Soạn Văn 6 Bài Sự Tích Hồ Gươm – Chân Trời Sáng Tạo
Có thể bạn quan tâm
Lắng nghe lịch sử nước mình từ thuở Hùng Vương bắt đầu dựng nước, có anh hùng Thánh Gióng dẹp giặc Ân cứu nước, đến vua Lê bảo vệ nước nhà nhờ sự giúp sức của Lạc Long Quân. Tiếp nối những truyện dân gian Việt Nam trong bộ Chân trời sáng tạo, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Sự tích Hồ Gươm”.
- I. Chuẩn bị đọc
- II. Trải nghiệm cùng văn bản
- III. Suy ngẫm và phản hồi
I. Chuẩn bị đọc
1. Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh nào?
Gợi ý: Học sinh tìm hiểu một số thông tin về Hồ Gươm (Hà Nội):
– Vị trí địa lí: Hồ Gươm còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.
– Lịch sử hình thành, tên gọi: Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
– Các di tích lịch sử gắn liền với Hồ Gươm: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Đền Bà Kiệu, Thủy Tạ, Đền thờ vua Lê.
– Giá trị văn hóa: Hồ Gươm đi vào thơ văn, hội họa, âm nhạc
II. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Dự đoán: Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
Gợi ý: HS đọc văn bản, chú ý 2 sự việc:
– Người đánh cá tên Lê Thận kéo được thanh gươm
– Chủ tướng Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa trong rừng.
Dự đoán: Long Quân không đưa trực tiếp thanh gươm cho nghĩa quân mà thử thách bằng cách chia đôi phần gươm báu, một phần cho một người ngư dân còn một phần nhận được là chủ tướng nghĩa quân, nhằm thử thách tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng hợp sức của quân dân.
2. Suy luận: Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” điều gì?
Gợi ý: Nhà vua hiểu được rằng, Long Quân đã giúp sức cho nghĩa quân đánh thắng giặc, mang lại hòa bình cho đất nước bằng cách cho mượn gươm thần. Nay đất nước bình yên sạch bóng giặc, cần trả lại thanh gươm cho Long Quân.
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Gợi ý:
– Gọi là gươm thần vì đó là gươm của thần “Đức Long Quân” cho mượn và có nhiều biểu hiện thần kì qua hàng loạt chi tiết khác thường, kì ảo.
– Đặc điểm nổi bật của truyện truyền thuyết là cốt truyện thường sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện sức mạnh, tài năng của nhân vật anh hùng lịch sử hay phép thuật của thần linh.
2. Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây?
Gợi ý:
Sự việc | Thời gian | Không gian |
Cho mượn gươm thần | Buổi đầu khởi nghĩa, khó khăn chồng chất | Vùng núi rừng Thanh Hóa xa xôi, hiểm trở |
Đòi lại gươm thần | Khi đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, đất nước trở lại hòa bình | Hồ Tả Vọng tại Thăng Long, sau đổi tên thành Hồ Gươm/ Hồ Hoàn Kiếm |
3. Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Gợi ý:
– Thông qua cách Long Quân cho mượn gươm, tác giả dân gian muốn thể hiện:
+ Trên thanh gươm ghi chữ “Thuận Thiên” nhằm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
+ Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng lại khi khớp với nhau vừa như in là muốn nhắc nhở về sức mạnh đoàn kết, sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
=> Thanh gươm này chính là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước
4. Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
Gợi ý: Học sinh trả lời câu hỏi theo hướng “Không đồng ý”
– Giải thích: Ngoài mục đích giải thích về địa danh Hồ Gươm, thì ý nghĩa của truyện chính là thể hiện sức mạnh đoàn kết đồng lòng đánh thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
5. Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:
– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi
Gợi ý: Minh công, Bệ hạ
– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể
Gợi ý:
+ “Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tủy” (Sự căm giận).
+ “Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.” (Sự phấn khởi).\
6. Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
Gợi ý: Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:
– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa…).
– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm…).
– Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân).
– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.
Xem thêm các nội dung của bài học “Lắng nghe lịch sử nước mình”:
1. Văn bản Thánh Gióng (Truyện dân gian Việt Nam)
2. Văn bản Sự tích Hồ Gươm (Truyện dân gian Việt Nam)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương)
4. Thực hành tiếng Việt bài 1
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Bánh chưng bánh giầy (Truyện dân gian Việt Nam)
6. Viết: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
7. Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất
8. Ôn tập bài 1
3.5/5 (2 bình chọn)Từ khóa » Chúng Coi Dân Ta Như Cỏ Rác
-
Văn 6 - Văn Bản Sự Tích Hồ Gươm - HOCMAI Forum
-
Đề 2 " Vào Thời ấy , Giặc Minh đặt ách đô Hộ ở Nước Nam. Chúng Coi ...
-
Vào Thời ấy, Giặc Minh đặt ách đô Hộ ở Nước Nam. Chúng Coi Dân Ta ...
-
Vào Thời Giặc Minh đặt ách đô Hộ ở Nước Nam, Chúng Coi ... - Hoc24
-
Kể Tóm Tắt Truyện Sự Tích Hồ Gươm.. Vào Thời Giặc Minh đặt ách đô ...
-
Tìm Trạng Ngữ Trong đoạn Văn Sau Và Lí Giải Tác Dụng Của Chúng
-
Vào Thời Giặc Minh đặt ách đô Hộ ở Nước Nam, Chúng Coi Dân ... - Olm
-
Vào Thời Giặc Minh đặt ách đô Hộ ở Nước Nam, Chúng Coi Dân Ta ...
-
[Chân Trời Sáng Tạo] Soạn Văn 6 Bài Sự Tích Hồ Gươm (Truyện Dân ...
-
Sự Tích Hồ Gươm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm - Chân Trời Sáng Tạo 6 Ngữ Văn Lớp 6 ...
-
Bài 4: Sự Tích Hồ Gươm - Bài Giảng Ngữ Văn 6