Soạn Văn 7 VNEN Bài 9: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Soạn văn 7 VNEN Bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
A. Hoạt động khởi động
(Trang 58 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì:
Nguyệt thị cố hương mình
(Trăng là ánh sáng của quê nhà)
Trả lời
Nội dung cảm xúc: ngắm trăng sáng nhớ về gia đình, quê hương mình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
2. Tìm hiểu văn bản:
(Trang 59 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a. Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
(Trang 59 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b. Em hãy đọc hai câu thơ đầu và cho biết:
(1) Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?
(2) Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?
(Trang 59 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c. Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:
• Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương ?
• So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
(Trang 59 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).d. Có người cho rằng trong bài Tình dạ tứ, hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần thúy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này?
Trả lời
a. Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt theo hình thức cổ thể, câu có 5 hoặc 7 chữ, Là thể thơ không có sự hạn định chặt chẽ về số tiếng, số câu, về quan hệ bằng -trắc, về gieo vần và đối ngẫu
b.Cảm xúc bao trùm: Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, đồng thời thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của một người sống xa quê.
b. Hai câu đầu:
• Cảnh đêm được miêu tả bằng hình ảnh của ánh trăng chan hoà mà thi nhân liên tưởng tới sương phủ đầy mặt đất.
• Cảnh đêm trăng gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết trong khoảng khắc đêm vắng khi tác giả sống xa quê.
c. Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, trước đó ở quê nhà ánh trăng là hình ảnh quen thuộc và gắn bó với ông. Chính vì thế mà trong những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà.
Tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:
Cử đầu / vọng / minh nguyệt
Đê đầu / tư / cố hương
(Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng
Cúi đầu / nhớ / cố hương)
Xem xét hai câu thơ có thể nhận ra phép đối về mặt cấu trúc ngữ pháp, về mặt từ loại : cử-đê (động từ), vọng-tư (động từ), minh nguyệt-cố hương (danh từ).
=> Tác dụng của phép đối vừa diễn tả cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng nhà thơ.
d.
• Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: Vì trăng sáng nên nhà thơ không ngủ được, không ngủ được nên tác giả càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn vì vậy nỗi thao thức, trăn trở, nỗi nhớ nhà, quê hương da diết hơn=> Như vậy, trong bài thơ này, tình và cảnh gắn bó. Tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.
3. Tìm hiểu về từ đồng nghĩa
(Trang 59 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch, dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, nhìn
Trả lời
- Từ đồng nghĩa với rọi là chiếu.
- Từ đồng nghĩa với nhìn là trông
(Trang 60 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b. Từ nhìn trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là "đưa mắt về một hướng nào đó để thấy". Ngoài nghĩa đó, từ trông còn có những nghĩa sau:
• Để mắt tới, quan tâm tới
• Xem xét để thấy vào biết được
Tìm các tương đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ nhìn.
Trả lời
- Để mắt tới, quan tâm tới: trông coi, chăm nom, chăm sóc,
- Xem xét để thấy vào biết được: Trông mong, trông chờ, mong ngóng, ngóng trông, ...
(Trang 60 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c. So sánh nghĩa của từ "quả'' và từ ''trái'' trong hai ví dụ sau:
(1) Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
(2) Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
Trả lời
Hai từ quả, trái đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế được cho nhau trong văn cảnh mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.
(Trang 60 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).d. Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau:
(1) Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
(2) Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
Trả lời
- Nghĩa của bỏ mạng và hi sinh: đều là nói về cái chết của con người.
- Khác nhau ở chỗ :
+ Bỏ mạng thường là cái chết vô ích mang sắc thái khinh bỉ.
+ Hi sinh là cái chết cao cả có ích được người đời ghi nhớ và biết ơn.
Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.
(Trang 60 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).e. Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ dồng nghĩa không hoàn toàn. Qua hai ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Trả lời
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau,được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc,thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
4. Cách lập ý của bài văn biểu cảm
(Trang 60 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Đọc nội dung trong bảng sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Hãy cho biết các đoạn trích sau, tác giả đã sử dụng cách biểu cảm nào. Mỗi cách biểu cảm có tác dụng gì?
a. Đoạn 1:
Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.
Nhưng, nứa, tre, sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình.
Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
b. Đoạn 2:
Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ với chiếckèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: "ó... ò... o"! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm...
Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)
c. Đoạn 3:
Cô vừa đi vừa hỏi tôi:
- Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?
Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:
- Đừng quên cô nhé!
Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao mà uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.
Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!
( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
d. Đoạn 4:
U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hoà lẫn với bóng tối, vẽ lên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen như nhuộm màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.
(Theo Tô Hoài, Cỏ dại)
Trả lời
Cách biểu cảm | Tác dụng | |
---|---|---|
Đoạn 1 | liên hệ hiện tại với tương lai | Khẳng định sự gắn bó mãi mãi và sức sống bất diệt của cây tre với cuộc sống của người Việt Nam. Dù trong bối cảnh xã hội hóa nhưng cây tre vẫn luôn là biểu tượng cho tinh thần và phẩm chất của người Việt Nam. |
Đoạn 2 | hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại | Thể hiện sự say mê với trò chơi gà đất trong niềm hoài nhớ da diết, lắng sâu. Trong dòng hồi nhớ ấy, những hình ảnh của trò chơi tuổi thơ hiện lên với một vẻ đẹp kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung, nhuốm màu sắc triết lí sâu xa của một tâm hồn đã từng trải. |
Đoạn 3 | tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước | Thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn cô giáo cũ. |
Đoạn 4 | quan sát, suy ngẫm | Tác giả đã thể hiện tình cảm sâu nặng của mình với người mẹ. Hình ảnh "u tôi" hiện ra càng rõ nét bao nhiêu, nhận xét càng chân thực, sắc sảo bao nhiêu thì tình thương yêu càng sâu sắc bấy nhiêu. |
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 62 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lí Bạch với quê hương
Trả lời
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai ai cũng đều một lần được sinh ra và rồi cũng đi vào thế giới vĩnh hằng mãi mãi. Thế những trước khi chia xa với hồng trần đầy gian truần này, con người đều lưu luyến cúi đầu hướng mình trở về cố hương. Là một người con xa quê đã lâu, phiêu bạt nơi đất khách quê người, Lí Bạch cũng luôn đau đáu một nỗi nhớ khắc khoải về quê nhà. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương da diết. Cảnh sinh tình, ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu vấn vương bao hoài niệm, làm sống dậy bao buâng khuâng trong lòng nhà thơ. Đó là một nỗi nhớ nhẹ nhàng, miên man nhưng day dứt, âu lo chỉ biết tâm sự với ánh trăng mà thôi.
2. Em hãy trao đổi với bạn để thực hiện các yêu cầu sau:
(Trang 62 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a. Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.
(Trang 62 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b. Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
(1) nuôi dưỡng / phụng dưỡng
• Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.
• Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.
(2) đối xử / đối đãi
• Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
• Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.
(3) trọng đại, to lớn
• Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.
• Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.
Trả lời
a. Nhận xét:
- Từ “quả” và “trái” có thể thay thế vị trí cho nhau mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.
- Từ “bỏ mạng” và “hi sinh” không thể hoán đổi vị trí cho nhau bởi nó sẽ làm mất đi ý nghĩa của câu.
Như vậy ta thấy được không phải từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau.
b.
- Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già.
- Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành
- Nó đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân tộc.
- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.
(Trang 63 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).3. Em hãy chọn một đề bài sau để tập lập dàn ý cho bài văn biểu cảm :
a) Cảm xúc về vườn nhà.
b) Cảm xúc về con vật nuôi.
c) Cản xúc về người thân.
d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Trả lời
Gợi ý:
a) Cảm xúc về vườn nhà.
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả :Thời gian (buổi sáng), không gian (trời trong xanh
- đẹp), địa điểm (vườn nhà em). Khu vườn nhà em trồng những loại cây gì?
b. Thân bài:
- Tả bao quát : những nét chung, đặc sắc của toàn cảnh: khu vườn tươi mát, rực rỡ bởi màu sắc và rộn rã bởi âm thanh tiếng chim.
+ Màu sắc: xanh của cây, xanh của bầu trời, đỏ, vàng của hoa,...
+ Không gian vườn: rộng, hẹp, to, nhỏ.
+ Các loài cây, hoa trong vườn.
+ Bầu trời trong xanh, sương vẫn đọng trên lá.
+ Chim hót ríu rít.
- Cảm nghĩ của em khi đứng trước kku vườn:
+ Rất thích cùng bố sáng sáng ra thăm vườn, tận hưởng không khí thơm tho mát lành, được nhìn ngắm vẻ đẹp của từng loài cây ăn trái.
