Soạn Bài Vội Vàng- Xuân Diệu Văn 11: Bài Thơ Có Thể Chia Làm Mấy ...
Có thể bạn quan tâm
Câu 1: Bố cục
– Chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu… mới hoài xuân (13 câu đầu) -> Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.
+ Đoạn 2: Xuân đương tới…Chẳng bao giờ nữa…(16 câu tiếp theo) -> Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
+ Đoạn 3: Còn lại -> Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.
Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ (câu 14 – 24), được thể hiện như sau: Tác giả nhận thức về thời gian trôi chảy, lấy tuổi trẻ, khoảng ngắn ngủi nhất của cuộc đời, để đo thời gian. Điều ấy dẫn đến cách cảm nhận về thời gian tinh tế trong đoạn thơ.
– “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”
+ Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Tác giả có một sự cảm nhận đầy tính mất mát.
+ Nghệ thuật tương phản: (đương tới >< đương qua, non >< già, rộng >< chật).
Một hệ thống tương phản để khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại, phải biết quý trọng tuổi xuân. Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, cái đẹp của con người là tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời còn có thể tuần hoàn, nhưng tuổi xuân của đời ng nếu đã trôi qua đi thì mất đi vĩnh viễn, chẳng bao giờ thắm lại. Sức tàn phá của thời gian làm con người ta luôn thấy hụt hẫng, tiếc nuối và lo sợ. Thời gian kiểu gì cũng sẽ trôi và theo vòng tuần hoàn còn con người phải chứng kiến cảnh tượng đấy, thật là đau lòng.
– “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
Mùa xuân qua đi cũng là lúc mà thời gian đã chạy cách rất xa so với chúng ta. Cảm thức về thời gian của tác giả như ngày càng dồn dập hơn, càng có sức tàn phá tâm hồn của con người hơn. Tuổi xuân qua đi có lẽ là điều xót xa lớn nhất trong lòng tác giả. Mùa xuân cũng như tuổi trẻ. Nhưng mùa xuân còn có vòng tuần hoàn, còn tuổi trẻ của con người thì một khi đã trôi qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tất cả lúc này chỉ còn trong hư vô, trong ảo tưởng và hoài niệm. Từ đó cho thấy ý thức về thời gian trong lòng tác giả ra sao. Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu ở đây, thực ra, suy cho cùng, cũng chính là hệ quả tất yếu phải có của lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông.
-> Nghich lí nhưng cũng là quy luật tất yếu.
– “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!”
Thời gian qua đi, tuổi trẻ cũng qua rồi, điều đó để lại nỗi đau sâu sắc trong lòng tác giả. Bởi với Xuân Diệu, với một tâm hồn người thi sĩ luôn bay bổng, luôn muôn cống hiến thì những gì mà tác giả khát khao sống ở đời là vô tận. Với ông, thời gian có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chưa chắc đủ để ông thực hiện những mong ước, ước nguyện cống hiến của mình cho cuộc sống.
+Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.
+Từ láy “bâng khuâng” -> Sự nuối tiếc vì những tháng năm tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng
– “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi…tiễn biệt”
Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan, mỗi khắc trôi qua là một sự mất mát.
=>Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó cùng với sự ra đi của thời gian là sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể. Trong tác giả luôn hiện hữu một tình yêu da diết với mùa xuân, với tuổi trẻ và với cuộc đời. Nó kiến tác giả như như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Tác giả đã có những cảm nhận hết sức sâu sắc với thiên nhiên, với sự sống.
Bốn câu thơ đầu tiên đã diễn tả tình yêu tha thiết đối với cuộc sống qua việc ông miêu tả những hình ảnh thiên nhiên.
*4 câu thơ đầu:
– Điệp ngữ: “Tôi muốn” kết hợp với “tắt nắng” và “buộc gió” -> Ước muốn đoạt quyền của tạo hóa, níu kéo thời gian.
– “Nắng”, “gió”: yếu tố tự nhiên, con người không điều chỉnh được -> Ước muốn kì lạ, vô lý.
– Mục đích: Cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi.
=> Ước muốn không tưởng xuất phát từ tình yêu tha thiết với cuộc sống. Đó là ý tưởng vô cùng táo bạo của nhà thơ để giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống.
*9 câu thơ tiếp: Nhà thơ tìm được một thiên đường ngay trên mặt đất. Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa mà đó ở ngaybên canh, tồn tại ở xung quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được tận hưởng để cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc…
– “Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ,…” -> Cõi trần tràn đầy nhựa sống mùa xuân.
– Điệp ngữ: “Này đây…này đây” -> Tạo nhịp thơ tuôn chảy ào ạt, ngôn ngữ thơ phong phú, mới lạ.
– “Ong bướm…tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất” -> Hình ảnh gần gũi, đầy tình tứ mang màu sắc tình tứ, mang màu sắc rực rỡ.
– “Yến anh…khúc tình si” ->Âm thanh réo rắt, vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên, tình yêu đắm say ngây ngất.
-> Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
– Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phật phồng.
– So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.
