Soạn Lịch Sử 11 Bài 3 Trang 12 Cực Chất
Có thể bạn quan tâm
[toc:ul]
Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài
CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Nêu diễn biến chính của phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
Câu 2: Dựa trên lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của CM Tân Hợi?
CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu kết quả của CM Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc CM này là cuộc CM tư sản không triệt để?
Câu 2: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Diễn biến chính của phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc - lãnh đạo Hồng Tú Hoàn - 1/1/1851 ở Kim Điền (Quảng Tây). -> 19/7/1864 giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã đàn áp -> Thất bại.
- Cuộc cải cách duy tân năm Mậu Tuất (1898) chỉ kéo dài hơn 100 ngày -> cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến.
- Phong trào nông dân Nghĩa Hoà đoàn (Cuối XIX - đầu XX) -> nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. -> thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội, bắt tay với đế quốc -> Khởi nghĩa thất bại
Câu 2: Diễn biến chính của CM Tân Hợi:
- 9/5/1911, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc -> 10/10/1911 khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương -> lan rộng khắp miền Nam, miền Trung -> 19/12/1911 thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc (Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống) -> 2/1912 nhường Viên Thế Khải làm Tổng thống -> Cách mạng chấm dứt.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Kết quả của CM Tân Hợi: lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cuộc CM này là cuộc CM tư sản không triệt để:
- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất.
- Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức.
Câu 2: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: diễn ra hết sức sôi nổi, nhưng chưa mang lại kết quả nhất định và chưa có sức ảnh hưởng lớn.
=> Nguyên nhân: nhanh chóng bị triều đình Mãn Thanh, đế quốc đàn áp ngày từ những bước đầu, mang tính dân tộc, là điều kiện cho Cm Tân Hợi thắng lợi, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân, tinh thần yêu nước.
Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Diễn biến chính của phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
* Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh.
* Được thể hiện thông qua các phong trào yêu nước như sau:
- Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc dưới sự lãnh đạp của Hồng Tú Hoàn nổ ra ngày 1/1/1851 ở Kim Điền (Quảng Tây).
-> Đến ngày 19/7/1864 được sự giúp đỡ của các nước đế quốc , chính quyền Mãn Thanh đã đàn áp phong trào.
=> Cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc xâu xé nhau. -> Một số nhân vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế.
-> Đó là cuộc cải cách duy tân năm Mậu Tuất (1898).
=> Cuộc cải cách chỉ kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hoà đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng.
=> Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội, bắt tay với đế quốc.
Câu 2: Dựa trên lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của CM Tân Hợi như sau:
- Ngày 9/5/1911, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc.
=> Chính sự kiện này đã châm ngòi cho CM bùng nổ.
* Diễn biến:
- 10/10/1911 khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
- Ngày 19/12/1911, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
-> Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
- Tháng 2/ 1912, Tôn Trung Sơn mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải đồng ý nhường cho ông ta làm Tổng thống.
=> Cách mạng chấm dứt.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Cuộc cách mạng Tân Hợi:
* Kết quả của CM Tân Hợi như sau:
- Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo.
- Cách mạng lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cuộc cách mạng có ó ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
* Cuộc CM này là cuộc CM tư sản không triệt để là bởi vì trong nó vẫn còn chứa đựng một số mặt hạn chế:
- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp.
-> Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng.
-> Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
- Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc.
-> Họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
- Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
Câu 2: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX diễn ra hết sức sôi nổi.
- Tuy nhiên, nó vẫn chưa mang lại một kết quả nhất định và còn chưa mang lại sức ảnh hưởng lớn.
* Sở dĩ như vậy là vì:
- Tất cả các phong trào đấu tranh yêu nước đều nhanh chóng bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngày từ những bước đầu.
- Mang tính chất dân tộc.
- Tạo điều kiện cho Cm Tân Hợi thắng lợi.
- Cổ vũ ptrào đấu tranh của nhân dân TQ.
- Để lại bài học kinh nghiệm.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân TQ.
Từ khóa » Soạn Sử Bài 3 Lớp 11
-
Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Lý Thuyết Sử 11: Bài 3. Trung Quốc (ngắn Nhất) - TopLoigiai
-
Giải Bài Tập SGK Môn Lịch Sử Lớp 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Bài 3: Trung Quốc (Trang 12 – 17,SGK) - Tech12h
-
Giải Bài Tập SGK Sử 11 Bài 3 Chi Tiết Nhất
-
Bài 3: Trung Quốc
-
Soạn Sử 11 Bài 3 Trung Quốc Chi Tiết Nhất
-
Soạn Sử Bài 3 Lớp 11 - Trang Chia Sẻ Kiến Thức Cuộc Sống ...
-
Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Giáo án Lịch Sử Lớp 11 Bài 3: Trung Quốc - Tìm đáp án, Giải Bài Tập,
-
Bài 3. Trung Quốc - SGK Lịch Sử 11 - Giải Bài Tập
-
Giải Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc