Soạn Tiếng Việt Lớp 2 Trang 74 Chân Trời Sáng Tạo Tập 1
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài Ôn tập giữa học kì I giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81.
Nhờ đó, các em sẽ ôn tập giữa học kì 1 thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập giữa học kì I - Tuần 9 theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn thi giữa kì 1 hiệu quả hơn:
Soạn bài Ôn tập giữa học kì I Chân trời sáng tạo
- Ôn tập 1
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Ôn tập 2
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Ôn tập 3
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Ôn tập 4
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Câu 5
- Câu 6
- Ôn tập 5
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Câu 5
Ôn tập 1
Câu 1
Mỗi nhân vật dưới đây có trong bài đọc nào?
Trả lời:
- Bé Mai đã lớn
- Bọ rùa tìm mẹ
- Cô chủ nhà tí hon
- Tóc xoăn và tóc thẳng
Câu 2
Đọc đoạn văn em yêu thích trong một bài đọc tìm được ở bài tập 1.
Gợi ý trả lời:
- Bé Mai đã lớn:
Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn.
- Bọ rùa tìm mẹ:
Bọ rùa đang ngồi chờ mẹ. Bỗng, nó thấy chị châu chấu có bộ cánh xanh biếc bay ngang bụi cúc. Nó liền lấy giấy bút ra vẽ. Châu chấu nhảy đi, bọ rùa vội đuổi theo nên lạc đường.
- Cô chủ nhà tí hon:
Chỉ ra chơi mấy hôm, ông đã mang đến cho Vân biết bao điều thú vị. Vân cảm thấy mình ra dáng một cô chủ nhà tí hon, đúng như lời ông nói.
- Tóc xoăn và tóc thẳng:
Lam vẫn chưa tin lời mẹ. Cho đến hôm Hội diễn Văn nghệ thì cô bé đã hiểu. Tiết mục nhảy tập thể của Lam và các bạn đạt giải Nhất. Khi trao giải, thầy hiệu trưởng khen: “Không chỉ Lam biết nhảy mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy.”
Câu 3
Trao đổi với bạn về một nhân vật em thích theo gợi ý sau:
Gợi ý trả lời:
- Nhân vật mà mình yêu thích là bạn Lam trong câu chuyện Tóc xoăn và tóc thẳng. Điều mình yêu thích ở nhân vật đó là mái tóc xoăn của bạn ấy. Ban đầu tuy Lam không vui về mái tóc của mình nhưng nhờ có mẹ và thầy hiệu trưởng động viên mà bạn ấy đã biết yêu hơn những nét đẹp thuộc về riêng bản thân mình.
- Mình thích nhân vật bọ rùa trong câu chuyện Bọ rùa tìm mẹ bởi vì bọ rùa rất thông minh. Bạn ấy đã biết vẽ lại bức tranh mẹ mình rồi đứng một chỗ để nhờ mọi người tìm mẹ giúp mình.
- Mình thích nhất nhân vật bé Mai trong câu chuyện Bé Mai đã lớn. Bởi vì mình cảm thấy mình cần phải học tập mai ở chuyện là giúp đỡ mẹ việc nhà nhiều hơn.
- Mình thích nhất nhân vật bé Vân trong câu chuyện Cô chủ nhà tí hon. Bởi vì Vân đã biết cách làm việc nhà để thể hiện mình là một cô chủ nhà tí hon.
Câu 4
Viết:
An Giang Cao BằngĐiện Biên Hải Dương
Ôn tập 2
Câu 1
Mỗi thông tin và hình ảnh dưới đây có trong bài đọc nào?
Gợi ý trả lời:
- Bưu thiếp
- Thời gian biểu
- Cánh đồng của bố
- Làm việc thật là vui
Câu 2
Đọc đoạn văn em yêu thích trong một bài đọc em tìm được ở bài tập 1.
Gợi ý trả lời:
- Cánh đồng của bố:
Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.
