Soạn Ngữ Văn 9 Sách VNEN Bài 10: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính

A. Hoạt động khởi động.

Sưu tầm và giới thiệu một bức tranh hoặc một bài thơ về người lính Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Trả lời:

Sưu tầm 1:

Ðắp cho anh nấm đất mặn nơi này

Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn

Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống

Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm

Rừng đước này chưa bao giờ lặng im

Lấn ra biển suốt ngàn năm bão táp

Người đất này chưa một ngày bình yên

Sống lau lách cả trăm năm giữ đất

Người còn sống đi đón người đã khuất

Xuống ghe đưa các anh về nghĩa trang

Từ hoang vắng mọi ngả rừng, gốc rạch

Các anh về đây ở thành xóm thành làng.

(Trích: Nghĩa trang trong rừng đước- Nguyễn Duy)

Sưu tầm 2:

Ðường sang tây không phải đường thư

Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo

Ðông Trường Sơn, cô gái "Ba sẵn sàng" xanh áo

Tây Trường Sơn, bộ đội áo màu xanh

Từ nơi em gửi đến nơi anh

Những đoàn quân trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối lời vô tận

Ðông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn.

(Trích: Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây- Phạm Tiến Duật)

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Nếu bỏ "bài thơ" thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi không?

b. Tìm trong bài thơ những từ, hình ảnh miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh. Theo em, tác giả có dụng ý gì khi tái hiện môi trường thiên nhiên và bom đạn thảm khốc như vậy?

c. Người lính lái xe hiện lên như thế nào trong bài thơ ( tư thế, bản lĩnh, ý chí, tâm hồn...)

d. Khổ thơ cuối bài thơ có ý gì đặc biệt về giọng điệu và cách thể hiện?

Trả lời:

a) Nhan đề:" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:

+ Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ”. Việc tác giả thêm vào hai chữ "bài thơ" ở đây là muốn thể hiện chất thơ, cái đẹp xuất phát từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

+ Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

+ Nếu bỏ hai chữ:" bài thơ" ta sẽ đánh mất đi dụng ý của tác giả khi muốn bộc bạch chất thơ từ chính hiện thực khốc liêt nơi chiến trường. Cụ thể hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói lên chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.

b)

+ Thiên nhiên: gió vào xoa mắt đắng, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

+ Chiến tranh: bom giật bom rung kính vỡ đi rồi, bụi phun tóc trắng,...

=> Thông qua tái hiện sự khốc liệt của thiên nhiên và chiến tranh dọc con đường mà đoàn xe chạy qua đó thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của những người lính lái xe trên đường ra mặt trận. Sự kiên cường anh dũng đối mặt của họ khi luôn phải đối mặt với hiểm nguy bom đạn trên chiến trường chính là nét đẹp trong tâm hồn cốt cách người chiến sĩ Việt Nam yêu nước, yêu quê hương.

c) Hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã cho ta thấy được họ là những con người quả cảm với:

  • Tư thế rất ung dung: Khi lái xe trên một chiếc xe tàn, mà các chiên sĩ vẫn dũng cả, ung dung và vui tươi, các chiến sĩ nhìn trời, nhìn đất một cách rất bình thản và thản nhiên=> Thể hiện nên sự ung dung, tập trung lái xe của những chiến sĩ trên đường hanh quân.
  • Bản lĩnh của những người chiến sĩ: kiên cường không sợ hiểm nguy lái những chiếc xe không kính trên khung đường hiểm nguy, chông gai, đầy bom đạn.
  • Thể hiện giọng điệu rất ngang tàn, bất chấp của các chiến sĩ
  • Tinh thần bất chấp khó khăn, nguy hiểm, dù thế nào họ vẫn vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ
  • Tình đồng chí, đồng đội gắn bó kêu sơn
  • Dù có khó khăn gian khổ họ vẫn vượt qua để đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc

d) Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ..đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên là một tiếng ca của khúc tráng ca bài thơ Tiểu đội xe không kính thể hiện ý chí kiên cường nguyện hi sinh hết mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc.

