Soạn Sử 8 Bài 5 Ngắn Nhất: Công Xã Pa-ri 1871 - TopLoigiai

Hướng dẫn Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 5

Mở đầu trang 24 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, quá trình khai phá của Đại Việt diễn ra như thế nào? Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Quá trình khai phá của Đại Việt ở vùng đất phía nam:

+ Từ thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn đẩy mạnh các hoạt động di dân, khai phá vùng đất phía Nam.

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ được một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau.

- Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Câu hỏi trang 25 Lịch Sử 8

 Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5.1 đến 5.3, trình bày khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5.1 đến 5.3, trình bày khái quát quá trình

Trả lời:

♦ Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê - Trịnh là quá trình khai phá Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.

- Ở khu vực Nam Trung Bộ:

+ Năm 1611, phủ Phú Yên được thành lập (gồm hai huyện: Tuy Hòa và Đồng Xuân).

+ Năm 1653, chính quyền chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang (gồm 2 phủ: Thái Khang và Diên Ninh).

+ Năm 1693, chúa Nguyễn đặt trấn Thuận Thành (sau đổi thành phủ Bình Thuận).

- Ở khu vực Nam Bộ:

+ Năm 1623, chúa Nguyễn cho lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay).

+ Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập (gồm 2 huyện Phước Long và Tân Bình).

+ Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn đã sáp nhập các vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp,… vào lãnh thổ Đại Việt.

♦ Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.

Câu hỏi trang 26 Lịch Sử 8 

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 5.4, trình bày quá trình các chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 5.4, trình bày quá trình các chúa Nguyễn

Trả lời:

- Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền:

+ Trước thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là khu vực hoang sơ không có người quản lí.

+ Từ thế kỉ XVII, chính quyền chúa Nguyễn xứ Đàng Trong đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, như thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm, khai thác sản vật,...

- Ý nghĩa: những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Luyện tập & Vận dụng

Câu hỏi 1. Vẽ trục thời gian khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trả lời:

Xem trả lời

Câu hỏi 2. Sưu tầm tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học

Trả lời:

- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là quần đảo bị bỏ hoang cho đến thế kỷ XVII. Khi đó, hai quần đảo được coi như một vành đai, gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Vạn Lí Trường Sa, ban đầu được người Việt Nam gọi với tên chung là Bãi Cát Vàng.

- Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” đưa người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, huyện Quảng Nghĩa ra quần đảo Hoàng Sa để thu gom hàng hóa, ngư cụ và cá từ các tàu mắc cạn. Các loại hải sản quý được mang về để cúng dường. Chúa Nguyễn tổ chức thêm một “Đội Bắc Hải”, tuyển chọn nhân sĩ từ thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương tỉnh Bình Thuận, cho ra quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ như Đội Hoàng Sa. Các hoạt động này được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử, điển hình như:

* Thư tịch cổ

+ “Phủ biên tạp lục”

+ “Đại Việt sử ký tục biên”

+ “Lịch triều hiến chương loại chí”

+ “Đại Nam thực lục chính biên”

+ “Đại Nam nhất thống chí”

* Các bản đồ cổ

+ “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”

+ “Đại Nam nhất thống toàn đồ”

+ “An Nam đại quốc họa đồ”

+ “Bộ Atlas thế giới” xuất bản ở Brussels 1827

* Văn bản hành chính cổ

* Tư liệu từ nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây

>>>Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Cánh diều

--------------------------------------

Trên đâyToploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

Từ khóa » Soạn Sử Bài 5 Lớp 8 Ngắn Nhất