- Làm việc thật là vui:
Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em,... Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui!
Câu 3
Trao đổi với bạn về một thông tin em thấy thú vị theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
- Trong bài Cánh đồng của bố của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần. Thông tin mình cảm thấy thú vị trong bài đó là bố của bạn nhỏ nói rằng giấc ngủ của một đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Từ cách nói và việc làm đi nhẹ chân mỗi lần con ngủ cho thấy bố rất trân trọng, nâng niu đứa con của mình.
- Thông tin thú vị đối với em là cách làm bưu thiếp trong bài Bưu Thiếp của tác giả Nguyễn Thị Hương. Bởi vì nhờ có các bước hướng dẫn làm bưu thiếp tỉ mỉ mà mình đã biết cách tự làm bưu thiếp để tặng cho những người mà mình yêu quý.
Câu 4
Viết:
a. Nghe - viết:
Gánh gánh gồng gồng(Trích)
Gánh gánh gồng gồngTa chạy cho nhanhVề xây nhà bếpNấu nồi cơm nếpChia ra năm phầnMột phần cho mẹMột phần cho chaMột phần cho bàMột phần cho chịMột phần cho anh.
Đồng dao
b. Chọn chữ ng hoặc chữ ngh thích hợp với mỗi 🌸
🌸ày còn nhỏ, tôi thường 🌸ồi trong lòng bà, 🌸e kể chuyện 🌸ày xưa.
(c) Chọn chữ hoặc dấu thanh thích hợp với mỗi chỗ trống:
| |||
🌸 ăm sóc | 🌸 ông nom | chiều 🌸uộng | kính 🌸ọng |
| |||
chia se | ngâm nghĩ | săn sàng | cam động |
Gợi ý trả lời:
b. Chữ ch hoặc chữ tr
chăm sóc chiều chuộng | trông nom kính trọng |
* Dấu hỏi hoặc dấu ngã:
chia sẻ sẵn sàng | ngẫm nghĩ cảm động |
Ôn tập 3
Câu 1
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a.Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi hình.
b. Mỗi đoạn thơ trên có trong bài đọc nào
Gợi ý trả lời:
- Lời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
(trích bài thơ Mẹ)
- Tên cùng em ra đườngTên theo em đến lớpNhư viên ngọc vô hìnhTên không rơi không mất.
(trích bài thơ Những cái tên)
- Ngày hôm qua ở lạiTrong hạt lúa mẹ trồngCánh đồng chờ gặt háiChín vàng màu ước mong.
(trích bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?)
- Bà ngoại chăm làm vườnVườn bà bao nhiêu chuốiYêu cháu, bà trồng naChẳng nghĩ mình cao tuổi.
(trích bài thơ Bà nội, bà ngoại)
Câu 2
Đọc thuộc lòng những câu em yêu thích trong một bài thơ đã tìm được tên ở bài tập 1.
Gợi ý trả lời:
Em chủ động lựa chọn đoạn thơ mình thích để học thuộc.
Câu 3
Trao đổi với bạn về hình ảnh em thích trong một bài thơ được nhắc đến ở bài tập 1.
Gợi ý trả lời:
- Mình thích hình ảnh “Mẹ là ngọn gió của em suốt đời” trong bài thơ Mẹ. Vì hình ảnh đó giúp mình cảm nhận sâu sắc hơn nữa về tình yêu thương mà người mẹ dành cho con của mình. Mẹ có thể hi sinh tất cả những điều tốt đẹp nhất để dành cho con cái. Đi suốt cả cuộc đời tình cảm ấy cũng sẽ không bao giờ thay đổi.
- Mình thích hình ảnh tên như viên ngọc vô hình, không rơi cũng không mất đi được trong bài Những cái tên. Vì hình ảnh đó khiến mình cảm nhận sâu sắc hơn nữa về sự trân trọng, nâng niu mà bố mẹ đặt vào mỗi cái tên dành cho con cái mình. Từ đó mình cũng thêm yêu tên của mình, cố gắng ngoan ngoãn, học tốt để xứng đáng với cái tên mà bố mẹ đã đặt.
