Soạn Giáo Dục Quốc Phòng 11: Bài 5: Kĩ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK ...

Hướng dẫn Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 5 ngắn gọn. Trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh Diều bám sát chương trình học Sách mới.

Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Lý thuyết GDQP 11 bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Sơ đồ tư duy Giáo dục quốc phòng 11 Cánh Diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Mục lục nội dung 1. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:2. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:3. Là học sinh, em sẽ làm gì để sẵn sàng phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không?Vận dụng

1. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Hoạt động phòng không nhân dân được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Bạn B: Công tác phòng không nhân dân được triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

- Bạn C: Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là Không quân và Dân quân tự vệ.

Trả lời:

- A đúng. Hoạt động phòng không nhân dân được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, 

- B đúng.

- C sai. Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.

2. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở cấp Trung ương.

- Bạn B: Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở cấp Trung ương và cấp quân khu.

- Bạn C: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở cấp quân khu.

- Bạn D: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Trả lời:

- Ý kiến của bạn A và B chưa đầy đủ.  Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở 4 cấp:

+ 1 Trung ương

+ 2 Quân khu

+ 3 Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

+ 4 Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

- Ý kiến của bạn C và D chưa đầy đủ. Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở: cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

3. Là học sinh, em sẽ làm gì để sẵn sàng phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không?

Trả lời:

+ Tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả, sửa chữa khôi phục công trình phòng không nhân dân.

+ Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân như hầm, hào trú ẩn, lớp học.

+ Tham gia học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông trong thời bình và thời chiến.

Vận dụng

Em hãy sưu tầm hình ảnh và báo cáo trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Lực lượng phòng không nhân dân phòng, tránh và đánh địch tiến công đường không trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972.

- Một số hoạt động của trường học ở Việt Nam góp phần phòng, tránh địch tiến công đường không trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ.

Trả lời:

Lực lượng phòng không nhân dân phòng, tránh và đánh địch tiến công đường không trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972.

- Từ ngày 18 đến 30/12/1972, quân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 

- Để đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ khi sử dụng lực lượng “pháo đài bay B-52” - ngoài việc phán đoán chính xác âm mưu thủ đoạn của địch, chủ động xây dựng kế hoạch tác chiến, đòi hỏi phải có nghệ thuật tổ chức lực lượng và thế trận khoa học, vững chắc.

- Khi cuộc đụng đầu lịch sử 12 ngày đêm bắt đầu, đế quốc Mỹ đã vấp phải một thế trận phòng không vững chắc, một lưới lửa dày đặc, nhiều tầng, nhiều nấc, hoạt động nhịp nhàng, có thể đánh địch liên tục từ xa đến gần, đánh địch ở mọi tầng cao, đánh từ nhiều phía, đánh trực diện, đánh từ sau, từ bên sườn, gây cho địch lúng túng không thể cơ động tránh được lưới lửa phòng không của quân và dân miền Bắc. Trong đó phải kể đến vai trò của các lực lượng  sau:

- Bộ đội radar: Là lực lượng trinh sát, quản lý vùng trời đã phát hiện chính xác địch trên không, thông báo, báo động kịp thời cho các lực lượng PK-KQ chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu và cho nhân dân kịp thời sơ tán, trú ẩn. 

Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

-  Bộ đội Không quân tiêm kích: Là lực lượng hỏa lực có khả năng đột kích mạnh, cơ động cao, tầm hoạt động xa, đánh địch từ bất cứ hướng nào tới. Có khả năng chi viện cho các khu vực tác chiến mà ở đó lực lượng phòng không mỏng. 

Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

- Bộ đội Tên lửa Phòng không: Là lực lượng chủ yếu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm. Tuy lực lượng tên lửa ở miền Bắc có hạn nhưng đã được tập trung bố trí ở những hướng quan trọng. 

Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

- Bộ đội Pháo Phòng không: Là lực lượng đông đảo và rộng khắp của các lực lượng phòng không 3 thứ quân với nhiệm vụ bắn máy bay bay thấp, bay bằng, bổ nhào ném bom ở cấp độ cao và trung bình. 

- Lực lượng  phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ: Đây là lực lượng tại chỗ rộng khắp, đánh máy bay địch bay thấp, hoạt động tốp nhỏ, chiếc lẻ, trực tiếp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của địa phương. 

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai cùng các bạn Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiaiđể tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » để Bắn Tốt Súng Tiểu Liên Ak Cần Phải Làm Gì