Câu 1: Hãy trình bày những đặc điểm của văn bản.

Gợi ý:

  • Những đặc điểm của văn bản:
    • Văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích
    • Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
    • Văn bản có tác giả

Câu 2: Từ những hiểu biết về văn bản, hãy nêu tên các loại văn bản có trong đời sống mà anh (chị) biết.

Gợi ý:

  • Tên các loại văn bản có trong đời sống: Hợp đồng, Biên bản, Đơn xin phép, Các bài báo, Truyện, Thơ,...

Câu 3: Theo anh (chị), các văn bản viết, khắc, in có vai trò gì đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc?

Gợi ý:

  • Các văn bản viết, khắc, in có vai trò đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc:
    • Lưu giữ được những tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa... có từ lâu đời.

    • Nhờ những văn bản đó ta biết đọc cách ứng xử của người xưa.

    • Có tác dụng phổ biến để người nước ngoài thấy được nền văn hóa của nước ta

Câu 4: Đọc văn bản Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử và chỉ ra nội dung của nó (Văn bản giới thiệu cái gì, có những ý chính nào?). Tóm tắt văn bản đó thành một đề cương (dàn ý).

Gợi ý:

  • Nội dung của văn bản Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử: nêu những tri thức về những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.

Câu 5: Đọc nhan đề của một bài báo, hãy đoán trước những nội dung sẽ được trình bày trong bài báo đó. Đọc toàn bộ bài báo và đối chiếu xem nội dung được viết ra với điều dự đoán của mình khác nhau ở điểm nào?

Gợi ý:

  • Học sinh tự vận dụng để làm bài.

4. Hỏi đáp về bài Văn bản

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE

Soạn văn liên quan

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10 Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10 Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Ngữ văn 10 Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Ngữ văn 10 Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) - Ngữ văn 10 Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) - Ngữ văn 10 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

Toán 10

Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 10 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Toán 10 CTST

Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 10

Đề thi HK2 môn Toán 10

Ngữ văn 10

Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 10 Cánh Diều

Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo

Soạn Văn 10 Cánh Diều

Văn mẫu 10

Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10

Tiếng Anh 10

Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải Tiếng Anh 10 CTST

Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10

Đề thi HK2 môn Tiếng Anh 10

Vật lý 10

Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức

Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Lý 10 CTST

Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Vật Lý 10

Đề thi HK2 môn Vật Lý 10

Hoá học 10

Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức

Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Hóa học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Hóa 10 CTST

Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Hóa 10

Đề thi HK2 môn Hóa 10

Sinh học 10

Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức

Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Sinh 10 CTST

Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Sinh học 10

Đề thi HK2 môn Sinh 10

Lịch sử 10

Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch Sử 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT

Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST

Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử 10

Đề thi HK2 môn Lịch sử 10

Địa lý 10

Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Địa Lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT

Giải bài tập Địa Lý 10 CTST

Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Địa lý 10

Đề thi HK2 môn Địa lý 10

GDKT & PL 10

Đề thi HK2 môn GDCD

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo

GDKT & PL 10 Cánh Diều

Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT

Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST

Giải bài tập GDKT & PL 10 CD

Trắc nghiệm GDKT & PL 10

Đề thi HK2 môn GDKT&PL 10

Công nghệ 10

Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 10 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 10 CTST

Giải bài tập Công nghệ 10 CD

Trắc nghiệm Công nghệ 10

Đề thi HK2 môn Công nghệ 10

Tin học 10

Tin học 10 Kết Nối Tri Thức

Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 10 KNTT

Giải bài tập Tin học 10 CTST

Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 10

Đề thi HK2 môn Tin học 10

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 10

Tư liệu lớp 10

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK2 lớp 10

Đề thi giữa HK1 lớp 10

Đề thi HK1 lớp 10

Đề cương HK2 lớp 10

Đề thi HK2 lớp 10

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp

Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề

Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1

Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST

Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Văn mẫu về Tây Tiến

Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo

Văn mẫu về Chữ người tử tù

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý AANETWORK OFF

Từ khóa » Cách Soạn Văn Lớp 10 Bài Văn Bản