Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc - Tác Phẩm

1. Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này. 

2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? Theo anh (chị), đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào? 

3. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị) đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy. 

4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu. 

LUYỆN TẬP Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.

Lời giải: Câu 1. Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.  Trả lời: - Văn tế là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ niềm tiếc thương đối với người đã mất. Thường có 2 phần: kể lại công đức người đã mất và bày tỏ niềm tiếc thương. Được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát… Giọng điệu lâm li, thống thiết. Thường có 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết. Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có 4 phần: - Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.- Thích thực (Từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.- Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.- Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết. Câu 2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? Theo anh (chị), đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào? Trả lời:- Họ xuất thân là những người nông dân nghèo khó. Người nông dân chỉ biết việc cuốc, cày, bừa, cấy. Họ không biết gì về chiến trận như cung, ngựa, trường, chưa từng tập khiên, súng, mác, cờ…- Khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương, những người nông dân nghèo khổ ấy trở thành người nghĩa sĩ anh dũng đánh Tây. Quê hương bị tàn phá dưới gót giày xâm lược của giặc, người dân sục sôi căm thù. Lúc đầu nghe thấy kẻ thù hôi tanh, họ ghét thói xâm lăng mọi rợ như nhà nông ghét cỏ, thấy cỏ ở ruộng lúa là phải nhổ cho sạch. Khi kẻ thù hiện hình cụ thể trước mặt, lòng căm ghét chuyển sang căm thù, họ muốn ăn gan, muốn ra cắn cổ kẻ thù. Điều này diễn tả mức độ căm thù của nhân dân đối với giặc lên đến tột đỉnh.- Yêu nước sâu sắc, và có ý thức trách nhiệm công dân, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc, ra tay với khí thế hào hùng. Trong trận đánh, họ dù không có vũ khí hiện đại, chỉ dùng những dụng cụ lao động quen thuộc nhưng họ vẫn dũng cảm đứng lên giết giặc. Họ quyết tâm chiến đấu có lòng dũng cảm tuyệt vời, sự hi sinh thiêng liêng của người nghĩa sĩ.=> Qua đoạn văn tế trên, tác giả đã phát hiện và ca ngợi bản chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải của những người nông dân lam lũ là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương.- Nghệ thuật: Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý. Câu 3. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị) đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy. Trả lời:- Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ phải hi sinh sự nghiệp dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.- Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, với những mẹ già, vợ trẻ.- Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.=> Tiếng khóc thương của nhà thơ gợi nỗi đau khôn xiết, bên cạnh đó còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ. Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của những người hi sinh vì đất nước, vì nhân dân.  Câu 4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu. Trả lời:- Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, trước hết bởi nó biểu hiện những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ. Những câu văn như: Đau đớn bấy ... dật dời trước ngõ . - Hơn thế nữa bài văn tế còn có giọng điệu rất đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết như: Thà thác mà đặng câu địch khái ... trôi theo dòng nước đổ. III. LUYỆN TẬP  Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó. Trả lời:- Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:- Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.- Thà thác mà dặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.- Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng dinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

 

Giải các bài tập Tuần 6 SGK Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : Tác giả Nguyễn Đình Chiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Tác phẩm Thực hành về thành ngữ, điển cố

Từ khóa » Những Lăm Lòng Nghĩa Lâu Dùng Nghĩa Là Gì