Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 3: Vẽ Trang Trí – Tạo Họa Tiết Trang Trí
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều ngắn gọn nhất bám sát SGK Mĩ thuật 7 theo chương trình Sách mới. Tổng hợp lý thuyết Mĩ thuật 7 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.
Mục lục nội dung Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Chân trời sáng tạo1. Khám phá một số họa tiết đặc trưng của thời Lý2. Cách vẽ trang trí đường diềm4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻSoạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Kết nối tri thứcQuan sátThảo luậnVận dụngSoạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Cánh diềuKhám pháLuyện tậpSoạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Sách cũTóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 7 Bài 3Câu hỏi củng cố kiến thức Mĩ thuật 7 Bài 3Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Chân trời sáng tạo
1. Khám phá một số họa tiết đặc trưng của thời Lý
Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Mĩ thuật 7
Quan sát hình và chỉ ra:
- Họa tiết trang trí thường được sử dụng.
- Nguyên lí tạo hình thường sử dụng trong trang trí.
- Chất liệu và hình thức thể hiện.
Lời giải:
- Họa tiết sóng nước, hình phượng, hình rồng, lá đề là các họa tiết trang trí thường được sử dụng.
- Các họa tiết được sắp xếp nối tiếp nhau theo nguyên lí lặp lại.
- Chất liệu thường được sử dụng là đá, gỗ và hình thức thể hiện chủ yếu là điêu khắc.
2. Cách vẽ trang trí đường diềm
Trả lời câu hỏi trang 15 SGK Mĩ thuật 7
Quan sát hình và chỉ ra cách vẽ đường diềm với họa tiết có sẵn.
Lời giải:
- Bước 1: Kẻ hai đường thẳng song song với nhau, áp dụng nguyên lí lặp lại để vẽ phác hình họa tiết chính tạo nhịp điệu của đường diềm.
- Bước 2: Phác họa các nét hình họa tiết chính của đường diềm.
- Bước 3: Vẽ thêm họa tiết phụ để tạo sự liên kết giữa các hình trong đường diềm.
- Bước 4: Tô màu và hoàn thiện đường diềm.
4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
Trả lời câu hỏi trang 17 SGK Mĩ thuật 7
Kể tên một số họa tiết trang trí thời Lý mà em biết.
Lời giải:
Một số họa tiết trang trí thời Lý là: hoa sen, hoa cúc, lá đề, rồng, rùa, phượng... có thể nói là vô cùng đa dạng và phong phú nhưng tiểu biểu nhất vẫn là hình tượng rồng.
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Kết nối tri thức
Quan sát
Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Mĩ thuật 7
Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số bức ảnh
- Nêu hiểu biết của em về di tích có trong mỗi bức ảnh.
- Chia sẻ về một vài di tích khác mà em biết.
Lời giải:
Hình ảnh 1: Chùa của người Khơ-me, tỉnh Sóc Trăng
→ Họa tiết trang trí trong bức tranh mang nét đặc trưng kiến trúc Khmer cùng với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa.
Hình ảnh 2: Di tích tháp Nhạn, tỉnh Phú Yên
→ Tháp Nhạn là một tháp Champa trú ngụ trên núi Nhạn, là một trong những thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, Phú Yên. Tháp có công trình kiến trúc phức tạp và đồ sộ. Tuy nhiên qua quá trình tàn phá của chiến tranh, tháp bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhờ vào công sức chính quyền Phú Yên đã giúp có một hình dạng mới đẹp hơn nhưng cũng không mất đi giá trị cốt lõi ban đầu.
Hình ảnh 3: Nhà gươi của người Cơ-tu ở Hòa Vang, Đà Nẵng
Nhà gươi là một trong các loại hình kiến trúc truyền thống lâu đời nhất của nước ta. Nhà Gươi được xem là một biểu tượng văn hóa đặc trừng của người Cơ-tu. Nhà Gươi như một bảo tàng nghệ thuật sống, là cầu nối và là nơi lưu trữ những giá trị tinh thần thiêng liên của con người Cơ-Tu và vũ trụ, thần linh,...
