Soạn Văn 8 Ngắn Nhất Bài: Câu Trần Thuật

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 46 sgk ngữ văn 8 tập 2

Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:

a, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b, Mã Lương nhìn thấy cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:

- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

(Cây bút thần)

Bài tập 2: Trang 47 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trog phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.

Bài tập 3: Trang 47 sgk ngữ văn 8 tập 2

Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.

a, Anh tắt thuốc lá đi!

b, Anh có thể tắt thuốc lá được không?

c, Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

Bài tập 4: Trang 47 sgk ngữ văn 8 tập 2

Những câu sau đây có phải câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?

a, Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

(Thạch Sanh)

b, Tuy thế, nó vấn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cũng đi nhận giải".

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Bài tập 5: Trang 47 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

Bài tập 6: Trang 47 sgk ngữ văn 8 tập 2

Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học.

Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật

II. Soạn bài siêu ngắn: Câu trần thuật

Bài tập 1:

  • Đoạn a: Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
  • Đoạn b: Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.

Bài tập 2: Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa là câu nghi vấn vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ để hỏi: biết làm thế nào?

  • Câu thứ hai trog phần dịch thơ là câu trần thuật, kết thúc câu bằng dấu chấm.
  • Nhận xét: trong câu nghi vấn thể hiện rõ hơn sự bối rối, hộp hộp của nhà thơ; trong câu trần thuật chỉ thể hiện được sự xúc động của nhà thơ trước cảnh trăng đẹp, mất đi sự bối rối, hồi hộp.
  • Ý nghĩa: cả hai câu đều diễn tả nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

Bài tập 3:

  • Câu a: câu cầu khiến
  • Câu b: câu nghi vấn
  • Câu c: câu trần thuật
  • Sử dụng: cầu khiến.
  • Sự khác biệt: chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Bài tập 4: Các câu được dẫn ở trên đều là câu trần thuật.

Các câu này dùng để:

  • Câu a: cầu khiến.
  • Câu b: phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

Bài tập 5: Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

o Hứa hẹn: Con xin hứa lần sau con không thế nữa.

o Xin lỗi: Con xin lỗi mẹ.

o Cảm ơn: Con cảm ơn mẹ.

o Chúc mừng: Chúc cậu ngày mùng 8/3 vui vẻ.

o Cam đoan: Tôi cam đoan về chất lượng sản phẩm của tôi.

Bài tập 6: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học.

- Ôi! Cậu đến lớp sớm thế?

- Ừm, hôm nay mình không bị tắc đường nên đến sớm mọi ngày một chút.

- Cậu có chiếc balo đẹp quá! Cậu mua ở đâu vậy?

- Mình mua ở một cửa hàng gần nhà. Không đắt lắm đâu, cậu thích nó à?

- Ừ, mình thấy rất thích nó. Chiều nay cậu rảnh thì đưa mình đi mua nhé!

- Ừ, vậy chiều nay tan học mình với cậu đi mua nhé!

Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định.

Bài tham khảo

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian. Mấy chú chim không biết đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Mùa xuân thật tuyệt vời!

=> Câu phủ định: Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian.

=> Câu cảm thán: Mùa xuân thật tuyệt vời!, Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt!

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật

Bố tôi năm nay đã ngoài 40. Mái tóc bố đã điểm những sợi trắng. Làn da rám nắng vì những ngày làm việc nặng nhọc ngoài công trường. Đôi tay bố gầy guộc và nhiều vết chai sạn. Bố luôn động viên tôi cố gắng học hành để sau này có được một công việc tốt, đỡ vất vả hơn. Tôi thương bố và luôn tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố được vui lòng.

=> Câu trần thuật trong đoạn văn trên có chức năng miêu tả, bộc lộ cảm xúc

III. Soạn bài ngắn nhất: Câu trần thuật

Bài tập 1:

(a) - Cả 3 => câu trần thuật.

- Câu 1 => để kể.

- Câu 2 và 3 => biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.

(b) - Câu 1 => Câu trần thuật dùng để kể.

- Câu 2 => câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm.

- Câu 3 và 4 => câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động.

Bài tập 2:

- Câu 2 (dịch nghĩa) => câu nghi vấn.

- Câu 2( dịch thơ) => câu trần thuật.

Nhận xét:

- Câu 2 (dịch nghĩa) thể hiện rõ hơn sự bối rối, hộp hộp của nhà thơ.

- Câu 2( dịch thơ) chỉ thể hiện được sự xúc động của nhà thơ.

=> Cả 2 câu đều diễn tả nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

Bài tập 3:

(a) câu cầu khiến

(b) câu nghi vấn

(c) câu trần thuật

  • Sử dụng: cầu khiến.
  • Sự khác biệt: 2 câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu (chỉ khác nhau về sắc thái)

Bài tập 4:

Các câu trên đều là câu trần thuật.

(a) => cầu khiến.

(b) phần trước dấu hai chấm => kể, phần sau dấu hai chấm => cầu khiến.