- Mình thích hình ảnh “Ngày hôm qua ở lại / Trong vở hồng của con” trong bài Ngày hôm qua đâu rồi? Bởi vì hình ảnh này nhắc nhở em rằng cần phải học tập chăm chỉ, không được lãng phí thời gian.
- Mình thích hình ảnh “Yêu cháu bà trồng na / Chẳng nghĩ mình cao tuổi” trong bài Bà nội, bà ngoại. Hình ảnh này cho mình hiểu thêm về tình cảm bà dành cho các cháu. Bà có thể làm tất cả mọi thứ để cho cháu được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Trồng chuối sẽ nhanh được thu hoạch hơn, trồng na thì rất lâu mới được thu hoạch nhưng bà vẫn trồng na. Tất cả là bởi vì bà rất yêu các cháu.
Câu 4
Kể chuyện:
a. Xem tranh, nói 1 - 2 câu về nội dung của từng bức tranh.
b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
Vai diễn của Mít
Theo Phương Tố Trân, Tuệ Như dịch
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gợi ý trả lời:
a. Xem tranh, nói 1 – 2 câu theo nội dung từng bức tranh:
- Tranh 1: Lớp của Mít biểu diễn kịch. Cả nhà háo hức tới xem Mít biểu diễn.
- Tranh 2: Mít đóng vai cái cây.
- Tranh 3: Bố mẹ đã sớm nhận ra Mít trong vai cái cây từ lâu. Hai người vẫn luôn dõi theo Mít trên sân khấu. Bố còn nói rằng vai diễn cái cây cũng rất quan trọng.
- Tranh 4: Khi vai diễn kết thúc, bố mẹ đã ôm Mít vào lòng và nói rằng “Bố mẹ rất tự hào vì con.”
b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh:
* Tranh 1: Lớp của Mít biểu diễn kịch. Cả nhà đến và háo hức chờ xem vai diễn của cậu. Khi vở kịch bắt đầu, các vai diễn chính phụ đều lần lượt xuất hiện. Thế nhưng bố mẹ vẫn chưa thấy Mít đâu.
* Tranh 2: Khi vở kịch đổi sang màn khác. Ngoài các nhân vật chính, còn có một cây cổ thụ đứng sát góc phải của sân khấu. Cái cây vươn tay cầm tấm bảng có chữ “rừng rậm”. Tuy chỉ là vai cảnh, nhưng cái cây rất nghiêm túc đứng im, làm tròn vai diễn của mình.
* Tranh 3:
Quan sát một lúc, bà Tám bỗng cất tiếng:
- Cái cây đó hình như là Mít đó.
Bố đã nhận ra Mít ngay từ khi Mít xuất hiện trên sân khấu. Mái tóc bồng bềnh của cậu con trai là điểm đặc biệt thu hút mọi người. Nghe bà Tám nói vậy, bố cười nói:
- Tôi cũng thích đóng vai cái cây. Không cần phải học lời thoại.
Bà Tám chậc lưỡi:
- Nhưng đó chỉ là vai cảnh thôi.
Giọng bố nghiêm túc:
- Thì sao chứ? Vai cảnh cũng quan trọng lắm.
* Tranh 4:
Khi vở kịch kết thúc, Mít chạy xuống, rốt rít khoe:
- Bố mẹ thấy con đóng có hay không? Cô giáo khen con đứng rất im.
Bố mẹ ôm Mít vào lòng thì thầm:
- Hay lắm! Bố mẹ rất tự hào về em!