Hình ảnh 4: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú được xây dựng tại thành phố Hà Nội, Có thể nói kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những kiến trúc đồ sộ và xuất hiện lâu đời của nước ta. Là điểm tham quan thích hợp cho các du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn là nơi tuyên dương, khen tặng các bạn học sinh có thành tích học tập tốt. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử "cầu may" mỗi khi kì thi quan trọng sắp đến.
- Một số di tích khác: thành nhà Hồ, khu đền tháp Mỹ Sơn, di tích Hỏa Lò, khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, quần thể kiến trúc Cố đô Huế,...
Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Mĩ thuật 7
Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số tác phẩm mĩ thuật
- Vẻ đẹp di tích được thể hiện như thế nào trong tác phẩm mĩ thuật?
- Hòa sắc, không gian trong 2 bức tranh này có gì khác nhau?
Lời giải:
Trong tác phẩm mĩ thuật, vẻ đẹp di tích được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc và hoạt động của con người,…
Sự khác nhau của hai bức tranh:
Bức tranh “Chùa tháp Phổ Minh” | Bức tranh “Ô Quan Chưởng” | |
Hòa sắc | Kết hợp hài hòa gam màu nóng (đỏ son) với gam màu lạnh (xanh), trắng (vỏ trứng), đen (sen then),... tạo nên bức tranh màu sắc độc đáo. | Điểm nhấn là các viên gạch màu nâu, thô, nhám có sắc đậm tạo nên sự tương phản mạnh giữa hình và nền. |
Không gian | Rộng lớn, toàn cảnh cánh đồng gắn liền với hoạt động sản xuất của các bác nông dân. | Góc nhìn hẹp, cận cảnh. |
Thảo luận
Trả lời câu hỏi trang 16 SGK Mĩ thuật 7
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện và trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
- Sản phẩm mĩ thuật của bạn thể hiện vẻ đẹp của di tích nào?
- Hình ảnh di tích trong sản phẩm của bạn được thực hiện bằng cách nào?
- Bạn sẽ sử dụng sản phẩm mĩ thuật để trang trí không gian nội thất nào trong nhà?
Lời giải:
HS tự thực hiện.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 16 SGK Mĩ thuật 7
Lên kế hoạch thực hiện các sản phẩm mĩ thuật để tham gia chương trình gây quỹ ủng hộ bạn nghèo vượt khó ở trường theo các gợi ý sau:
- Mục đích, yêu cầu: Tạo sản phẩm mĩ thuật có thể treo, bày trong nhà hoặc sử dụng làm quà tặng.
- Vật liệu sử dụng: sẵn có, tái sử dụng.
- Thời gian thực hiện: ở nhà, ngoài giờ học.
Lời giải:
HS tự thực hiện.
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Cánh diều
Khám phá
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Mĩ thuật 7
Tìm hiểu bức vẽ theo gợi ý sau:
- Xác định hướng của nguồn sáng chiếu vào vật mẫu.
- Nhận xét mảng đậm, nhạt, lớn, nhỏ của bức vẽ.
Lời giải:
- Hướng của nguồn sáng:
+ Ở bản vẽ khối trụ: Hướng của nguồn sáng chiếu từ bên phải vào vật.
+ Ở bản vẽ tĩnh vật: Hướng của nguồi sáng được chiếu từ bên trái vào vật.
Nhận xét: Mảng đậm của bức vẽ được thể hiện ở những phần đổ bóng và phần của vật thể không được ánh sáng chiếu đến và bằng những nét kẻ chì dài, dày. Còn đối với mảng nhạt của bức vẽ được thể hiện ở những phần của vật thể được ánh sáng chiếu tới.
Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Mĩ thuật 7
Tìm hiểu vật mẫu và cho biết:
- Dạng khối và chất liệu của vật mẫu.
- Những điểm khác nhau của góc nhìn và nguồn sáng chiếu trên vật.
Lời giải:
- Dạng khối của vật mẫu là dạng khối trụ tròn. Chất liệu của vật mẫu là bằng đất nung đối với bình và thủy tinh đối với chiếc cốc.
- Những điểm khác nhau của góc nhìn và nguồn sáng chiếu trên vật là:
+ Hình 1: Góc nhìn ngang, nguồn sáng chiếu lên vật không đều, chưa thể hiện rõ được vùng đậm, nhạt trên bề mặt khối.