+ Vẻ đẹp của vườn: Hoa nhãn nở rộ quyến rũ bướm ong. Hoa xoài rụng xuống tóc xuống vai .Hoa bưởi thơm ngát. Chôm chôm chín đỏ mùa hè, bưởi vàng rộm mùa thu. Cuối năm,sầu riêng trổ bông, tháng tư tháng năm sầu riêng chín, mùi thơm đặc biệt bay xa
+ Khu vườn đem lại nguồn lợi không nhỏ cho gia đình em.
c.Kết bài: Cảm nghĩ chung của em
+ Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh. Thiên nhiên miền nam hào phóng ban tặng cho con người nhiều hoa thơm quả ngọt. Mỗi lần dạo bước trong khu vườn sum sê cây trái tâm hồn em lâng lâng một niềm vui.
+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn, bảo vệ cảnh.
+ Giá trị kinh tế của khu vườn đối với gia đình em…
b) Cảm xúc về con vật nuôi.
a. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu về con vật nuôi.
b.Thân bài
- Nguồn gốc của con vật nuôi đó? Tại sao em lại có được con vật ấy?
- Tả khái quát con vật nuôi đó:
+ Bao nhiêu tuổi?
+ Lông màu gì?
+ Hình dáng to hay nhỏ?
+ Tên của nó là gì?
- Kể lại những kỷ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
- Hằng ngày em chăm sóc con vật nuối ấy như thế nào? (tắm rửa, cho ăn, vui đùa).
- Vai trò của con vật nuối: (Canh giữ nhà, bắt chuột,…)
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng, thích bắt chuột,s ...
- Cảm xúc của em khi gần con vật nuôi đó (vui vẻ, hạnh phúc,…).
c. Kết bài
Nêu cảm xúc của em về con vật.
c) Cản xúc về người thân.
1. Mở bài: Giới thiệu người mẹ mà em yêu quý nhất.
2. Thân bài
a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ:
- Ngoại hình: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt, dáng người,…
- Tính cách của mẹ.
- Công việc mẹ làm.
b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh: cởi mở, quan tâm mọi người,…
• Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...
• Với bà con họ hàng, làng xóm ...
c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.
d.Mẹ là người quan trọng với em vì:
- Mẹ luôn yêu thương em vô bờ bến.
- Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em vượt qua mọi khó khăn.
- Mẹ là tấm gương cho em noi theo và học hỏi.
3. Kết bài:
• Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ
• Liên hệ bản thân ... lời hứa.
d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Màn đêm đang dần buông xuống, bóng tối đã bao trùm tất cả,mọi vật đang chìm trong giấc ngủ ,tĩnh lặng và bình yên chợt những hoài niệm tuổi thơ ùa về. Trong cuộc đời của mỗi con người có những kỷ niệm sẽ bị xóa nhòa theo năm tháng,có những kỷ niệm khắc ghi trong tim mà không thể nào quên được. Con người khi sinh ra ai ai cũng đều được sống sống để mà theo đuổi những ước mơ,hoài bão của mình, sinh ra lớn lên và trưởng thành cùng năm tháng ấy là những khoảng thời gian tươi đẹp với tuổi học trò vô tư, hồn nhiên. Với tôi tuổi thơ gắn với những ký ức học trò dưới mái trường trung học cơ sở Nguyễn Du là một kỷ niệm đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Trái đất vẫn không ngừng chuyển động,cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như thường ngày, thời gian cũng trôi qua một cách nhanh chóng không chờ đợi ai và cái tuổi thơ dấu yêu giờ đây đã là quá khứ. Mưa…!Mưa… rơi từng hạt, mưa mang cái lạnh giá đến và mang một nỗi khắc khoải, chống chếnh khiến cho tâm hồn con người không thoát khỏi sự cô đơn. Hướng ánh mắt xa xăm nhìn vào một khoảng không gian vô định,ta nhìn lại năm tháng theo dòng hồi tưởng...
Và thu đến mang những xúc cảm tháng 9…
Cái nắng chói chang của mùa hè đã qua đi nhường cho cái tiết trời trong xanh dịu êm của mùa thu đến. Mùa thu mùa của lá vàng rơi, hoa sưa nở phảng phất đâu đây những cơn gió nhè nhẹ mà khiến tâm hồn bình yên, thanh thản. Có lẽ mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm bởi nó không có những cái nắng gay gắt của mùa hè,không có cái lạnh giá của mùa đông mà thay vào đó dường như đất trời đang hòa mình cùng với cuộc sống con người, với buổi tựu trường đầu tiên dưới mái trường Nguyễn Du.
