Soạn Lịch Sử 10 Bài 3 Trang 12 Cực Chất

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

Bài tập 2: Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này?

Bài tập 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

Bài tập 4: Ở các nước phương Đông vua có những quyền gì?

Bài tập 5: Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại?

Bài tập 6: Hãy cho biết những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Tại sao cư dân trên lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế các vùng này là gì?

Bài tập 2: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó?

Bài tập 3: Em hiểu như thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

Bài tập 4: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

- Vì ở đó các lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi có đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh sống.

Bài tập 2: Các ngành kinh tế chính ở khu vực này: Sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có chăn nuôi, làm hàng hóa thủ công nghiệp và diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa.

Bài tập 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở: trên lưu vực các con sông lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iraq, Ai Cập.

Bài tập 4: Ở các nước phương Đông, vua là người nắm mọi quyền hành, từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội, được coi là đại diện thần thánh ở trần gian, theo chế độ cha truyền con nối.

Bài tập 5: Gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại vì:

Ở các nước Phương Đông, vua được coi là con của thần hay thượng đế, được các thần linh cử xuống trần gian để trị vì thiên hạ. Dưới vua và giúp việc cho vua là một hệ thống các quan lại hết sức đông đảo từ TW đến địa phương. Nhờ quân đội và bộ máy quan lại giúp việc, nhà vua đã thực hiện việc bóc lột nhân dân trong nước bằng tô thuế và lao dịch, đàn áp dã man mọi sự phản kháng của dân và đem quan đi xâm lược nước ngoài.

Bài tập 6: Có 4 thành tựu văn hóa lớn của các nước cổ đại phương Đông: Sự ra đời của Lịch Pháp và thiên văn học đáp ứng nhu cầu thời vụ, mùa màng, thời gian, Ra đời chữ viết, Toán học đáp ứng nhu cầu tính toán trong buôn bán, Ra đời nhiều kiến trúc đẹp mắt.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Cư dân trên lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước vì: cư dân sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó trong tổ chức công xã. => Nhà nước hình thành.

- Đặc điểm kinh tế của cư dân nơi đây là làm nghề nông là chủ yếu. Bên cạnh đó, họ còn chăn nuôi, làm thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa…

Bài tập 2: Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 2 tầng lớp chính.

- Tầng lớp thống trị bao gồm: Quan lại và quý tộc.

- Tầng lớp bị trị bao gồm: Nông dân công xã và nô lệ.

Bài tập 3: Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do vua đứng đầu. Mọi quyền lực đều nằm trong tay của nhà vua, Giúp việc cho vua chính là tầng lớp quan lại, quý tộc mà ở nhà nước phương Đông thì đứng đầu là quan tể tướng.

Bài tập 4: Cư dân văn hóa cổ đại phương Đông đã có những đóng góp to lớn đối với văn hóa nhân loại:

- Nhờ biết sự chuyển động của Mặt trời, mặt trăng để tạo ra nông lịch.

- Tạo ra chữ viết, nhờ nhu cầu ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời.

- Toán học cũng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tính toán.

- Cư dân cô đại phương Đông đã phát triển phong phú các kiểu kiến trúc.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi:

- Xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi là bởi vì ở đó các lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi có đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh sống.

- Bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn về lũ lụt hay các vấn đề về thủy lợi khiến cho cư dân sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó trong tổ chức công xã.

Bài tập 2: Ngành kinh tế chính ở khu vực này:

- Ở các khu vực sông lớn ở Châu Á, Châu Phi hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có chăn nuôi, làm hàng hóa thủ công nghiệp và diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa.

Bài tập 3:

- Các quốc gia cổ đại phương đông ra đời trên lưu vực các con sông lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iraq, Ai Cập.