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Lớp của Mít biểu diễn kịch. Cả nhà đến và háo hức chờ xem vai diễn của cậu. Khi vở kịch bắt đầu, các vai diễn chính phụ đều lần lượt xuất hiện. Thế nhưng bố mẹ vẫn chưa thấy Mít đâu.
Khi vở kịch đổi sang màn khác. Ngoài các nhân vật chính, còn có một cây cổ thụ đứng sát góc phải của sân khấu. Cái cây vươn tay cầm tấm bảng có chữ “rừng rậm”. Tuy chỉ là vai cảnh, nhưng cái cây rất nghiêm túc đứng im, làm tròn vai diễn của mình.
Quan sát một lúc, bà Tám bỗng cất tiếng:
- Cái cây đó hình như là Mít đó.
Bố đã nhận ra Mít ngay từ khi Mít xuất hiện trên sân khấu. Mái tóc bồng bềnh của cậu con trai là điểm đặc biệt thu hút mọi người. Nghe bà Tám nói vậy, bố cười nói:
- Tôi cũng thích đóng vai cái cây. Không cần phải học lời thoại.
Bà Tám chậc lưỡi:
- Nhưng đó chỉ là vai cảnh thôi.
Giọng bố nghiêm túc:
- Thì sao chứ? Vai cảnh cũng quan trọng lắm.
Khi vở kịch kết thúc, Mít chạy xuống, rốt rít khoe:
- Bố mẹ thấy con đóng có hay không? Cô giáo khen con đứng rất im.
Bố mẹ ôm Mít vào lòng thì thầm:
- Hay lắm! Bố mẹ rất tự hào về em!
Ôn tập 4
Câu 1
Mỗi từ dưới đây có trong bài đọc nào?
Gợi ý trả lời:
- trán dô, má phính: Út Tin
- nụ cười hiền hậu, giọng nói ấm áp: Bà tôi
- mắt đen lay láy, bụng phệ: Con lợn đất
- không có hình dáng, màu sắc: Cô gió
Câu 2
Đọc đoạn văn em yêu thích trong một bài đọc tìm được ở bài tập 1.
Gợi ý trả lời:
- Út Tin
Bên má em vẫn còn dính vụn tócchưa phủi kĩ. Hai má phúng phínhbỗng thành cái bánh sữa có rắc thêmmấy hạt mè. Tôi định bẹo má trêunhưng rồi lại đưa tay phủi tóc cho em.Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hairồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu!
- Bà tôi
Ngày nào cũng vậy, vừa tan trường, tôi đã thấy bà đứng đợi ở cổng. Trông bà thật giản dị trong bộ bà ba và chiếc nón lá quen thuộc. Bà nở nụ cười hiền hậu, nheo đôi mắt đã có vết chân chim âu yếm nhìn tôi. Rồi hai bà cháu cùng đi về trên con đường làng quen thuộc. Bóng bà cao gầy, bóng tối nhỏ bé, thấp thoáng trong bóng lá và bóng nắng.
- Con lợn đất
Con lợn dài chừng một gang tay, béo tròn trùng trục. Toànthân nó nhuộm đỏ. Hai tai màu xanh lá mạ. Hai mắt đen lay láy. Cái mõm nhô ra như đang dũi ở trong chuồng. Bốn chân quặplại dưới cái bụng phệ. Cái đuôi xinh xinh vắt chéo ngang hông.Phía trên lưng có một khe hở nhỏ dài bằng hai đốt ngón tay. Mẹâu yếm bảo: “Mẹ mua lợn về cho con nuôi đấy." Rồi mẹ cho lợnăn một tờ tiền mới lấy may. Mẹ cười và vui vẻ nói: “Nó tên là lợntiết kiệm. Con đừng để nó bị đói nhé!".
- Cô gió
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao. Hình dáng của cô là ở những việc có ích mà cô làm cho người khác. Dù không trông thấy cô, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: gió!
Câu 3
Trao đổi với bạn về đặc điểm em thích ở người hoặc vật có trong một bài đọc được nhắc đến ở bài tập 1.