Advertisements (Quảng cáo)
=> Tác giả cảm nhận thiên nhiên qua lăng kính tình yêu, cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ. Mọi thứ của thiên nhiên đều mang trong mình những nét đẹp riêng, đều quyến rũ vô cùng. Chúng như đang “bỏ bùa” vào tiềm thức của tác giả.
– Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
-> So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo. Gợi cảm giác liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ. Tác giả diễn đạt hình ảnh hết sức độc đáo. Nó vừa gợi hình, vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào). Cái đẹp của con người đã trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên.
=> Từ đó cho thấy quan niệm mới về cuộc sống về tuổi trẻ và hạnh phúc.
– Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, có nhiều hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người. Với Xuân Diệu không gì bằng tuổi trẻ. Có tuổi trẻ, có tuổi xuân, tác giả như có tất cả. Từ đó cho thấy một khát kháo cống hiến cho đời vô cùng mãnh liệt từ chính tâm hồn của tác giả. Ông sợ thời gian đi mất sẽ cuốn theo hết những dự định, mơ ước của mình.Và chính vì thế, nhà thơ đă có một cách sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, của mùa xuân như nhan đề bài thơ mà ông đã bày tỏ nỗi lòng.
Câu 4: Đoạn cuối của bài thơ:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
…
Hỡi Xuân Hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Đó là lời giúc giã sống vội vàng, cuống quýt của thi sĩ.
– Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến (Ta muốn ôm, Ta muốn riết … Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê …).
– Liệt kê: hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ,…” cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng yêu. Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.
– Cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống. Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi”, “Cái hôn”,“cắn” ->Cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương
– “Ta muốn ôm ->riết -> say -> thâu -> cắn”: các động từ, tăng tiến thể hiện sự vồ vập, đắm say -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực.
=> Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi khát khao. Nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả. Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.
LUYỆN TẬP:
Câu nói của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã tổng kết chung nhất là quan niệm sáng tác cũng như nghệ thuật của Xuân Diệu.
+ Thơ Xuân Diệu mang đến hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.
+ Trong mọi hoàn cảnh tâm lí, tâm trạng thì Xuân Diệu cũng đều thể niệm một nỗi niềm yêu đời tha thiết: “Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
=> Bài thơ “Vội Vàng” cũng là một phần minh chứng cho nhận định trên.
– Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong Tác phẩm:
+ Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người. Thời gian cứ vô tình trôi đi mà không đợi chờ ai bao giờ cả.
+ Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại.
+ Phải vội vàng lên, phát huy mọi giác quan để cảm nhận cuộc đời, để nhận gấp nhiều lần sự sống. Vội vàng là để làm cho cuộc sống thật phong phú, chất lượng chứ không phải là sống gấp.
Nó được thể hiện rõ nhất trong đoạn 2, trong những cảm thức cảm thức về thời gian vô cùng nhạy bén của tác giả.
* Quan niệm sống của Xuân Diệu
– Xuân Diệu đã thể hiện 1 quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn về cuộc đời, về tuổi trẻ, về hạnh phúc.
+ Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người. Họ được sống giữa tuổi trẻ và tình yêu.
+ Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là Tình yêu.
+ Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.
– Với cảm hứng về “tuổi xuân” lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.
+ Đoạn1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết: qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người; qua sự cuồng nhiệt, hối hả, vội vàng của nhà thơ đến với cuộc sống để “ôm” cuộc sống ấy vào lòng mà tận hưởng. Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính của Tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ -> cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình.
+ Đoạn 2 chính là những nỗi buồn của tác giản khi mà phải đứng nhìn thời gian qua đi, tuổi xuân cũng vi thế mà trôi đi mất. Chính vì vậy mà tác giả băn khăn, lo lắng và hụt hẫng vô cùng. Tuy nhiên trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình bằng những câu thơ thê hiện sự tha thiết với tuổi trẻ và mùa xuân như muốn níu kéo tuổi xuân ở mãi với mình. Đó là sự khát khao được cống hiến cho đời, cho cuộc sống nơi tác giả.
Từ khóa » Soạn Vôi Vàng
-
Soạn Bài Vội Vàng (Xuân Diệu) | Soạn Văn 11 Hay Nhất
-
Soạn Bài Vội Vàng | Ngắn Nhất Soạn Văn 11
-
Soạn Bài Vội Vàng (trang 21) - SGK Ngữ Văn 11 Tập 2
-
Soạn Bài Vội Vàng - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài Vội Vàng Của Xuân Diệu - Ngữ Văn 11 - HOC247
-
Soạn Bài Vội Vàng Của Xuân Diệu Doc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Soạn Bài Vội Vàng Ngắn Nhất - Soạn Văn Lớp 11 - Haylamdo
-
Soạn Bài Vội Vàng Ngữ Văn 11: Quan Niệm Sống Độc Đáo
-
Vội Vàng (Xuân Diệu) - Học Online Cùng
-
Soạn Bài Vội Vàng 2023
-
Soạn Bài Vội Vàng - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài: Vội Vàng (Xuân Diệu) - Ngữ Văn 11 Tập 2
-
Phân Tích Bài Thơ "Vội Vàng" Của Xuân Diệu
-
Soạn Bài Vội Vàng | Ngắn Nhất Soạn Văn 11 - Nội Thất Hằng Phát