- Lưu vực sông Hoàng Hà, Sông Ấn, Sông Hằng, Sông Tigrit, sông Nil là những vùng đất được phù sa bồi đắp màu mỡ từ xưa, có những điều kiện thuận lợi cho sự quần tụ cộng đồng, hình thành những nhóm người lớn, và sau này là hình thành nên các quốc gia cổ đại đầu tiên của thế giới - đó cũng là những nền văn minh cổ đại của thế giới, có những thành tựu văn hóa - khoa học lớn của thế giới mà nó góp phần làm thay đổi cuộc sóng của con người và có giá trị lớn đến tận ngày nay.

Bài tập 4: Ở các nước phương Đông, vua là người nắm mọi quyền hành, từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội. Vua được coi là đại diện thần thánh ở trần gian, theo chế độ cha truyền con nối.

Bài tập 5: Gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại vì:

- Ở các nước Phương Đông, vua được coi là con của thần hay thượng đế, được các thần linh cử xuống trần gian để trị vì thiên hạ, do vậy quyền lực của vua là quyền lực vô hạn.

- Dưới vua và giúp việc cho vua là một hệ thống các quan lại hết sức đông đảo từ TW đến địa phương. Nhờ quân đội và bộ máy quan lại giúp việc, nhà vua đã thực hiện việc bóc lột nhân dân trong nước bằng tô thuế và lao dịch, đàn áp dã man mọi sự phản kháng của dân và đem quan đi xâm lược nước ngoài.

=>Những đặc điểm trên chính là nguyên nhân khiến chế độ nhà nước phương Đông được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

Bài tập 6:

- Có 4 thành tựu văn hóa lớn của các nước cổ đại phương Đông. Đó chính là:

1. Sự ra đời của Lịch Pháp và thiên văn học đáp ứng nhu cầu thời vụ, mùa màng, thời gian.

2. Ra đời chữ viết đáp ứng nhu cầu ghi lại và lưu giữ.

3. Toán học đáp ứng nhu cầu tính toán trong buôn bán.

4. Ra đời nhiều kiến trúc đẹp mắt.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Tại sao cư dân trên lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế các vùng này là gì?

- Trên các lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi có đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh sống.

- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn như dễ bị lũ lụt, các công tác trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến cho cư dân sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó trong tổ chức công xã.

=> Nhà nước hình thành.

- Đặc điểm kinh tế của cư dân nơi đây là làm nghề nông là chủ yếu. Bên cạnh đó, họ còn chăn nuôi, làm thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa…

Bài tập 2:

- Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 2 tầng lớp chính. Đó là tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị.

1. Tầng lớp thống trị bao gồm: Quan lại và quý tộc.

2. Tầng lớp bị trị bao gồm: Nông dân công xã và nô lệ.

- Sở dĩ nó lại hình thành các tầng lớp xã hội đó là do: Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân, trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.

Bài tập 3: Em hiểu chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông:

- Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do vua đứng đầu. Mọi quyền lực đều nằm trong tay của nhà vua. Vua có toàn quyền quyết định đến mọi việc của đất nước.

- Giúp việc cho vua chính là tầng lớp quan lại, quý tộc mà ở nhà nước phương Đông thì đứng đầu là quan tể tướng. Bên cạnh đó còn có các tầng lớp bóc lột đó chính là nhân dân tự do và nô lệ.

Bài tập 4: Cư dân văn hóa cổ đại phương Đông đã có những đóng góp to lớn đối với văn hóa nhân loại. Cụ thể đó là:

1. Thứ nhất, nhờ biết sự chuyển động của Mặt trời, mặt trăng để tạo ra nông lịch. Một năm có 365 ngày, chia thành các tháng, tuần, ngày và mỗi ngày có 24 giờ. Nhờ có nó mà con người biết làm mùa đúng thời vụ.

2. Thứ hai, tạo ra chữ viết, nhờ nhu cầu ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành neys để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

3. Thứ ba, toán học cũng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tính toán. Ban đầu chữ số của những chữ số chính là những vạch đơn giản.

4. Cuối cùng chính là kiến trúc: Cư dân cô đại phương Đông đã phát triển phong phú các kiểu kiến trúc.

Từ khóa » Sử 10 Bài 3