Gợi ý trả lời:
- Mình thích nụ cười hiền hậu và giọng nói ấm áp của nhân vật người bà trong bài đọc Bà tôi. Bởi vì những đặc điểm này làm mình thấy nhớ đến bà của mình. Bà của mình cũng có nụ cười hiền hậu và giọng nói rất ấm áp.
- Mình thích đặc điểm không hình dáng, màu sắc nhưng lại hay giúp đỡ mọi người của gió trong bài Cô gió. Bởi vì đặc điểm này của cô gió khiến em nhớ đến những con người luôn âm thầm lao động, âm thầm cống hiến để đem lại cho cuộc đời nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.
- Mình thích cái trán dô, má phính của Út Tin trong truyện Út Tin. Bởi vì đặc điểm này giúp cho Út Tin trông càng đáng yêu hơn nữa.
- Mình thích đôi mắt đen láy và cái bụng phệ của chú lợn đất trong bài Con lợn đất. Vì mình thấy như thế thật đáng yêu.
Câu 4
Tìm 3 từ ngữ chỉ:
Gợi ý trả lời:
- Sự vật: đồng hồ, con mèo, cô giáo, học sinh, cây dừa, cây táo,...
- Hoạt động: tưới cây, nấu cơm, quét nhà, lau bảng, học bài, ...
- Đặc điểm: dịu dàng, hiền lành, vui tính, đen láy, ấm áp, hiền hậu,...
Câu 5
Đặt 1 - 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 4.
Gợi ý trả lời:
- Đồng hồ treo trên tường.
- Cô giáo đã đến lớp.
- Ông đang tưới cây.
- Bé Mai đang quét nhà.
- Mẹ rất dịu dàng.
- Bé Hoa có đôi mắt đen láy.
Câu 6
a. Xếp các câu sau vào 2 nhóm:
- Câu giới thiệu
- Câu chỉ hoạt động
b. Đặt 1 - 2 câu:
- Giới thiệu một người thân của em.
- Nói về hoạt động của một người thân
Gợi ý trả lời:
a. Xếp câu:
* Câu giới thiệu:
- Bố em là thủy thủ.
- Anh trai em là sinh viên.
* Câu chỉ hoạt động:
- Mẹ em đang làm bánh.
- Em bé đang chơi xếp hình.
b. Đặt câu:
* Giới thiệu về người thân của em:
- Mẹ em là giáo viên.
- Bố em là bác sĩ.
- Chị gái em là sinh viên.
* Nói về hoạt động của một người thân:
- Mẹ em đang soạn giáo án.
- Bố em đang xem bệnh án.
- Chị em đang làm tiểu luận.
Ôn tập 5
Câu 1
Đọc:
Điều ước
Chủ nhật nọ, Long đạp xe dạo chơi ở công viên gần nhà. Một bạn nhỏ cứ ngắm nhìn chiếc xe của Long với vẻ thích thú. Rồi bạn ấy đi đến gần Long, nói:
- Chào bạn. Mình tên là Thiện. Chiếc xe này của bạn à?
Long hãnh diện đáp:
- Ừ. Anh trai mình mới tặng nhân dịp sinh nhật.
Thiện nói chậm rãi:
- Ồ, ước gì...
Vừa nghe cậu bạn mới gặp nói “ước gì”, Long nghĩ: “Bạn ước có được một người anh như anh trai của mình chứ gì?". Nhưng vẻ tự tin của Long bỗng thay đổi khí Thiện nói hết câu:
- Ước gì mình có thể trở thành một người anh như thế!
Nói xong, Thiên đi nhanh về phía chiếc ghế đá sau lưng Long. Ở đó có một bé trai bị tật đang ngồi. Thiện trìu mến nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, nhất định anh sẽ mua tặng em một chiếc xe lăn thật tốt!