Cách thể hiện của đoạn thơ cũng vô cùng đặc biệt: Đoạn thơ là sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần giữa bên trong và bên ngoài chiếc xe.Trải qua mưa bom, bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không kính giờ thì càng trần trụi hơn: "không đèn, mui; thùng xe xước" kết hợp giữa biện pháp liệt kê và điệp ngữ "không có" được lặp lại ba lần nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn và mức độ ác liệt của chiến tranh. Nhưng điều kì lạ là không gì có thể lay chuyển ý chí quyết tâm của người lính. Mọi thứ của chiếc xe không còn nguyên vẹn, nhưng "chỉ cần trong xe có một trái tim" thì xe vẫn chạy băng băng ra chiến trường. Hình ảnh "trái tim" là một hoán dụ thật đẹp và cũng là một ẩn dụ sâu xa mang nhiều ý nghĩa. Nó hội tụ cái vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp mà thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, dũng cảm, tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất đất nước. Nó đã trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý của toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc. Những người lính là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy oanh liệt của dân tộc.

3. Nghị luận đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

(1) Một đàn ếch đi ngang qua khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố....

(2)Thấy lão nằn nì mãi tôi đành phải chất nhận vậy. Lúc lão ra về tôi còn hỏi:....

* Câu hỏi:

(1) Phương thức biểu đạt chính cỉa hai đoạn trích trên là gì?

(2) Ngoài ra, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào khác? Phương thức biểu đạt ấy có vai trò gì trong mỗi đoạn trích?

Trả lời:

(1) Phương thức biểu đạt chính cỉa hai đoạn trích trên là tự sự.

(2) Ngoài ra, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận đóng vai trò nêu ra bài học rút ra từ câu chuyện( đoạn (1)) và những dòng bình luận của ông giáo về cái tốt ở đời giờ đây cũng bị chính thực tại cuộc sống tha hóa con người (đoạn (2))

b. Trong đoạn trích kể về Thúy Kiều báo ân báo oán ( trích Truyện Kiều) tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư như sau:

Thoắt trông nàng đã chào thưa

....

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

(1) Trong đoạn trích trên Hoạn Thư đã đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục Kiều?

(2) Kiều đã đáp lại lời của Hoạn Thư bằng những lí lẽ và hành động gì?

(3) Qua cuộc đối đãi trong đoạn trích tính cách Kiều và Hoạn Thư được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

(1)Trong đoạn trích trên Hoạn Thư đã đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục Kiều:

+ Thứ nhất: mình là đàn bà, ghen tuông là chuyện bình thường.

+ Thứ hai: mình đã đối xử rất tôt với cô khi cô chép kinh ở “Quan Âm Các”.

+ Thứ ba: mình và cô đều là cánh chồng chung nên chẳng nhường cho nhau được …

+ Thứ tư: dù sao mình đã gây ra nhiều đau khổ cho cô, giờ đây mình chỉ còn trông vào lòng khoan dung rộng lớn của cô.

(2) Kiều đã đáp lại lời của Hoạn Thư bằng những lí lẽ: " Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời." Dưới những lí lẽ của Hoạn Thư, Thúy Kiều nhận thấy trong mỗi câu nói đều thấu tình đạt lí cũng không thể phản biện nên đã khen thay cho Hoạn Thư có tài biện hộ đạt đến trình độ trác việt và truyền tha Hoạn Thư sau tất cả những điều mà Hoạn Thư đã làm với mình.

(3) Qua cuộc đối đãi trong đoạn trích tính cách của các nhận vật:

+ Thúy Kiều là một người thấu tình hiểu nghĩa, nhân hậu, bao dung

+ Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt, lời lẽ xào biện để rồi chính sự thông minh của người đàn bà lọc lõi lẽ đời đã khiến Hoạn Thư thoát khỏi án tử, bản án cũng trở nên vô hiệu.

c. Theo em yếu tố nghị luận có vai trò gì trong văn tự sự? Khi nào cần đưa ra yếu tố nghị luận vào văn tự sự?

Trả lời:

Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự:gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó khiến câu chuyện có chiều sâu và ý nghĩa hơn, để lại ấn tượng cho người đọc

C. Hoạt động luyện tập.

Bài 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

So sánh những nét chung và riêng trong việc thể hiện hình tượng người lính trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và bài thơ về tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật

Trả lời:

Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:

* Giống nhau:

+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.

+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.

+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

* Khác nhau:

+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.

+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.

