Soạn Lịch Sử 10 Bài 19 Trang 96 Cực Chất

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 96 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

Bài tập 2: Trang 97 – sgk lịch sử 10

Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà?

Bài tập 3: Trang 99 – sgk lịch sử 10

Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Bài tập 4: Trang 99 – sgk lịch sử 10

Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 100 – sgk lịch sử 10

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

Bài tập 2: Trang 100 – sgk lịch sử 10

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

Bài tập 3: Trang 100 – sgk lịch sử 10

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:

- Tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường.

- Tài chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn

- Do triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà: Bài thơ đã khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Bài tập 3: Nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước vì: Dưới thời nhà Trần, nhà nước rất quan tâm đến với cuộc sống của nhân dân.

Bài tập 4: Đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

- Khởi nghĩa đã thành lập được đại bản danh và căn cứ để nghĩa quân đóng.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Lập bảng thống kê

Bài tập 2: Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

* Cuộc kháng chiến chống Tống:

- Người chỉ huy không phải là vua mà là thái úy Lý Thường Kiệt.

- Sử dụng nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”.

- Sử dụng cách đánh cả về tinh thần

*Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên:

- Người chỉ huy các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng tài khác.

- Sử dụng cách đánh lâu dài

- Thực hiện “ vườn không nhà trống”

Bài tập 3: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gồm:

- Đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

- Biết quy tụ được trí tuệ và ý chí chiến đấu của nhân tài và của toàn nhân dân.

- Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:

1. Nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đại Việt để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

2. Nhờ tài chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn

3. Do triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà

Vào năm 1077 quân Tống kéo đến bên kia bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt kéo quân qua sông đánh rồi rút về. Tình thế căng thẳng. để khích lệ quân sĩ và làm cho giặc càng nao núng. Lý Thường Kiệt đã cho người vào đền thờ ở ven sông, ngâm to bài thơ:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Bài thơ đã khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Từ những lời tuyên ngôn ấy làm cho quân Tống khiếp sợ. Vì vậy, gần 40 ngày, quân giặc không tiến thêm được một bước nào nữa. Đến khi thời cơ xuất hiện, Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang sông, tiêu diệt quân Tống, buộc Quách Qùy phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.

Bài tập 3: Nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước vì:

- Dưới thời nhà Trần, nhà nước rất quan tâm đến với cuộc sống của nhân dân, chẳng hạn:

1. Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.

2. Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.

3. Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

- Tất cả những điều đó đã tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân càng yêu quý độc lập, tự do của dân tộc, làm cho nhân dân càng thêm tin tưởng vào cơ nghiệp của nhà Trần. Vì thế, nên khi có giặc ngoại xâm nhân dân sẵn sàng cùng với triều đình chống giặc giữ nước.

Bài tập 4:

1. Một vài đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

- Khởi nghĩa đã thành lập được đại bản danh và căn cứ để nghĩa quân đóng.

2. So sánh cuộc kháng chiến thời lý, Trần:

- Giống nhau:

o Tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều chống kẻ thù hung hãn của phong kiến phương Bắc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

o Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều gắn với tên tuổi của nhiều danh tướng tài ba và các vị vua kiệt xuất.

o Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang gây dựng lại nền độc lập cho dân tộc.

o Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều đi từ yếu đến mạnh để tiến lên đánh bại hoàn toàn kẻ thù xâm lược.

- Khác nhau:

o Cuộc kháng chiến thời Lý, Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã được độc lập, nhân dân cùng nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Còn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong lúc đất nước bị quân Minh xâm lược và đô hộ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra nhưng bị đàn áp.

o Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần sức dân đã được chuẩn bị ngay từ đầu còn khởi nghĩa Lam Sơn vừa khởi nghĩa vừa huy động lực lượng nghĩa quân, vừa đánh vừa gây căn cứ cho quân khởi nghĩa.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Bài tập 2: Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

1. Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, người chỉ huy không phải là vua mà là thái úy Lý Thường Kiệt. Còn cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng tài khác.

2. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”, đánh ngay vào âm mưu xâm lược của kẻ thù chứ không ngồi đợi giặc đến mới đánh. Còn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực hiện “ vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn rồi mới đánh.

3. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh cả về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu để giành thắng lợi quyết định. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, do kẻ thù rất mạnh nên các vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài, làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng.

Bài tập 3: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gồm:

1. Trước hết, chúng ta đã biết phát huy những truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của nhân dân ta đó là truyền thống đoàn kết và truyền thống chống giặc ngoại xâm.

2. Đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do những người đứng đầu, người lãnh đạo trong mọi hoàn cảnh đã biết quy tụ được trí tuệ và ý chí chiến đấu của nhân tài và của toàn nhân dân.

3. Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 10 Bài 19