Soạn Tiếng Việt Lớp 2 Trang 40 Kết Nối Tri Thức Tập 1

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 9: Cô giáo lớp em giúp các em học sinh lớp 2hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức trang 40, 41, 42.

Qua đó, giúp các em kể cho người thân nghe về cậu bé Vũ Duệ trong câu chuyện Cậu bé ham học. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Tập đọc Cô giáo lớp em - Tuần 5 của Bài 9 Chủ đề Đi học vui sao. Mời thầy cô và các em tham khảo bài Tập đọc lớp 2 tuần 5 trong bài viết dưới đây:

Soạn bài Cô giáo lớp em Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Soạn bài phần Đọc - Bài 9: Cô giáo lớp em
    • Khởi động
    • Bài đọc
    • Trả lời câu hỏi
    • Luyện tập theo văn bản đọc
  • Soạn bài phần Viết - Bài 9: Cô giáo lớp em
    • Câu 1
    • Câu 2
  • Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 9: Cô giáo lớp em
    • Câu 1
    • Câu 2
  • Soạn bài phần Vận dụng - Bài 9: Cô giáo lớp em

Soạn bài phần Đọc - Bài 9: Cô giáo lớp em

Khởi động

Đọc một bài thơ hay bài hát về thầy cô.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ: Mẹ ơi cô dạy!

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạyPhải giữ sạch đôi tayBàn tay mà dây bẩnSách, áo cũng bẩn ngay.

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạyCãi nhau là không vuiCái miệng nó xinh thếChỉ nói điều hay thôi.

Bài đọc

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớpCũng thấy cô đến rồiĐáp lời “Chào cô g!"Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viếtGió đưa thoảng hương nhàiNắng ghé vào cửa lớpXem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảngẤm trang vở thơm thoYêu thương em ngắm mãiNhững điểm mười cô cho.

Nguyễn Xuân Sanh

Trả lời câu hỏi

1. Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào?

2. Tìm những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài.

3. Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo của mình?

4. Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?

* Học thuộc lòng hai khổ thơ em thích.

Gợi ý trả lời:

1. Cô giáo đáp lời chào của bạn nhỏ bằng nụ cười thật tươi.

2. Những câu thơ tả cảnh vật khi cô và em học bài:

Gió đưa thoảng hương nhàiNắng ghé vào cửa lớp

3. Bạn nhỏ đã kể cô giáo đến sớm đón các em học sinh, cô giảng bài ân cần.

4. Qua bài thơ em thấy tình cảm của bạn nhỏ dành cho cô giáo: rất yêu mến và kính trọng cô.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Nói câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi:

  1. Lần đầu được nghe một bạn hát hay.
  2. Được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ

2. Nói câu thể hiện tình cảm của em đối với thầy cô giáo của mình.

Luyện tập theo văn bản đọc

Gợi ý trả lời:

1. Câu thể hiện sự ngạc nhiên của em là:

  1. Không ngờ cậu hát hay thật đấy!
  2. Ôi con rất bất ngờ vì món quà này!

2. Em vô cùng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng em nên người.

Soạn bài phần Viết - Bài 9: Cô giáo lớp em

Câu 1

Viết chữ hoa:

Viết chữ D

Trả lời:

- Quan sát chữ mẫu viết hoa D:

  • Độ cao 5 li.
  • Độ rộng 4 li.
  • Gồm 2 nét cơ bản: nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

- Cách viết:

  • Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi kéo thẳng xuống bên dưới đường kẻ ngang 2, nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1.
  • Nét 2: Chuyển hướng viết nét cong phải từ dưới đi lên, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ ngang 5.

Câu 2

Viết ứng dụng:

Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơi.

Trả lời:

- Viết chữ hoa D đầu câu.

- Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ u cách nét cong phải của chữ cái hoa D nửa ô li.

- Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa D, h, g cao 2,5 li (chữ g 1,5 li dưới đường kẻ ngang), chữ cái d, đ cao 2 li; chữ cái t cao 1,5 li; chữ cái r cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li.

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu hỏi đặt trên chữ cái e, dấu sắc đặt trên chữ cái ă.

- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng 1 chữ o.

- Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i của tiếng “chơi”.

Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 9: Cô giáo lớp em

Câu 1

Nghe kể chuyện.

Cậu bé ham học

(Theo Kể chuyện thần đồng Việt Nam)

Cậu bé ham học

Vì sao cậu bé Vũ Duệ không được đi học?

Cậu bé ham học

Buổi sáng, Vũ Duệ thường cõng em đi đâu?

Cậu bé ham học

Vì sao Vũ Duệ được thầy khen?

Cậu bé ham học

Vì sao Vũ Duệ được đi học?

