Soạn Tiếng Việt Lớp 3 Trang 42 Kết Nối Tri Thức Tập 1

Soạn bài Đi học vui sao giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 43, 44, 45.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Đi học vui sao - Tuần 5 của Bài 9 Chủ đề Cổng trường rộng mở theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Đi học vui sao Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Soạn bài phần Đọc: Đi học vui sao
    • Khởi động
    • Bài đọc
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Câu 4
    • Câu 5
  • Soạn bài phần Nói và nghe: Tới lớp, tới trường
    • Câu 1
    • Câu 2
  • Soạn bài phần Viết: Đi học vui sao
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
  • Soạn bài phần Vận dụng: Đi học vui sao

Soạn bài phần Đọc: Đi học vui sao

Khởi động

Em thường kể với người thân những chuyện gì về trường lớp của em?

Đi học vui sao

Gợi ý trả lời:

Khi nói chuyện với người thân của mình, em thường kể về các bạn ở lớp. Ngoài ra, em còn kể với bố mẹ về những hoạt động diễn ra tại trường.

Bài đọc

Đi học vui sao

Sáng nay em đi họcBình minh nắng xôn xaoTrong lành làn gió mátMơn man đôi má đào.

Lật từng trang sách mớiChao ôi là thơm thoNày đây là nương lúaDập dờn những cánh cò.

Bao nhiêu chuyện cổ tíchCũng có trong sách hayCô dạy múa, dạy hátLàm đồ chơi khéo tay.

Giờ ra chơi cùng bạnEm náo nức nô đùaKhi mệt lại túm tụmCùng vẽ tranh say sưa.

Tan học em ùa chạyĐồng quê lúa chín vàngNhịp chân theo nhịp hátLòng em vui xốn xang.

(Phạm Anh Xuân)

Từ ngữ:

- Má đào: má hồng

- Mơn man: lướt nhẹ trên bề mặt, tạo cảm giác dễ chịu

- (Vui) Xốn xang: một cảm xúc vui rạo rực trong lòng

Câu 1

Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ đi học trong buổi bình minh có nắng, gió

Câu 2

Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?

Gợi ý trả lời:

Những trang sách bạn nhỏ được học có: hương lúa, những cánh cò bay dập dờn, những câu chuyện cổ tích, cách làm đồ chơi,…

Câu 3

Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.

Đi học vui sao

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi là: náo nức nô đùa, túm tụm, vẽ tranh say sưa.

Câu 4

Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học.

Gợi ý trả lời:

Khi tan học, bạn nhỏ rất vui mừng, vội vàng chạy về nhà.

Câu 5

Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?

Gợi ý trả lời:

Em cũng có cảm xúc giống như bạn nhỏ. Mỗi giờ tan học, em chạy thật nhanh ra cổng trường để tìm mẹ và được mẹ đưa về nhà.

Soạn bài phần Nói và nghe: Tới lớp, tới trường

Câu 1

Kể về một ngày đi học của em.

  • Em đi đến trường cùng ai?
  • Thời tiết hôm đó thế nào?
  • Đường đến trường hôm đó có gì đặc biệt?
  • Ngày học hôm đó có gì đáng nhớ?

Gợi ý trả lời:

Sáng thứ hai tuần trước, bố đưa em đến trường. Hôm ấy, trời có gió nhẹ, thời tiết mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Suốt dọc đường đến trường, em đã được ngắm nhìn rất nhiều khung cảnh khác nhau. Những hàng cây xanh đung đưa trong gió, những chiếc xe vội vã chạy trên đường. Bố cùng em ôn lại bài hôm trước bằng cách hỏi và trả lời nhanh. Buổi học hôm ấy, em đã dành được điểm 10.

Câu 2

Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập.

Gợi ý trả lời:

Sau một tháng học tập, em cảm thấy mình đã lớn bổng lên so với năm lớp 2. Em được học rất nhiều những bài học bổ ích.

Soạn bài phần Viết: Đi học vui sao

Câu 1

Nhớ - viết:

Đi học vui sao

Sáng nay em đi họcBình minh nắng xôn xaoTrong lành làn gió mátMơn man đôi má đàoLật từng trang sách mớiChao ôi là thơm thoNày đây là nương lúaDập dờn những cánh còBao nhiêu chuyện cổ tíchCũng có trong sách hayCô dạy múa, dạy hátLàm đồ chơi khéo tay.

Câu 2

Quan sát tranh, tìm và viết từ ngữ chỉ sự vật theo yêu cầu a hoặc b.

a. Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

M: dòng suối

b. Từ ngữ chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã.

M: cối giã gạo

Đi học vui sao

Gợi ý trả lời:

a. Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x: dòng suối, nhà sàn, con sóc, xe máy, cái xô, cái xẻng.

b. Từ ngữ chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã: cối giã gạo, mũ, cái xẻng.

Câu 3

Tìm thêm từ ngữ có tiếng mở đầu bằng s, x (hoặc chứa tiếng có dấu hỏi, dấu ngã)

Gợi ý trả lời:

  • Từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng s, x: xúc xắc, xúc xích, xe đạp, quả xoài, ốc sên, quả sấu, củ sâm, sấm chớp,…
  • Từ chứa tiếng có dấu hỏi: quả bưởi, vỏ cam, chảo rán, hủ tiếu, tổ ong, bún chả, chim sẻ…
  • Từ chứa tiếng có dấu ngã: bã trầu, hà mã, tủ gỗ, chỗ ngồi,…

Soạn bài phần Vận dụng: Đi học vui sao

Viết 2 – 3 câu về điều em nhớ nhất trong buổi học hôm nay.

Gợi ý trả lời:

Hôm nay đi học ở trường em cảm thấy vui. Ở trường được học bao nhiêu điều hay, thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến. Em thật hạnh phúc khi được đi học và em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Từ khóa » Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Trang 43 44