Ngước lên nhìn dòng chữ:”trường trung học cơ sở Nguyễn Du” mà sao thời gian trôi qua thật nhanh, mới hôm nào ngày đầu tiên đi học được mẹ dắt tay đến trường, được cô dạy từng nét chữ vần thơ mà giờ đây đã chỉ là một ký ức-một ký ức thân quen. Bước vào cánh cổng trường giây phút ấy tôi còn nhớ rõ rệt.Trước sự bỡ ngỡ, ngạc nhiên tôi ngước nhìn ngôi trường mình, một màu vàng đặc trưng của kiến trúc giống như các ngôi trường khác, ngôi nhà hai tầng sừng sững cùng với dãy hành lang dài nối theo nhau tạo thành một chữ “U” to lớn. Những cây lim,cây xà cừ tôi không biết chúng lớn lên từ khi nào nhưng những tán lá của nó như một màng bảo vệ che chở cho ngôi trường tạo nên một khu rừng đầy màu sắc chan hòa ánh nắng và tiếng chim hót líu lo. Tiếng trống tựu trường vang lên đánh dấu một năm học mới bắt đầu,một không gian mới, ngôi trường mới,với bao thầy cô bạn bè hứa hẹn nhiều niềm vui trong tương lai. Vào thời khắc ấy những khao khát, ước mơ đang nhen nhói trong tim tôi với niềm tin mãnh liệt. Dường như mọi vật đang tràn đầy sức sống đang hòa cùng với những màu áo trắng tinh khôi.
Với bất cứ ai trải qua thời cắp sách đến trường thì mái trường xưa với những kỷ niệm thân thương cùng thầy cô,bạn bè luôn là một góc ký ức mà thời gian không thể xóa nhòa giờ đây tuổi học trò đang dần hiện ra trước mắt. Bốn năm học dưới mái trường Nguyễn Du với tôi thì có lẽ đây là khoảng thời gian mang nhiều cảm xúc nhất.
Lại một mùa hè nữa đến cái nắng gay gắt đang nhảy múa và đổ dài xuống sân trường ,những tán phượng đỏ rực các con đường góc phố báo hiệu một mùa thi đã đến,một năm học đã kết thúc.Nhưng biết bao những kỷ niệm, biết bao buổi học, bài giảng đã qua đi tôi lại cảm thấy hối tiếc. Âm vang đâu đây, tôi nghe thấy câu thơ:
… “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Ôi! Mái trường thân yêu nơi gửi gắm bao kỷ niệm tuổi thơ, những bài học vẫn còn đó, những lời giảng của cô vẫn còn âm vang đâu đây cùng với nghĩa tình thầy cô, bạn bè. Nhớ…Nhớ lắm những buổi học đầu óc vu vơ nhìn ra cửa sổ,nhớ những lời cô giảng bài,nhớ những hàng lim tỏa bóng mát,nhớ những tán lá bàng xanh tươi mùa hè,nhớ con đường đi học ,nhớ sân trường xưa, nhớ lớp học, nhớ tiếng ve kêu, nhớ những đứa bạn thân,… và nhớ tất cả nỗi nhớ dường như đã hằng sâu trong tim mà da diết,khôn nguôi. Làm sao quên đi được những khoảng thời gian ấy giá như thời gian có thể quay trở lại tôi sẽ trân trọng những điều đáng quý ấy. Quá khứ xin được cất vào trong ký ức của những buồn vui giận hờn.
“ Xin gửi lại đây những dòng cảm xúc
Để nỗi nhớ còn mãi mãi trong tim.”
