Soạn Sử 9 Bài 21
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu soạn sử 9 bài 21 của ĐọcTàiLiệu gồm 3 phần chính là lý thuyết, trắc nghiệm và hướng dẫn giải bài tập SGK sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học nay.
Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
Mục lục nội dung
- 1. Kiến thức cơ bản
- 2. Thuật ngữ và Khái niệm
- 3. Câu hỏi trắc nghiệm
- 4. Giải bài tập SGK
Kiến thức sử 9 bài 21
Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:
Tình hình thế giới và Đông Dương
* Tình hình thế giới
- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 6/1940, phát xít Đức tiến vào nước Pháp, chính phủ Pháp nhanh chóng đầu hàng.
- Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và tiến sát Biên giới Việt - Trung.
* Tình hình Đông Dương
- Thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ: phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ và phát xít Nhật lăm le hất cẳng chúng.
- Khi Nhật xâm lược Đông Dương (9/1940), Pháp từng bước đầu hàng và phải kí Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/7/1941).
- Pháp - Nhật cấu kết bóc lột nhân dân Đông Dương:
+ Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, tăng các loại thuế.
+ Nhật thu mua cưỡng bức lúa gạo với giá rẻ mạt đã gây ra nạn đói cho 2 triệu đồng bào ta.
➜ Tham khảo thêm: Trả lời Câu hỏi trang 82 sgk sử 9 (Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương? )
Các cuộc nổi dậy đầu tiên
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
- Khi Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chay đã rút qua châu Bắc Sơn, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy chặn đánh tàn quân Pháp, làm chủ chính quyền cách mạng.
- Pháp, Nhật cấu kết với nhau đàn áp cách mạng.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, duy trì lực lượng. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập, năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân.
2. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1985)
- Lợi dụng Pháp thua trận ở châu u và yếu thế ở Đông Dương, bọn quân phiệt Xiêm được Nhật xúi giục đã khiêu khích và gây xung đột khắp Biên giới Lào - Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì bất bình, Đảng bộ Nam Kì chủ trương khởi nghĩa.
- Trước ngày khởi nghĩa, một số cán bộ bị bắt do đó kế hoạch bại lộ. Pháp thiết quân luật, giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới.
- Đêm 22 rạng 23/11/1940, khởi nghĩa bùng nổ ở khắp các tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân triệt hạ một số đồn bốt giặc, phá đường giao thông, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng ở nhiều nơi. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong khởi nghĩa này.
- Kết quả: khởi nghĩa thất bại do kế hoạch bị bại lộ.
3. Binh biến Đô Lương (13/1/1941)
- Ở Nghệ An, binh lính người Việt bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.
- Ngày 13/1/1941, binh lính ở đồn chợ Rạng Đô Lương - Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung nổi dậy chiếm Đô Lương, rồi kéo về Vinh định phối hợp với binh lính ở đây chiếm thành. Kế hoạch không thành, cuộc nổi dậy bị dập tắt.
* Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của ba cuộc khởi nghĩa
- Nguyên nhân chủ yếu: sự chênh lệch lực lượng giữa ta và Pháp, nổ ra chưa đúng thời cơ, không có sự phối hợp đấu tranh.
- Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, để lại cho Đảng nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh giành chính quyền.
➜ Xem thêm: Trả lời câu hỏi thảo luận trang 86 SGK Lịch sử 9 (Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã diễn ra như thế nào?)
Thuật ngữ và khái niệm bài 21 sử 9
- Khởi nghĩa: hình thức đấu tranh cao nhất của nhân dân bị áp bức bóc lột, nổi dậy lật đổ giai cấp thống trị trong nước hay bọn xâm lược nước ngoài.
- Binh biến: cuộc phản kháng lại mệnh lệnh cấp trên của một lực lượng sĩ quan và binh lính hay một đơn vị quân đội, mà hình thức cao nhất là cướp chính quyền, có thể dẫn tới thay đổi tình hình chính trị trong nước.
Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 21
Câu 1. Điền sự kiện phù hợp với các mốc thời gian sau.
Thời Gian | Sự Kiện |
---|---|
Ngày 1/9/1939 | ............... |
Tháng 6/1940 | ............... |
Ngày 27/9/1940 | ............... |
Ngày 23/11/1940 | ............... |
Ngày 13/1/1941 | ............... |
Ngày 23/7/1941 | ............... |
➜ Xem đầy đủ hơn bộ bài tập và câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 21
Trên đây là các kiến thức quan trọng của bài 21 lịch sử 9 mà bạn cần phải nắm vững. Phần tiếp theo chúng tôi gửi đến các bạn phần hướng dẫn soạn lịch sử 9 gồm loạt bài viết hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 82 và 86 sách giáo khoa lịch sử lớp 9
Giải bài tập SGK
Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử 9 Bài 21
-
Lý Thuyết Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939
-
Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939 - 1945 - HOC247
-
Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 9 Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939 - 1945
-
Lý Thuyết Lịch Sử 9 Bài 21 (mới 2022 + 14 Câu Trắc Nghiệm)
-
Lý Thuyết Sử 9: Bài 21. Việt Nam Trong Những Năm 1939 – 1945
-
Bài 21. Việt Nam Trong Những Năm 1939 - 1945
-
Soạn Sử 9 Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939 - 1945
-
Giải Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939 1945 - Tech12h
-
Bài 21 : Việt Nam Trong Những Năm 1939 - 1945 - Lib24.Vn
-
Giải Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939 1945
-
Soạn Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam Trong Những Năm 1939 - 1945
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 12 Chi Tiết, Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Theo Chuyên đề Và Dạng