Soạn Lịch Sử 10 Bài 34 Trang 170 Cực Chất

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 172 – sgk lịch sử 10

Trình bày những phát minh lớn về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Bài tập 2: Trang 173 – sgk lịch sử 10

Các tổ chức độc quyền hình thành như thế nào?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 173 – sgk lịch sử 10

Vì sao các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa?

Bài tập 2: Trang 173 – sgk lịch sử 10

Tại sao trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Những phát minh lớn về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun.

- Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp).

- Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.

- Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...

- Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

- Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.

- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.

- Việc phát minh ra điện tín.

Bài tập 2: Các tổ chức độc quyền hình thành: Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời lũng đoạn đời sống kinh tế của các nước tư bản.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì: Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công; Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc; Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh; Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc

Bài tập 2: Nguyên nhân là do: Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng; chênh lệch về sức mạnh và kinh tế; nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc; Sự áp bức bóc lột của chính quốc với thuộc địa; Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Những phát minh lớn về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

1. Trong lĩnh vực vật lý:

- Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

- Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.

- Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việctìm hiểu cấu trúc vật chất.

- Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.

2. Trong lĩnh vực sinh học:

- Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...

- Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

- Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

3. Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất:

- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.

- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.

- Việc phát minh ra điện tín. Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong. Tháng 12/1903 anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên…

Bài tập 2: Các tổ chức độc quyền hình thành:

- Cuối thế kỉ XIX, việc sử dung nguồn năng lượng mới cũng những tiến bộ kỹ thuật tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công độc quyền.

- Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời lũng đoạn đời sống kinh tế của các nước tư bản.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì:

1. Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất vì vậy các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

2. Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc

3. Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.

4. Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc

Bài tập 2: Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Nguyên nhân là do:

1. Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng

2. Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về sức mạnh và kinh tế.

3. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghãi ở các nước đế quốc dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về thị trường và nguyên liệu dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.

4. Sự áp bức bóc lột của chính quốc với thuộc địa

5. Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.

Từ khóa » Soạn Sử Bài 34 Lớp 10 Ngắn Nhất