+ Hình 2: Góc nhìn từ trên cao. nguồn sáng chiếu lên vật nhiều dẫn đến vùng nhạt rộng hơn vùng đậm.
+ Hình 3: Nhìn xiên từ bên trái, nguồn sáng chiếu lên vật đã đều hơn nên vùng đậm, nhạt trên bề mặt lọ cân bằng.
+ Hình 4: Mẫu vật khi nhìn thẳng, các vùng đậm, nhạt không tương phản rõ rệt trên bề mặt khối.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Mĩ thuật 7
Em hãy vẽ bài tĩnh vật với mẫu có dạng khối trụ.
Yêu cầu:
- Bố cục bức vẽ cân đối trên khổ giấy A4.
- Tỉ lệ, kích thước hình vẽ tương ứng với mẫu và vị trí quan sát.
- Vẽ được ba độ đậm nhạt lớn (đậm, trung gian, sáng).
- Bước đầu gợi được cảm giác về chất liệu của mẫu.
Lời giải:
Một số bài vẽ tham khảo:
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 - Sách cũ
Chép 1 mẫu hoa, lá sau đó vẽ đơn giản và cách điệu họa tiết.
Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 7 Bài 3
Cách tạo hoạ tiết:
- 4 bước:
+ B1: Lựa chọn hình ảnh điển hình để tạo hoạ tiết(chọn hả hoạ tiết định sáng tạo có đường nét rõ ràng, hài hoà , cân đối)
+ B2: Quan sát và ghi chép hình ảnh nguyên mẫu để hình thành ý tưởng mới cho hoạ tiết. Từ những hình ảnh đã ưng ý đó ghi chép lại nguyên mẫu để định hình ý tưởng sáng tạo.
+ B3: Đơn giản hoặc cách điệu nét từ hả thực để tạo thành hoạ tiết mới. Dựa vào những hả đã ghi chép được có 2 cách để tạo ra hoạ tiết mới:
+ Đơn giản : Lược bỏ bớt 1 số chi tiết của mẫu.
+ Cách điệu : Thêm vào hoặc biến tấu những nét ở cánh , ở gân lá,hoặc sắp xếp lại các chi tiết như gân, mép , răng cưa...để cho ra hoạ tiết mới nhưng vẫn giữ được đặc trưng của hình dáng mẫu.
+ B4: vẽ màu theo ý thích.
Câu hỏi củng cố kiến thức Mĩ thuật 7 Bài 3
Câu 1:
Thế nào gọi là sáng tạo hoạ tiết
Lời giải:
- Việc làm đơn giản nét hoặc sáng tạo thêm nét cho hình ảnh được gọi là quá trình sáng tạo hoạ tiết.
- Để làm cho họa tiết thêm sinh động, đẹp, phù hợp với mục đích trang trí.
>>> Xem trọn bộ: Soạn Mĩ thuật lớp 7 Sách mới
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 3 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Từ khóa » Họa Tiết Trang Trí Lớp 7
-
Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 3: Vẽ Trang Trí – Tạo Họa Tiết Trang Trí - Âm
-
Sáng Tạo Họa Tiết Trang Trí - MyThuatMS
-
Vẽ Trang Trí – Tạo Họa Tiết Trang Trí - Giáo Dục Trung Học Đồng Nai
-
Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 3: Vẽ Trang Trí – Tạo Họa Tiết Trang Trí
-
Vẽ Tranh Tạo Họa Tiết Trang Trí Lớp 7 - Hàng Hiệu
-
Sáng Tạo Họa Tiết Trang Trí Mỹ Thuật 7 Bài 3
-
Mĩ Thuật 7 Bài 3 | TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ | Create Decorative Motifs
-
Mĩ Thuật Lớp 7 Vẽ Trang Trí Họa Tiết Hoa Lá | Floral Motifs - YouTube
-
Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 3: Vẽ Trang Trí – Tạo Họa Tiết Trang Trí
-
Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 3: Tạo Họa Tiết Trang Trí - Haylamdo
-
Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 3: Tạo Họa Tiết Trang Trí
-
Top 8 Vẽ Trang Trí Họa Tiết
-
Họa Tiết, Trang Trí, Mỹ Thuật - Art And Architecture - Pinterest