Gợi ý trả lời:

Vũ Duệ con nhà nghèo. Không được đến trường nhưng ham học, ngày ngày, Duệ cõng em đứng ngoài lớp học nghe lỏm. Một hôm, thầy giáo nêu một câu hỏi khó, không trò nào trả lời được. Thấy cậu đứng ngoài mấp máy môi như muốn nói, thầy gọi cậu vào. Duệ trả lời rất trôi chảy. Sau lần ấy, thầy đến nhà Duệ, khuyên cha mẹ Duệ cho cậu đi học. Đến lớp vài tháng, Duệ đã đứng đầu lớp. Duệ đối đáp rất tài. Một lần, có người đến đòi tiền, hỏi Duệ cha mẹ đi đâu. Duệ đáp:

- Cha cháu đi nhổ cây sống. Mẹ cháu đi trồng cây chết. Khách không hiểu như thế là thế nào, hứa sẽ xóa nợ cho cha mẹ Duệ nếu Duệ giải thích câu nói đó. Duệ nói:

- Cha cháu đi nhổ cây sống nghĩa là đi nhổ mạ. Mẹ cháu đi trồng cây chết nghĩa là đi cấy mạ. Về sau, Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên, làm quan thời Lê, nổi tiếng là vị quan tài năng, trung nghĩa.

Câu 2

Chọn kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

Mẫu 1:

* Tranh 1 (Đoạn 1)

Gia đình Vũ Duệ rất nghèo. Bố mẹ cậu phải làm lụng vất vả sớm hôm để nuôi nấng anh em. Vì hoàn cảnh gia đình, Vũ Duệ không được đi học. Hằng ngày, cậu phải ở nhà trông em, đỡ đần bố mẹ việc nhà.

* Tranh 2 (Đoạn 2)

Tuy vậy, Vũ Duệ lại là một cậu bé vô cùng ham học. Nhà nghèo, không có tiền đóng học nên cậu không thể vào lớp như những học trò khác. Mỗi buổi sáng, Vũ Duệ thường cõng em tới cửa lớp nghe lỏm thầy giáo giảng bài.

* Trang 3 (Đoạn 3)

Một lần, thầy giáo ra một câu hỏi rất khó. Học trò ngồi trong lớp không ai trả lời được. Thấy cậu bé đứng ngoài cửa lớp mấp máy môi như muốn nói, thầy giáo bèn gọi vào. Vũ Duệ trả lời trôi chảy câu hỏi của thầy giáo.

* Trang 4 (Đoạn 4)

Thấy cậu học trò nghèo vừa thông minh lại ham học. Thầy giáo tới tận nhà khuyên bố mẹ cho cậu đi học. Từ đó, Vũ Duệ được nhận vào lớp. Nhờ sự thông minh và chăm chỉ, chẳng bao lâu, Vũ Duệ đã đứng đầu lớp.

Mẫu 2:

  • Tranh 1: Thủa nhỏ, nhà nghèo nên Vũ Duệ không được đi học phải ở nhà trông em.
  • Tranh 2: Buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.
  • Tranh 3: Vì trả lời được câu hỏi hóc búa mà thầy đặt ra cho cả lớp không ai trả lời được, Vũ Duệ được thầy khen.
  • Tranh 4: Sau lần ấy, thầy đến nhà Duệ, khuyên cha mẹ Duệ cho cậu đi học. Đến lớp vài tháng, Duệ đã đứng đầu lớp.

Soạn bài phần Vận dụng - Bài 9: Cô giáo lớp em

Kể cho người thân về cậu bé Vũ Duệ trong câu chuyện Cậu bé ham học.

Trả lời:

Mẫu 1

Thủa nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học phải ở nhà trông em lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài. Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến muốn thử tài cậu bé đã đặt ra câu hỏi hóc búa cho cả lớp, không ai trả lời được. Thấy cậu đứng ngoài mấp máy môi như muốn nói, thầy gọi cậu vào. Duệ trả lời rất trôi chảy. Sau lần ấy, thầy đến nhà Duệ, khuyên cha mẹ Duệ cho cậu đi học. Đến lớp vài tháng, Duệ đã đứng đầu lớp.

Mẫu 2

Gia đình Vũ Duệ rất nghèo. Bố mẹ cậu phải làm lụng vất vả sớm hôm để nuôi nấng anh em. Vì hoàn cảnh gia đình, Vũ Duệ không được đi học. Hằng ngày, cậu phải ở nhà trông em, đỡ đần bố mẹ việc nhà.

Tuy vậy, Vũ Duệ lại là một cậu bé vô cùng ham học. Nhà nghèo, không có tiền đóng học nên cậu không thể vào lớp như những học trò khác. Mỗi buổi sáng, Vũ Duệ thường cõng em tới cửa lớp nghe lỏm thầy giáo giảng bài.

Một lần, thầy giáo ra một câu hỏi rất khó. Học trò ngồi trong lớp không ai trả lời được. Thấy cậu bé đứng ngoài cửa lớp mấp máy môi như muốn nói, thầy giáo bèn gọi vào. Vũ Duệ trả lời trôi chảy câu hỏi của thầy giáo.

Thấy cậu học trò nghèo vừa thông minh lại ham học. Thầy giáo tới tận nhà khuyên bố mẹ cho cậu đi học. Từ đó, Vũ Duệ được nhận vào lớp. Nhờ sự thông minh và chăm chỉ, chẳng bao lâu, Vũ Duệ đã đứng đầu lớp.

Từ khóa » Vì Sao Vũ Duệ được đi Học