Bài 2. Ôn tập và kiểm tra về truyện kí trung đại.

a) Hoàn thiện bảng sau vào vở:

STT

Tên văn bảuâtn đoạn trích

Thể loại ( truyện kí, truyện thơ, kí, tiểu thuyết chương hồi)

Tác giả

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc về nghệ thuật

Trả lời:

STT

Tên văn bảuâtn đoạn trích

Thể loại ( truyện kí, truyện thơ, kí, tiểu thuyết chương hồi)

Tác giả

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc về nghệ thuật

1

Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Dữ

Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến

Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn

2

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

tùy bút

Phạm Đình Hổ

Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến

Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn

3

Hoàng Lê nhất thống chí

cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

Ngô gia văn phái

Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.

Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động

4

Truyện Kiều

truyện Nôm bác học

Nguyễn Du

Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người

Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc

5

Truyện Lục Vân Tiên

Truyện thơ Nôm

Nguyễn Đình Chiểu

Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài

Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

b) Bằng những hiểu biết về truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình chiểu, hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ.

Trả lời:

Truyện thơ thường là thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự

c) Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy so sánh hoàn cảnh xuất thân ,thân phận của Kiều trước và trong khi lưu lạc. Từ đó hãy giải thích câu mở đầu của truyện Kiều:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Trả lời:

+ Kiều trước khi gia biến, lưu lạc: là người con gái sinh ra trong gia đình "bậc trung", sống kín đáo, được tôn trọng, vừa thông minh, xinh đẹp vừa tài năng, sống trong cảnh "êm đềm chướng rủ màn che" chưa vướng bụi trần.

+ Kiều sau khi gia biến, lưu lạc: bị trao qua bán lại, bị hắt hủi, chà đạp về nhân phẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm ấy càng ý thức và tủi hờn cho thân phận nhỏ bé bị chà đạp của mình.

=> Câu thơ "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" cho thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.

d) Em hiểu gì về truyện truyền kì? Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì " trong tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương"

Trả lời:

- Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết. Theo Thi pháp văn học trung đại Việt Nam thì truyện truyền kì Trung Quốc thường có bố cục gồm ba phần:

+ Mở đầu: giới thiệu nhân vật (tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh)

+ Kể chuyện: kể các chuyện kì ngộ, lạ lùng

+ Kết thúc: nêu lí do kể chuyện.

- Các tác giả Việt Nam theo truyền thống truyền kì Trung Quốc, nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.

- Các chi tiết kì ảo trong truyện Người con gái Nam Xương là:

  • Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
  • Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
  • Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

- Ý nghĩa các yếu tố kì trong bài:

  • Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.
  • Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
  • Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
  • Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội

e. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản thể hiện qua hai sự đối lập hinhf tượng Nguyễn Huệ với Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống trong hồi thứ mười bốn (Trích Hoàng Lê nhất thống trí của Ngô gia văn phái)

Trả lời:

Những chân dung những nhân vật lịch sử tương phản trong đoạn trích hổi thứ 14 của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã đem lại bức tranh sống động, gay cấn vê' biến động lịch sử cuối thế kỉ XVIII và mở ra cái nhìn lịch sử qua những cá nhân cụ thể. Sự đối lập khắc họa rõ nét hình ảnh giữa người anh hùng Quang trung và lũ bè đảng bán nước cướp nước. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại. Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ càng trở lên chói lòa anh dũng bao nhiêu thì hình ảnh vụ vua Lê Chiêu Thống và bè lũ bán nước càng trở nên thảm hại bấy nhiêu. Vua Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” trông đến thật hèn kém, thảm hai vô cùng.

g. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ văn trung đại là tính ước lệ. Em hãy nêu một số biểu hiện của tính ước lệ

Trả lời:

VD: Khi miêu tả Thúy Vân:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da”

(Truyền Kiều- Nguyễn Du)

=> Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.

3. Tổng kết từ vựng tiếp.

a. Tại sao trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng? Có những cách phát triển từ vựng nào? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng vì xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

Các cách phát triển của từ vựng:

  • Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)...
  • Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:
  • Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ...
  • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS...

b. Hoàn thiện bảng sau vào vở:

Từ ngữ

Khái niệm

Vai trò

Ví dụ minh họa

Từ mượn

Từ Hán Việt

Thuật ngữ

Biệt ngữ xã hội

Trả lời:

Từ ngữ

Khái niệm

Vai trò

Ví dụ minh họa

Từ mượn

Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú cho ngôn ngữ.

biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: anh hùng, taxi, internet, video, siêu nhân, băng hà…

Từ Hán Việt

là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.

Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

Tạo sắc thái cổ xưa, tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ

An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v...

Thuật ngữ

Là các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước và là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

Nguyên tố là chất cơ sở có điện tích hạt nhân nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hoá học, tạo nên đơn chất hoặc hợp chất.

Biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt.

Nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần tô đậm màu sắc một miền quê, làm ưổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của một giai tầng xã hội.

Cớm: mật thám, đội xếp

Thí chủ, bần tăng, bần đạo, phật tử

c. Theo em từ mượn chủ yếu được dùng trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Có thể dùng trong những hoàn cảnh:

  • Hoàn cảnh giao tiếp vớ bạn bè, người thân.
  • Có thể dùng để viết tin, đăng báo.
  • Khi cần đo lường : mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…
  • ...

d. Từ Hán Việt có nguồn gốc từ đâu? Tại sao chúng được coi là từ Hán Việt?

Trả lời:

Từ Hán Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt nên được coi là từ Hán Việt.

e. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được dùng cho những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

Thuật ngữ được dùng trong trường hợp: để biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

VD: Thuật ngữ các môn học:

+ Thuật ngữ Toán học gồm : hàm số, số hạng, lũy thừa, tích số, đạo hàm, tích phân,...

+ Thuật ngữ Văn học gồm : tác giả, chủ đề, đề tài, nhân vật trữ tình, thể loại văn học,...

+ Thuật ngữ y học gồm : lâm sàng, điện tâm đồ, chẩn đoán, toa thuốc, định bệnh, hội chẩn,...

* Biệt ngữ xã hội dùng trong trường hợp biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt

VD: Biệt ngữ của học sinh:

  • Từ "gậy" – chỉ điểm 1
  • Từ "học gạo" – học nhiều, không chú ý tới những việc khác
  • Từ " quay cóp"- nhìn tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra
  • Từ "trượt vỏ chuối"- chỉ việc thi trượt

g. Tại sao phải trau dồi vốn từ? Muốn sử dụng từ ngữ cần có những điều kiện nào?

Trả lời:

Phải trau dồi vốn từ vì:

+ Trau dồi vốn từ để sử dụng tốt tiếng Việt , nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ , cách dùng từ.

+ Để trau dồi vốn từ chúng ta cần rèn luyện và học hỏi hằng ngày .

+ Phát triển từ vựng để làm cho vốn từ ngữ tăng lên đa dạng và phong phú hơn.

Muốn sử dụng từ ngữ cần có những điều kiện:

+ Hiểu nghĩa của từ và biết cách dùng từ

+ Hiểu nghĩa của từ là rất quan trọng. Nếu không hiểu đúng nghĩa của từ thì sẽ không hiểu đúng, thậm chí hiểu sai hoặc khống nắm đúng ý nghĩa nội dung của văn bản.

h. Phát hiện và sửa lỗi từ ngữ trong câu sau:

(1) Chuyện quan trong như vậy mà anh ấy cứ bàng quang.

(2) Đó là một tác phẩm giàu chất lãng mạn.

(3) Vở kịch đã thu hut ngùn ngụt khán giả tới nhà hát.

Trả lời:

(1) Chuyện quan trong như vậy mà anh ấy cứ bàng quang. => Sửa: hay quên

(2) Đó là một tác phẩm giàu chất lãng mạng. => Sửa: lãng mạn

(3) Vở kịch đã thu hut ngùn ngụt khán giả tới nhà hát. => Sửa: hàng ngàn

Bài 4. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

a. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới

Tony Plog là một nghệ sũ kèn trumpet nổi tiếng thế giới….thành công trong mọi lĩnh vực.

(1) Chỉ ra yếu tố nghị luận trong văn bản trên

(2) Nếu lược đi yếu tố nghị luận thì giá trị văn bản đó có thay đổi hay không? Vì sao?

Trả lời:

(1) Yếu tố nghị luận: Câu chuyện về người nghệ sĩ kèn trumpet được dẫn ở trên là một lời khuyên về cách tư duy trước mọi vấn đề. Đào sâu tìm hiểu các vấn đề cơ bản một cách thấu đáo là bí quyết để tạo nên thành công trong mọi lĩnh vực.

(2) Nếu lược đi giá trị nghị luận thì giá trị của văn bản có thay đổi bởi nó sẽ trở thành một văn bản tự sự, không có chiều sâu và không gây lắng đọng cho người đọc

c. Tưởng tượng mình là nhân vật "tôi" trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu để kể lại câu chuyện về quá trình hình thành “đồng chí” giữa tôi và anh trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.