Có một mùa phượng đỏ đã qua,có một mùa áo trắng đã đi xa nhưng dưới mái trường Nguyễn Du thân yêu vẫn còn đọng lại trong tâm hồn tôi những kỷ niệm êm đềm và đáng quý cùng với thầy cô-những người lái đò thầm lặng. “Thầy cô”-hai tiếng thiêng liêng mà tha thiết đó là những người cha người mẹ thứ hai đã chắp cánh ước mơ chúng em thành hiện thực. Từng lời giảng của thầy cô đã thấm đượm vào trái tim em với lòng nhiệt huyết yêu nghề, đã dạy cho em biết bao điều hay, lẽ phải và bài học làm người. Biết bao mùa thi đã đi qua,biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành để thực hiện giấc mơ tất cả đều nhờ công ơn thầy cô
Cũng như đóa hoa sen thơm ngát tỏa hương cho đời lời cô vẫn còn đó với những bài giảng hôm nao:
…” Lời cô làn gió mát,mang ước mơ bay xa
Lời cô là tia nắng,cho cuộc đời nở hoa
Lời cô dòng suối mát,mang nước trôi hiền hòa
Lời cô mang tiếng hát,mang tình mẹ bao la.”
Giờ đây em xin gửi đến các thầy cô những lời tri ân lời cảm ơn chân thành nhất.Có được những ngày tháng hôm nay tất cả đều nhờ công ơn thầy cô chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy người cô đáng kính mà suốt cuộc đời này chúng em sẽ không bao giờ quên.
“ Có một nghề bụi phấn dính đầy tay
Người ta gọi đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng hoa trên đất
Mà trồng cho đời muôn đóa hoa thơm.”
Dù mai sau có lớn lên, trưởng thành thì trong tâm trí em thầy cô luôn là những người cha người mẹ chắp cánh những ước mơ em bay xa và dạy chúng em nên người những điều đó em sẽ không bao giờ quên.
Dưới mái trường nguyễn Du tôi đã yêu nơi đây yêu lớp học, yêu thầy cô, bạn bè. Đó là một thời học trò có nắng có mưa có vui có buồn,đó là một thời để nhớ để luôn khắc trong tim với những kỷ niệm hồn nhiên trong trẻo.Dẫu có ở phương trời xa xôi, dẫu những kỷ niệm giờ đây đã là quá khứ nhưng trong tâm hồn tôi trường trung học cơ sở Nguyễn Du mãi mãi là một niềm ký ức ngọt ngào đọng lại trong tim tôi ngày xưa ngày nay và mãi mãi để khi nhớ về rạng rỡ nụ cười trên môi.
D. Hoạt động vận dụng
1. Hãy vẽ tranh minh họa cho bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh theo tưởng tượng của em hoặc nêu ý tưởng cho bức tranh.
(Trang 63 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau.
a. Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
b. Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
c. Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
d. Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.
e. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Trả lời
Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho các từ in đậm như sau:
• Món quà anh gửi, tôi đã gửi tận tay chị ấy rồi.
• Bố tôi tiễn khách ra đến cổng rồi mới trở về.
• Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã than.
• Anh đừng làm như thế người ta trách cho đấy.
• Cụ ốm nặng đã mất/qua đời hôm qua rồi
(Trang 63 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).3. Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng.
a. Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
b. Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.
c. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
d. Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
Trả lời
Cách dùng từ trong các câu trên chưa chính xác, ta có thể thay thế bằng các từ đồng nghĩa sau:
• Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng thụ
• Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ đùm bọc/che chở cho người khác.
• Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
• Phòng tranh có trưng bày/triển lãm nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
(Trang 63 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Sưu tầm một số đoạn văn, đoạn thơ sử dụng từ đồng nghĩa.
Trả lời
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Qua đèo ngang)
- Cháu ở cùng bà bào bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
(Bếp lửa)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Soạn văn 7 VNEN Bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm
- Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam
- Soạn văn 7 VNEN Bài 6: Qua đèo ngang
- Soạn văn 7 VNEN Bài 7: Bánh trôi nước
- Soạn văn 7 VNEN Bài 8: Bạn đến chơi nhà
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Soạn Vnen
-
Soạn Văn 7 VNEN Bài 9: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Tech12h
-
Soạn Văn 7 VNEN Bài 9: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Khoa Học
-
Soạn VNEN Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Giản Lược Nhất
-
Giáo án Vnen Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh
-
Soạn Văn 7 VNEN Bài 9: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh ... - Go Spring
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Vnen | Rất-tố
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Soạn Vnen | Thích-ngủ.vn
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh ( Chương Trình Trường Học ...
-
Soạn Văn 7 Vnen Bài 9 Cảm Nghĩ Trong Đêm Thanh Tĩnh Lớp 7 ...
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh VNEN
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tịnh Lớp 7
-
Ai Soạn Giúp Mk Bài " Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh" Của Lí Bạch ...
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Soạn Vnen | Hà
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh