Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 3 – Văn Thuyết Minh Hay, Ngắn Gọn
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh - Ngữ văn 8
Đề 1: Thuyết minh chiếc kính đeo mắt
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về kính đeo mắt
2. Thân bài
2.1. Kính đeo mắt có xuất xứ như thế nào, có từ bao giờ
- Kính đeo mắt có từ thời gian nào, do ai tạo ra
- Tại sao kính đeo mắt từ khi xuất hiện lại ngày càng trở nên phổ biến
2.2. Kính đeo mắt có những loại kính gì
- Những loại kính mắt đa dạng
- Những loại kính đeo mắt phục vụ nhu cầu gì của người sử dụng
2.3. Kính đeo mắt có cấu tạo như thế nào
- Cấu tạo kính đeo mắt được chia thành mấy phần
- Mỗi phần kính đeo mắt làm bằng chất liệu gì và kiểu mẫu như thế nào
2.4. Giá trị mà kính đeo mắt mang lại cho người sử dụng, cho xã hội
- Công dụng kính đeo mắt với người sử dụng
- Vai trò của kính đeo mắt với xã hội ngày nay
3. Kết bài: Khẳng định tương lai của kính đeo mắt
Bài mẫu tham khảo:
Chiếc kính đeo mắt là một phát minh lớn của con người nhằm hỗ trợ mắt trong việc học tập, công việc, đời sống hàng ngày. Chiếc kính mắt đầu tiên ra đời ở Ý vào 1920 và được phát triển, cải tiến nhiều nhằm hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Chiếc kính mắt lần đầu tiên ra đời Ý vào năm 1920 nhưng chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây để lên mũi. Năm 1930 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra gọng kính. Cấu tạo chiếc kính đeo gồm hai bộ phận chính gọng kính và tròng kính, gọng thường làm bằng nhựa cứng hoặc dẻo.
Gọng kim loại sẽ giúp người đeo thấy cứng cáp và chắc chắn. Gọng nhựa dẻo và bền chịu được áp lực lớn, với gọng bằng titan thì rất nhẹ, không gãy. Giá cả của các loại gọng này cũng khác nhau. Dù chất liệu làm bằng nhựa hay kim loại thì đều có nhiều màu sắc và kiểu dáng tạo nên các vẻ đẹp riêng. Gọng kính còn có khớp động để mở ra và gập lại.
Trong chiếc mắt kính thì tròng kính rất quan trọng, tròng kính thường làm bằng thủy tinh hoặc nhựa cao cấp, với tròng kính bằng thủy tinh rất dễ vỡ. Với tròng kính làm bằng nhựa nhưng lại dễ bị trầy xước mà đã trầy thì không dùng được. Tròng kính nên có loại chống trầy và chống tia cực kiếm. Tròng kính gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và siết chặt tròng kính nhờ đinh vít. Gần hai tròng có hai miếng đệm cao su hoặc nhựa giúp gác lên sóng mũi.
Kính đeo mắt cũng được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa vào chức năng đó là kính thuốc, kính râm,kính thời trang. Kính thuốc dùng cho những người bị bệnh về mắt, muốn đeo kính thì người bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra. Kính thời trang thường dùng để trang trí, làm đẹp là chủ yếu. Kính râm giúp bảo vệ mắt khi đi ngoài trời, nhìn chung là các loại kính đều có những chức năng riêng.
Chiếc mắt kính sử dụng không phức tạp, kính khi sử dụng nên nhẹ nhàng, dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn mềm, cất kính vào hộp. Sau khi sử dụng nên để trong ngăn bàn, mặt bàn…tránh các vật nặng đè vỡ. Nhớ thường xuyên phải lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Với gọng kính kim loại, nên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít. Chiếc mắt kính phải cẩn thận khi sử dụng để tránh trầy xước, vỡ.
Như vậy, chiếc mắt kính gắn bó với cuộc sống, giúp ích cho học sinh và người lao động, đồng thời còn giúp đôi mắt sáng và giúp bảo vệ mắt trước các tác hại từ môi trường.
Đề 2: Thuyết minh về cây bút bi
Dàn ý:
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi: “Nét chữ là nết người”.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
2. Cấu tạo
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng:
+ Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão… của con người.
+ “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài
- Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Bài mẫu tham khảo:
Trong cuộc sống hằng ngày nói chung và trong học tập nói riêng, chiếc bút bi luôn được coi là một dụng cụ thiết yếu của con người. Hiện tại và tương lai, chiếc bút bi vẫn sẽ mãi là một dụng cụ quan trọng không thể thiếu.