Trả lời:

Ngày ấy trước sự áp bức của bọn thực dân cướp nước, nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc.

Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc. Vốn quen với tay cầm cuốc, quen với công việc đồng áng vườn tược, nay lại cầm trên tay khẩu súng, thật tình tôi chưa quen. Nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí quyết tâm, tôi không quản ngại khó khăn, cùng nhau học tập, cố gắng nghe theo lời chỉ bảo của anh em để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần. Giữa không gian rừng núi của Trường Sơn đại ngàn, dưới cái lạnh căm căm của mùa đông với sương muối giăng mắc khắp nơi khắp chốn, bóng anh và bóng tôi ẩn hiện dưới ánh trăng. Không ai nói với nhau một câu, xung quanh chỉ còn nghe thấy tiếng gió heo hút thổi trên ngọn cây nhưng lòng tôi vẫn thấy vô cùng ấm áp. Cuộc chiến hãy còn dài lắm và những người lính áo vải chúng tôi có lẽ phải rời xa quê hương thêm một khoảng thời gian dài nữa. Thế nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh lá cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc bay phấp phới dưới bầu trời hòa bình, nhớ đến niềm vui giải phóng của đồng bào nơi chúng tôi đi qua và đặc biệt là những người anh em đã sát cánh bên tôi, mọi gian khổ khó khan đều tan biến hết thảy.

Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.

Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Qủa thật tình đồng chí đồng đội những tháng năm ấy thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tôi luôn cảm thấy tự hào vì bản thân được cống hiến cho tổ quốc. Những người chiến sĩ đồng đội đã hi sinh nơi bom đạn chiến trường, cùng nhau sát cánh bên tôi vượt qua tất cả ấy chính là những người không chỉ khiến tôi mang ơn mà còn vô cùng thương xót. Các bạn, những người trẻ tuổi nghe xong câu chuyện tôi kể hãy cố gắng học tập thật tốt để đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh phát triển.

D. Hoạt động vận dụng.

Bài 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ Hán Việt trong đoạn trích:

Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.

Trả lời:

Từ Hán Việt: kinh thành, trường chinh, vạn dặm

=> Tác dụng: Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao về những người chiến sĩ anh dũng kiên cường

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Chàng Kim từ lại thư song

Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi

a. Hãy cho biết tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Kiều là gì? Tâm trạng ấy được thể hiện như thế nào?

b. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn từ hình ảnh trong đoạn trích (đặc điểm tác dụng)

Trả lời:

a. Tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Kiều chính là sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi.

Tâm trạng ấy được Nguyễn Du đã tả nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy. Thông thường, đong thóc gạo, khi ta lắc, thóc gạo vơi đi. Nhưng Kim Trọng đem sầu mà đong, mà lắc, tức cứ động đến, nỗi sầu ấy cứ dâng trào lên, cứ nhức nhối đau buồn. Chuyện nỗi sầu là hiện tượng tình cảm. Nó vô hình, Nguyễn Du đã vật chất hóa, cụ thể hóa một hiện tượng trừu tượng khiến người đọc như trông thấy, sờ nắn được nỗi buồn ấy. Cứ như vậy, ý này dồn lên ý khác, nối tiếp, dập dồn y như chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.

b. Thông qua cách sử dụng ngôn từ chọn lọc, Nguyễn du mượn cảnh để thể hiện tâm tình nỗi tương tư, mong nhớ của Trọng. Với tư cách của một chàng trai, sự say mê tưởng nhớ không mơ hồ mà mắt đã nhìn về một hướng, lòng đã thổn thức nỗi cầu mong được gặp mặt. Nguyễn Du đã tả nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Đấy cũng chỉ là một đặc điểm của chuyện Kim Trọng tương tư. Còn đây, một đặc điểm thứ hai, đặc điểm nổi trội: ấy là sự tương tư dữ dội, dồn dập nhiều chiều, nhiều bình diện:" Sầu đong càng lắc càng đầy" thể hiện nỗi nhớ đong đầy không hề phôi phai của Trọng.

E. Hoạt động mở rộng tìm tòi.

Đoạn trích sau đem lại cho em bài học gì về lựa chọn từ ngữ để gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong bối cảnh hiện nay?

Trả lời:

Đoạn trích sau đem lại cho em bài học gì về lựa chọn từ ngữ để gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong bối cảnh hiện nay:

+ Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.

+ Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

+ Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực.

+ Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.

+ Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.

+ Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển

Từ khóa » Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính Lớp 9 Vnen