Bài tập 5: Đặt câu

- Con xin hứa lần sau con không thế nữa. (Hứa hẹn)

- Con xin lỗi mẹ. (Xin lỗi)

- Con cảm ơn mẹ. (Cảm ơn)

- Chúc cậu ngày mùng 8/3 vui vẻ. (Chúc mừng)

- Tôi cam đoan về chất lượng sản phẩm của tôi. (Cam đoan)

Bài tập 6: Viết một đoạn đối thoại

Bài tham khảo

- Ôi! Cậu đến lớp sớm thế?

- Ừm, hôm nay mình không bị tắc đường nên đến sớm mọi ngày một chút.

- Cậu có chiếc balo đẹp quá! Cậu mua ở đâu vậy?

- Mình mua ở một cửa hàng gần nhà. Không đắt lắm đâu, cậu thích nó à?

- Ừ, mình thấy rất thích nó. Chiều nay cậu rảnh thì đưa mình đi mua nhé!

- Ừ, vậy chiều nay tan học mình với cậu đi mua nhé!

Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định.

Bài tham khảo

Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Chao ôi! Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả thoang thoảng khắp không gian. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi cũng chẳng quên được. Tôi yêu quê tôi!

=> Câu phủ định: Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi cũng chẳng quên được.

=> Câu cảm thán: Chao ôi!

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật

Bài tham khảo

Bố tôi năm nay đã ngoài 40. Mái tóc bố đã điểm những sợi trắng. Làn da rám nắng vì những ngày làm việc nặng nhọc ngoài công trường. Đôi tay bố gầy guộc và nhiều vết chai sạn. Bố luôn động viên tôi cố gắng học hành để sau này có được một công việc tốt, đỡ vất vả hơn. Tôi thương bố và luôn tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố được vui lòng.

=> Câu trần thuật trong đoạn văn trên có chức năng miêu tả, bộc lộ cảm xúc

IV. Soạn bài cực ngắn: Câu trần thuật

Bài tập 1:

a) Cả 3 đều câu trần thuật.

(1) Để kể

(2), (3) biểu lộ cảm xúc (tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắc)

b) (1) dùng để kể (câu trần thuật), (2) biểu lộ cảm xúc, tình cảm (câu cảm thán ) (3) (4) biểu thị tình cảm và hành động (câu trần thuật)

Bài tập 2: (2) - (dịch nghĩa) => câu nghi vấn, / (2) - ( dịch thơ) => câu trần thuật.

Nhận xét: Câu 2 ở phần dịch nghĩa thể hiện rõ hơn sự bối rối, hộp hộp của nhà thơ. Còn ở dịch thơ chỉ thể hiện được sự xúc động của nhà thơ.

=> Cả 2 đều diễn tả nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

Bài tập 3: (a) câu cầu khiến / (b) câu nghi vấn / (c) câu trần thuật

  • Sử dụng: cầu khiến.
  • Sự khác biệt: khác nhau về sắc thái

Bài tập 4: Các câu trên đều là câu trần thuật.

(c) cầu khiến.

(d) trước dấu hai chấm để kể, sau dấu hai chấm cầu khiến.

Bài tập 5: Đặt câu

1) (Hứa hẹn) => Con xin hứa lần sau con không thế nữa.

2) (Xin lỗi) => Con xin lỗi mẹ.

3) (Cảm ơn) => Con cảm ơn mẹ.

4) (Chúc mừng) = >Chúc cậu ngày mùng 8/3 vui vẻ.

5) (Cam đoan) => Tôi cam đoan về chất lượng sản phẩm của tôi.

Bài tập 6: Viết một đoạn đối thoại

Bài tham khảo

- Ôi! Cậu đến lớp sớm thế?

- Ừm, hôm nay mình không bị tắc đường nên đến sớm mọi ngày một chút.

- Cậu có chiếc balo đẹp quá! Cậu mua ở đâu vậy?

- Mình mua ở một cửa hàng gần nhà. Không đắt lắm đâu, cậu thích nó à?

- Ừ, mình thấy rất thích nó. Chiều nay cậu rảnh thì đưa mình đi mua nhé!

- Ừ, vậy chiều nay tan học mình với cậu đi mua nhé!

Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định.

Bài tham khảo

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian. Mấy chú chim không biết đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Mùa xuân thật tuyệt vời!

Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian. (Phủ định)

Mùa xuân thật tuyệt vời!, Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! (Cảm thán)

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật

Bài tham khảo

Bố tôi năm nay đã ngoài 40. Mái tóc bố đã điểm những sợi trắng. Làn da rám nắng vì những ngày làm việc nặng nhọc ngoài công trường. Đôi tay bố gầy guộc và nhiều vết chai sạn. Bố luôn động viên tôi cố gắng học hành để sau này có được một công việc tốt, đỡ vất vả hơn. Tôi thương bố và luôn tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố được vui lòng.

=> Câu trần thuật trong đoạn văn trên có chức năng miêu tả, bộc lộ cảm xúc

Từ khóa » Soạn Môn Văn Lớp 8 Bài Câu Trần Thuật