Soạn Bài Vợ Chồng A Phủ Ngắn Nhất - TopLoigiai

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Vợ chồng A Phủ ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 12 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.

Mục lục nội dung Soạn bài: Vợ chồng A Phủ - Tô HoàiĐôi nét về tác phẩm Vợ chồng A PhủBố cụcHướng dẫn bài họcXem thêm các bài viết liên quan khác

Soạn bài: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Đôi nét về tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Soạn bài Vợ chồng A Phủ  ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai

Bố cục

- Phần 1: cuộc sống của Mị và A Phủ khi ở nhà Thống lí Pá Tra.

- Phần 2: cuộc sống của Mị và A Phủ khi ở Phiềng Sa.

Vị trí đoạn trích: Thuộc phần 1 của tác phẩm.

Hướng dẫn bài học

Soạn Câu 1 ngắn nhất

Nhân vật Mị:

- Trước khi làm dâu:

+ Mị là một cô gái xinh đẹp, hiền lành, rất chăm chỉ, thích thổi sáo, yêu đời và là người con rất hiếu thảo với cha mẹ. Cô cũng có lòng tự trọng rất cao khi quyết xin cha làm việc để trả nợ chứ không chịu bị bán => Mị  xứng đáng được sống một cuộc sống hạnh phúc.

- Khi trở thành con dâu:

+ Vì món nợ truyền kiếp của gia đình Mị phải làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí -> hạnh phúc không có quyền lựa chọn -> trở thành một con nợ-> bi kịch khốn khổ của Mị bắt đầu.

+ Mị đau lòng, khóc hết cả mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc-> uất ức, chịu nhiều tủi nhục, đau khổ.

+ Định ăn lá ngón tự tử nhưng nghĩ đến cha, Mị lại không thể -> Muốn giải thoát cho kiếm nô lệ lầm than của cuộc đời mình, Mị vứt lá ngón cũng là hành động chấp nhận buông xuôi để tiếp tục chịu sự đày đọa của thống lí -> hiếu thảo.

*Trong nhà thống lí, Mị bị bóc lột sức lao động:

+ Mị làm trâu, làm ngựa cho nhà thống lí

+ Công việc liên miên ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, khong lúc nào được nghỉ ngơi

-> Công cụ lao động dưới danh nghĩa là con dâu nhà Thống lí

* Trong nhà thống lí, Mị bị chà đạp, đau khổ về tinh thần:

+ Lầm lũi suốt ngày, không nói, không cười

+ Sống trong một buồng kín chỉ có một cái lỗ vuông nhỏ bằng bàn tay

+ Bao năm, chẳng được đi chơi xuân, chẳng có lấy một mùa xuân đúng nghĩa

+ Tuổi xuân của Mị u ám, khoá kín trong chật chội của cường quyền.

->Mị trở nên vô cảm hơn, mất hết tất cả ý niệm về không gian, thời gian

=> Giai cấp thống trị cướp hết tất cả quyền sống, quyền tự do của con người.

- Cảnh đêm tình mùa xuân:

+ Khi nghe tiếng sáo, Mị nhớ lại những đêm xuân ngày xưa, tâm hồn Mị như thức tỉnh, phơi phới trở lại

+ Mị tìm đến rượu, uống ừng ừng từng bát, cơn say giúp MỊ quên đi những đau khổ của hiện tại, nhớ về những kỉ niệm ngày xưa -> Lòng Mị lại bồi hồi, rạo rực.

+ Khi âm thanh của tiếng sáo càng da diết, tâm hồn Mị lại quay về với những khổ tâm, tủi nhục và đớn hèn của thực tại cô lại càng đau đớn, ước gì có nắm lá ngón ở đó thì Mị sẽ chết ngay -> xung đột gay gắt trong ý nghĩ của Mị.

⇒ Sức sống tiềm tàng và mãnh liệt trong con người cô gái trẻ.

- Những hành động  tiếp theo của Mị:

+ Mị lấy ống mỡ vào buồng thắp sáng đèn -> thắp sáng cho cuộc đời đầy tăm tối của Mị, le lói ngọn lửa của hy vọng.

+ Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa cất trong vách, chải lại đầu tóc-> Mị cũng muốn như bao người đàn bà khác, được làm đẹp, được đi chơi.

-> Lòng Mị đang ngày càng có sự đổi thay lớn, Mị đang cố vùng vẫy để vượt thoát khỏi những đoạ đầy, chật hẹp lúc bấy giờ.

- A Sử cấm cản:

+ Hắn dã man trói Mị vào cột nhà -> nhưng không trói được lòng Mị đang rạo rực đêm xuân.

- Đêm đông trên rẻo cao:

+ Mị đến bếp hơ tay cho đỡ lạnh, thấy A Phủ nhưng Mị hoàn toàn vô cảm -> mất đi sự đồng cảm trước nỗi đau mà người khác đang gánh chịu.

+ Khi thấy dòng nước mắt lóng lánh xuống hai hõm má của A Phủ, Mị nghĩ đến cảnh phận mình, xót xa cho cả mình, xót xa cho cả người.

+ Hành động: cởi trói cho A Phủ: quyết liệt và táo bạO

-> Giải thoát cho cuộc đời của A Phủ và của chính mình.

Soạn Câu 2 ngắn nhất

- Xuất thân:

+ Ba mẹ mất sớm trong trận đại dịch -> đứa trẻ mồ côi.

+ Thanh niên nghèo và khỏe mạnh, lao động giỏi.

+ Sống trong cảnh làm thuê, cuốc mướn ở Hồng Ngài.

- Tính cách của nhân vật A Phủ: gan dạ, mạnh mẽ và quyết liệt.

+ Dám một mình đánh kẻ phá cuộc chơi dù biết đó là con trai nhà Thống lí -> bị phạt phải làm phận tôi tớ để trả nợ.

+ A Phủ bị trói vô cùng tàn bạo và dã man, cái chết dường như đang cận kề với chàng trai trẻ tuổi ấy.

+ Được Mị cứu, cởi trói dây, cùng với Mị bỏ trốn.

=>Khát vọng tự do trong con người hiền lành, chất phác.

* Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc họa ở nhân vật Mị và A Phủ:

Mị

A Phủ  

- Xuất hiện từ đầu tác phẩm.

- Mị được khắc họa từ hành động và nội tâm nhân vật để thấy được chiều sâu tâm lí

- Xuất hiện ở giữa tác phẩm.

- A Phủ được khắc hoạ từ cái nhìn bên ngoài qua hành động để thấy được vẻ đẹp trong tính cách của nhân vật

Soạn Câu 3 ngắn nhất

- Miêu tả được những nét đặc sắc trong phong tục tập quán cũng như sinh hoạt của người dân vùng núi: cảnh xử kiện, trò chơi dân gian, tục cướp vợ,…..

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên với những hình ảnh đẹp, mơ màng, giàu sức gợi, thấm đượm chất thơ (những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ, cảnh ngày xuân…... )

- Giọng kể tự nhiên, đầy hấp dẫn.

- Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, mang dấu ấn màu sắc miền núi.

Xem thêm các bài viết liên quan khác

  • Soạn bài: Vợ chồng A Phủ (chi tiết)

  • Tác giả - Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ

  • Phân tích bài Vợ chồng A Phủ

  • Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

  • Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị ( Vợ chồng A Phủ)

  • Phân tích nhân vật A Phủ

Từ khóa » Soan Vo Chong A Phu