Theo Hạt giống tâm hồn
Câu 2
Dựa vào bài đọc, chọn tranh hoặc ý trả lời đúng:
a. Long đã gặp ai khi ở công viên?
b. Vì sao Long hãnh diện?
c. Qua bài đọc, em thấy Thiện là người như thế nào?
Gợi ý trả lời:
a. Long đã gặp Thiện khi ở công viên.
b. Long hãnh diện “Vì được anh trai tặng xe đạp đẹp”
c. Qua bài đọc, em thấy Thiện là người “Biết quan tâm đến em mình”
Câu 3
Đặt tên khác cho bài đọc.
Gợi ý trả lời:
Có thể đặt tên khác cho bài đọc như: Một người anh tốt, chiếc xe đạp mới, chuyện ở công viên, món quà cho em,...
Câu 4
Viết bưu thiếp gửi một người thân theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
- Bưu thiếp số 1:
Mẹ thân yêu,
Nhân ngày 8.3 – ngày Quốc tế phụ nữ, con chúc mẹ yêu của con luôn xinh đẹp, hạnh phúc và thành công. Con xin hứa sẽ ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ và học tập chăm chỉ. Bởi vì con luôn mong mẹ mỗi ngày đều mỉm cười xinh đẹp.
Con yêu mẹ!
Con gái của mẹ
Nguyễn Trang Anh
- Bưu thiếp số 2:
Bố thân yêu,
Nhân dịp sinh nhật bố, con chúc bố luôn mạnh khỏe, thành công và ngày càng phong độ ạ. Con xin hứa sẽ ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ và học tập chăm chỉ.
Con yêu bố!
Con trai của bố
Nguyễn Tùng Lâm
Câu 5
Trao đổi với bạn một truyện em thích theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
Mẫu 1:
- Tên truyện: Điều ước
- Tên tác giả: Theo Hạt giống tâm hồn
- Nhân vật em thích: Thiện
- Lí do em thích:
Em thích truyện này vì tấm lòng của Thiện dành cho người em tật nguyền của mình. Thiện là một người anh trai tốt xứng đáng là tấm gương sáng cho các bạn nhỏ noi theo.
Mẫu 2:
Truyện mà mình yêu thích đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Nhân vật mà mình yêu thích đó là Dế Mèn. Bởi vì Dế Mèn là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi. Bạn ấy thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình.
Từ khóa » Kể Chuyện Vai Diễn Của Mít Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo
-
Vai Diễn Của Mít | Kể Chuyện | Lớp 2 | Chân Trời Sáng Tạo - YouTube
-
Kể Chuyện: VAI DIỄN CỦA MÍT | Tuần 9 Tiếng Việt Lớp 2 - YouTube
-
Kể Chuyện Lớp 2 Tuần 9 | Vai Diễn Của Mít | Chân Trời Sáng Tạo
-
[Chân Trời Sáng Tạo] Xem -kể : Vai Diễn Của Mít | Tiếng Việt | Học Online
-
Ôn Tập 3 SGK Tiếng Việt 2 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo - Học Tốt
-
Lý Thuyết Kể Chuyện Theo Tranh Câu Chuyện Vai Diễn Của Mít Tiếng Việt 2
-
Kể Chuyện “Vai Diễn Của Mít” | Tiếng Việt 2 | Chân Trời Sáng Tạo
-
Ôn Tập 3 – Ôn Tập Giữa Học Kì 1 Trang 77 SGK Tiếng Việt 2 Chân Trời ...
-
Giải Tiếng Việt Lớp 2 Ôn Tập 3 Tập 1 Trang 77, 78
-
Tiếng Việt Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo Trang 77, 78: Ôn Tập 3
-
Kể Chuyện: VAI DIỄN CỦA MÍT | Tuần 9... - Tiểu Học Channel
-
Ôn Tập 3 Trang 77,78 Tiếng Việt Lớp 2 - Chân Trời Sáng Tạo