Soạn Thảo File Trong Linux Với Vim Và Nano

Trong hệ thống Linux (nhất là quản trị các Server Linux) để soạn thảo một file text như các file config thường dùng trình soạn thảo tại dòng lệnh, phổ biến là sử dụng trình soạn thảo dòng lệnh Vim hoặc Nano

Sử dụng Vim

Để dùng Vim, từ dòng lệnh gõ vi hoặc vim, ví dụ để soạn thảo file tại /etc/php.ini

vi /etc/php.ini vim /etc/php.ini

Nếu file không tồn tại ở tham số coi như sẽ tạo ra file mới.

vim

Vim - chế độ nhập lệnh

Ngay khi gõ lệnh như vậy xong, Vim ở trong chế độ NHẬP LỆNH, ta dùng các phím điều hướng của bàn phím(các phím mũi tên, HOME, END ...) để dịch chuyển con trỏ nhấp nháy đến các vị trí cần xem nội dung trong file.

Khi đang ở chế độ nhập lệnh như vậy có thể thi hành một số tác vụ bằng cách gõ lệnh như sau (chú ý ký hiệu [return] là nhấn phím RETURN)

  • :q[retrun] thoát khỏi Vim
  • :q![retrun] ép thoát (hủy việc lưu lại)
  • :w[retrun] lưu nội dung đã thay đổi
  • :w![retrun] ép lưu lại
  • :wq[retrun] lưu nội dung đã thay đổi và thoát Vim

Một số tác vụ khác khi ở chế đố nhập lệnh:

  • H - trỏ lênh đỉnh màn hình
  • L - trỏ xuống dưới màn hình
  • M - ở giữa màn hình
  • gg - đến dòng đầu tiên
  • G - đến dòng cuối
  • yy - copy dòng
  • p - paste
  • dd - xóa dòng
  • / - tìm kiếm

Để soạn thảo chuyển sang chế độ Insert

Chế độ INSERT

Khi đang trong chế độ nhập lệnh bạn gõ i hoặc nhấn INSERT sẽ vào chế độ INSERT (Ở cửa sổ lệnh có hiện thị chữ -- INSERT --)

vim

Khi ở chế độ INSERT thì có thể gõ chữ để chèn nội dung mới vào. Khi đã chỉnh sửa xong nội dung quay trở về chế độ nhập lệnh bằng cách nhấn phím ESC

Chế độ REPLACE

Đang ở chế độ INSERT chuyển qua lại với chế độ REPLACE bằng cách nhấn phím INSERT, khi ở chế độ REPLACE thì gõ chữ vào sẽ thay thế chữ đang có ở vị trí con trỏ chứ không phải là chèn vào

Sử dụng Vim nâng cao

Cài đặt vim-enhanced trên CentOS

Trên CentOS mặc định là phiên bản thu gọn vim-minimal, để có các tính năng nâng cao, đầy đủ thì có thể xóa bỏ gói này và cài đặt gói vim-enhanced

yum remove vim-minimal yum install vim-enhanced

Cài đặt các Plugin cho Vim

Đầu tiên cài đặt trình lý các Plugin, bằng lệnh:

curl -fLo ~/.vim/autoload/plug.vim --create-dirs \ https://raw.githubusercontent.com/junegunn/vim-plug/master/plug.vim

Các Plugin cần cài đặt được biên tập trong file ~/.vimrc, đầu tiên hãy tìm tên các Plugin muốn dùng tại: https://vimawesome.com/, như các plugin:

  • scrooloose/nerdtree cung cấp bảng cây thư mục để chọn, mở file - nhập lệnh :NERDTree
  • jiangmiao/auto-pairs tự động thêm các cặp {, [
  • fmoralesc/vim-tutor-mode bài học sử dụng Vim
  • Còn vô số các Plugin ...