Chiếc bút bi có một lịch sử ra đời vô cùng phong phú. Năm 1888, một thợ người Mĩ đã xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới song chưa được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một nhà báo người Hung-ga-ri đã quá thất vọng về việc sử dụng bút mực nên đã nghiên cứu và sáng tạo ra một loại mực rất nhanh khô và loại bút chứa loại mực đó, đó là bút bi.
Chiếc bút bi bao gồm hai thành phần chính đó là vỏ chứa và ruột bút. Vỏ bút bi được làm bằng nhựa hoặc có thể bằng kim loại, có chiều dài từ 14 -15 cm. Trên vỏ có dán thông số ghi ngày sản xuất và có thể ghi tên hãng. Một số bút bi còn có vỏ được chế tạo theo nhiều kiểu dáng bắt mắt. Ruột bút là một chiếc ống đựng mực được làm bằng nhựa dẻo bên trong chứa mực. Khi viết mực được in trên giấy là do sự chuyển động của một viên bi có đường kính rất nhỏ khoảng 0.5-1mm gắn ở đầu ngòi bút. Mực của bút bi rất nhanh khô, khô ngay sau khi chúng ta viết lên giấy. Vì vậy, chúng ta sẽ không phải lo sợ nét chữ bị nhòe hoặc phải chờ đợi cho mực khô. Ngoài hai thành phần chính thì bút bi còn có một số vật dụng phụ đi kèm như lò xo, nút bấm, đai cài… Tất cả tạo nên một chiếc bút bi hoàn chỉnh để đến tay người sử dụng một cách thuận tiện nhất.
Bút bi có nhiều loại, loại dùng một lần và loại có thể thay ngòi. Dù nhiều loại nhưng công dụng của nó vẫn là để viết, ghi chép lại những kiến thức, những điều quan trọng trong cuộc sống. Bút bi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là với học trò và các thầy cô giáo. Thêm vào đó bút bi cũng có thể dùng như một món quà tặng cũng có rất nhiều ý nghĩa. Chiếc bút bi với kiểu dáng thiết kế nhỏ gọn có thể mang đi mọi nơi như để trong hộp bút, túi xách, cài vào túi áo, túi quần. Không chỉ có vậy giá thành của một chiếc bút bi cũng vô cùng rẻ phù hợp với túi tiền của mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh.
Chiếc bút bi có mặt trong đời sống là một phát minh quan trọng và thiết yếu với con người. Bất cứ nơi nào bất cứ việc gì cũng có thể sử dụng đến bút bi. Bút bi sẽ mãi là người bạn đồng hành tuyệt vời dệt lên những ước mơ hoài bão lớn lao.
Đề 3: Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến.
Dàn ý:
I. Mở bài
- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.
- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.
II. Thân bài
1. Lịch sử ra đời: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy.
2. Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:
- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.
- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ô tô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.
- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.
- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.
3. Nét đặc biệt, công dụng:
- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ
- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.
(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: Trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).
- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
4. Bảo quản:
- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:
- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.
- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.
III. Kết bài:
Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt.
Bài mẫu tham khảo:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, chiếc bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo. Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính- đó là đôi dép lốp.
Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc săm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn.Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng.
Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.
Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi. Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Về người đầu tiên phát minh,chế tạo ra đôi dép lốp,nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. Tuy nhiên,khi được hỏi thì ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng và bắt chước lại những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Từ đó ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm những đôi dép như của những người phu xe, nhưng bằng một chất liệu mới, đó là từ lốp ô tô cũ.
Tên gọi của dép lốp cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: dép cao su, dép râu,dép Bình Trị Thiên. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này.Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác.
Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa do sự ra đời của rất nhiều loại giày dép, với mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao. Tuy nhiên, dép lốp ngày nay cũng được cách tân đi rất nhiều,chất liệu thì không phải từ lốp và săm xe nữa mà nó thường được làm bằng cao su.Loại dép này vẫn là một bộ phận được ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là những người bộ đội về hưu, những người cựu chiến binh khi xưa.
Đôi dép lốp xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng khan hiếm nhưng nó đã từng là những kỉ vật có giá trị của mỗi con người, và đặc biệt trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ, nó được làm bằng cao su, và bám sát vào chân đi trên chân có cảm giác êm nhưng hơi có cảm giác lặng, nó không chỉ để lại cho con người những giá trị vật chất quan trọng, giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp để lại cho muôn đời đó là công dụng của nó vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi người, nó là phương tiện được sử dụng để đi lại và mang những ý nghĩa rất cần thiết và may mắn trong mỗi con người. Hình tượng người lính xuất hiện trong mỗi con người Việt Nam không ai có thể không được biết đến đôi dép có ý nghĩa và giá trị to lớn này.
Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu, mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong những năm tháng gian nan nó là người bạn đường của mỗi người chiến sĩ cách mạng chúng ta đều được biết đến qua hình ảnh cụ Hồ, người luôn dùng đôi dép này, nó giản dị và rất mộc mạc.
Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc đó là những sản phẩm đem lại những giá trị to lớn và cần thiết nhất dành cho mỗi người.
Đề 4: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
Dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam: một trong những hình ảnh đại diện cho truyền thống, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài.
II. Thân bài
a. Khái quát chung
- Lịch sử ra đời: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765).
- Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng và được mọi người dân biết đến, tôn vinh.
b. Thuyết minh chi tiết
- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.
- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.
- Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.
- Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
- Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.
c. Ý nghĩa, vai trò của áo dài
- Vai trò: tô điểm cho người phụ nữ thêm xinh đẹp, duyên dáng, tôn lên vẻ đoan trang, dịu dàng của họ.
- Ý nghĩa: Áo dài là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho người phụ nữ, được mặc ở trong những dịp đặc biệt (cưới hỏi, cỗ bàn, những hội nghị thượng đỉnh,…) thậm chí nhiều đơn vị đã lấy áo dài làm trang phục bắt buộc (các hãng hàng không, nhân viên ngân hàng, giáo viên,…).
III. Kết bài:
Khẳng định những giá trị của áo dài.
Bài mẫu tham khảo:
Mỗi một quốc gia đều có trang phục truyền thống và đối với Việt Nam, trang phục truyền thống đó là chiếc áo dài- một trang phục với vẻ đẹp thanh lịch mang hồn cốt tinh thần Việt.
Áo dài xuất hiện vào thời Nguyễn khi có những cải cách về trang phục. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường và được gọi là áo "Le Mur", đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của "Cát Tường" mà nguyên bản chiếc áo là cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Sau này, theo xu hướng, có nhiều lần cải cách diễn ra để được chiếc áo dài như ngày hôm nay như áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân,...
Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồng văn hóa Đông- Tây. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cổ áo đẹp và đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
Ngày nay, để cho tiện lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo thuôn dài từ vai xuống cánh tay rồi đến cổ tay, ôm sát nách.
Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài chấm gót chân. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng phát triển, chiếc áo dài càng được cách tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc thanh lịch khác nhau nhưng luôn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục dành riêng cho nữ mà có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.
Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và sang trọng hơn, phù hợp với môi trường làm việc hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo dài vừa thanh lịch lại vừa truyền thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Thậm chí nhiều trường trung học còn lấy áo dài làm đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ biết gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc.
Áo dài là một trang phục đặc biệt, hình như nó có cách riêng để tôn lên vẻ đẹp mọi thân hình. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của mình thì phải may đúng số đo bản thân. Một điều cần hết sức chú ý đó là cần bảo quản chiếc áo dài thật tỉ mỉ vì vải áo dài rất dễ bị tổn thương nên khi giặt hay mặc cần hết sức cẩn thận và trân trọng.
Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân tộc.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn
Ôn luyện về dấu câu
Thuyết minh về một thể loại văn học
Muốn làm thằng Cuội
Từ khóa » Giới Thiệu Về Chiếc áo Dài Việt Nam Vietjack
-
[Năm 2022] Giới Thiệu Về Chiếc áo Dài Việt Nam Xem Nhiều Nhất (dàn ý
-
2 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh, Giới Thiệu Về Chiếc áo Dài ...
-
Thuyết Minh Về áo Dài Việt Nam Hay Nhất Mới Nhất
-
Top 3 Bài Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam Hay Nhất | Ngữ Văn ...
-
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Hay Nhất (dàn ý
-
Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Truyền Thống Của Người Phụ Nữ Việt ...
-
Dàn ý Thuyết Minh, Giới Thiệu Về Chiếc áo Dài Hay Nhất | Ngữ Văn Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Trang Phục Truyền Thống Việt Nam
-
Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 5 - Văn Thuyết Minh Siêu Ngắn
-
Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam
-
2 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh, Giới Thiệu Về Chiếc áo ... - Thoitrangviet247
-
Giới Thiệu Về Chiếc áo Dài Việt Nam | Văn Mẫu Lớp 8
-
Đề Bài: Giới Thiệu Về Chiếc áo Dài Việt Nam - Thư Viện