Để cài 2 plugin trên, mở file ~/.vimrc

vim ~/.vimrc

Biên tập nội dung thành:

call plug#begin() Plug 'preservim/NERDTree' Plug 'jiangmiao/auto-pairs' Plug 'fmoralesc/vim-tutor-mode' call plug#end()

Sau đó chạy Vim, gõ lệnh :PlugInstall chờ nó tải các Plugin

Vim nâng cao

Di chuyển con trỏ ở chế độ nhập lệnh

  • h - di chuyển sang trái
  • j - di chuyển xuống
  • k - di chuyển lên
  • l - di chuyển sang phải
  • fx - đến ký tự tiếp theo x
  • Fx - đến ký tự x phía trước
  • ; - lặp lại lệnh f
  • Ctrl + e - dịch màn hình xuống 1 dòng
  • Ctrl + y -dịch màn hình lên một dòng
  • Ctrl + b - lật trở lại 1 trang
  • Ctrl + f - lật 1 trang
  • Ctrl + d - lật 1/2 trang
  • Ctrl + u - lật trở lại 1/2 trang
  • ma - đánh dấu vị trí hiện tại
  • :marks - các đánh dấu
  • Các motion (dịch chuyển)
  • H - đến đỉnh màn hình
  • M - đến giữa màn hình
  • L - cuối màn hình
  • w - đến từ tiếp theo của dòng
  • e - đến ký tự cuối từ
  • b - đến từ phía trước
  • % - đến vị trí: '()', '{}', '[]' trên dòng
  • 0 - đến đầu dòng
  • ^ - đến ký tự đầu tiên của dòng
  • $ - đến cuối dòng
  • g_ - đến ký tự cuối dòng
  • gg - đền dòng đầu tiên của tài liệu
  • G - đến dòng cuối cùng của tài liệu
  • 123G - đến dòng thứ 123

Vào chế độ soạn thảo - Insert

  • i - chèn trước con trỏ
  • I - chèn ở đầu dòng
  • a - chèn sau con trỏ
  • A - chèn ở cuối dòng
  • o - chèn dòng mới phía dưới
  • O - chèn dòng mới phía trên
  • ea - chèn ở cuối từ
  • Esc - thoát chế độ Insert

Một số lệnh soạn thảo

  • r - thay thế một ký tự tại con trỏ
  • J - nối dòng tại con trỏ và dòng dưới
  • gu - đổi thành chữ thường khi dịch chuyển
  • gU - đổi thành chữ in khi dịch chuyển
  • cc - thay thế dòng hiện tại
  • C - thay thế đến cuối dòng
  • cw - thay đến cuối từ
  • s - xóa một từ vào vào insert luôn
  • S - tương tự cc
  • u - undo
  • U - về nội dung ban đầu của dòng
  • Ctrl + r - redu
  • . - lặp lại lệnh soạn thảo cuối

Chế độ Visual (đánh dấu, chọn văn bản)

  • v - vào Visual
  • V - vào Visual + đánh dầu dòng hiện tại
  • at - chọn khối theo thẻ (gồm cả thẻ)
  • it - chọn trong khối của thẻ
  • ab - khối ()
  • aB - khối {}
  • ib - chọn khối ()
  • iB - chọn khối {}
  • Esc - exit visual mode
  • y - copy khối chọn
  • d - xóa khối chọn
  • ~ hoặc u hoặc U- chuyển chữ hoa/thường khối chọn

Copy / Cut / Past

  • yy - copy dòng hiện tại
  • yw - copy từ
  • y$ - copy cuối dòng
  • dd - cut dòng
  • dw - cut từ
  • x - cut một chữ

Sử dụng Nano

Trình soạn thảo thứ 2 có thể sử dụng là nano, để mở/tạo file với nano chạy lệnh dạng sau:

nano [filename]

Chú ý, nếu chưa có lệnh này thì cài đặt trên CentOS bằng

yum install nano

Ví dụ: mở (hoặc tạo) file vidu.txt ở thư mục hiện tại

nano vidu.txt

Trình nano có giao diện như hình

vim

Với giao diện nano này bạn có thể soạn thạo nội dung ngay, trên màn hình hiện thị sẵn các gợi ý lệnh để sử dụng (ký hiệu ^ là phím CTRL), ví dụ:

  • ^X thoát khỏi Nano
  • ^O lưu file
Mục lục bài viết VimMở file, chế độ nhập lệnh VIMChế độ INSERTChế độ REPLACENano ĐĂNG KÝ KÊNH, XEM CÁC VIDEO TRÊN XUANTHULAB Đăng ký nhận bài viết mới

Từ khóa » Câu Lệnh Nano Trong Linux